Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2017 lúc 9:55

 - Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

    + Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

    + Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

    + Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

    + Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

    → Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

  - Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

    + Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    + Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

    + Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

    + Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

  - Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    → Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

14huy
Xem chi tiết
phạm bảo thiên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 11:20

Chọn B.

Biz Tryo
Xem chi tiết
BRVR UHCAKIP
1 tháng 4 2022 lúc 21:40

REFER

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lợi, thông qua hình tượng trung tâm: ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Biz Tryo
1 tháng 4 2022 lúc 21:41

gấp gấp mai mk cần rồi ( vui lòng không chép mạng )

 

laala solami
1 tháng 4 2022 lúc 21:41

Tham Khảo

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lợi, thông qua hình tượng trung tâm: ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Vân Trương
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2023 lúc 21:32

Gợi ý cho em đoạn văn của chị: 

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh. Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ 

_mingnguyet.hoc24_ 

Haibara Ai
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Khánh Duy
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 3 2021 lúc 21:42

Tham khảo:

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.

Phạm Khánh Hà
9 tháng 3 2021 lúc 21:41

Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thơ Vũ Đình Liên đi kèm với hình ảnh của những đóa "hoa đào nở", đây là một hình ảnh quen thuộc với những con người của những thế kỉ trước, nó ăn sâu vào tiềm thức của con người, là những gì tự nhiên, thân thuộc nhất. Hoa đào xuất hiện báo hiệu thời khắc chuyển giao của năm mới, và chính lúc đó, ông đồ xuất hiện cùng với giấy đỏ, bút lông và nghiên mực bên phố giữa dòng người tấp nập mua sắm. Ông xuất hiện như một quy luật theo vòng xoay của thời gian, là một nét rất riêng của dân tộc Việt mỗi khi Tết đến xuân về. "Mỗi năm - lại" - đó là cái quy luật đều đặn với sự xuất hiện của người thầy đồ già trên con phố, nó như một cái gì đó thật thân thương, an lành nhất mỗi thời khắc giao mùa thiêng liêng. Sự xuất hiện của ông là một điều gì đó hiển nhiên, quen thuộc quá, trầm lặng giữa phố phường xô bồ ấy vậy mà chẳng mất đi sự thu hút với mọi người:

"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen ngợi tài"

Vũ Đình Liên đã vẽ lên một bức tranh sinh động với hình ảnh người thầy đồ là trung tâm và xung quanh là biết bao người đang đứng ngắm nhìn từng dòng chữ trên giấy đỏ, Những con chữ bay bổng với bao điều tốt lành có lẽ là hình ảnh đẹp nhất trong kí ức mùa xuân ngày xưa. Ai cũng muốn có được một đôi câu đối đỏ mà treo trong nhà ngày tết, để mà hãnh diện tự hào, còn để thêm may thêm mắn. Người ta tranh nhau xin cái chữ, cái đẹp từ người thầy đồ già ấy. Đó là điều khiến cho người thầy đồ cảm thấy được sự quan trọng, ý nghĩa của cuộc đời mình. Từng lời khen tấm tắc, từng câu "ngợi khen tài" khiến cho ông đồ già càng thêm ấm lòng, càng thêm động lực để từng con chữ bay bổng hơn "như rồng múa phượng bay". Mỗi người đến với ông đồ để xin chữ đều là những con người trọng chữ nghĩa, yêu mến cái tài hoa của ông. Có thể nói, thời kì này, ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý. Để làm được điều đó, ông đồ phải là một con người tài hoa với những nét chữ xuất sắc và Vũ Đình Liên đã dùng hai câu thơ để chứng minh cho cái tài hoa của người thầy đồ ấy:

"Hoa tay thảo những nét
Như rồng múa phượng bay"