. Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc phát huy các giá trị gi sản của ông cha ta
. Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc phát huy các giá trị gi sản của ông cha ta
Giúp mình với mình sắp thi rồi 😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️
* Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị trong đời sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về công dụng của văn chương trong đời sống.
* Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị trong đời sống.
- Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về công dụng của văn chương trong đời sống.
Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:
Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:
Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.
hãy viết dàn ý về nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ về việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng việt.
Tham khảo:
1. Mở bài
- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.
- Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
- Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.
+ Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.3. Kết bài
- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.
- Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.
Câu 10: Thế hệ cha ông đi trước đã đánh đổi biết bao xương máu để gành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Em có suy nghĩ gì về trách nghiệm của thế hệ trẻ ngày nay?
chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống của thế hệ cha ông
Chúng ta Phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống của thế hệ ông cha
Thế hệ cha ông đi trước đã đổ biết bao xương máu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc là học sinh em có suy nghĩ gì về trách nghiệm của thế hệ trẻ ngày nay?
Thế hệ cha ông đi trước đã đổ biết bao xương máu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, là học sinh em có suy nghĩ gì về trách nghiệm của thế hệ trẻ ngày nay?
→ Có thể thấy trải qua biết bao nhiêu giai đoạn lịch sử thăng trầm, thì ngày nay lá cờ đỏ sao vàng của đất nước Việt Nam thân yêu đã được tung bay trong ngọn gió của hòa bình độc lập, nhưng đó chính là nhờ vào sự hi sinh bằng máu, bằng xương của lớp lớp người anh hùng thời trước. Vì thế chúng ta, đặc biệt là các thế hệ trẻ ngày nay phải có lòng biết ơn, cảm tạ những bậc anh hùng ấy, đồng thời phải có trách nhiệm góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vẻ vang. Đối với riêng các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay thì cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm ấy, phải cố gắng phấn đấu, học tập thật tốt, tích cực trau dồi, đúc kết những tri thức, kinh nghiệm, để mai sau chung tay góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, gầy dựng nên một tương lai cho đất nước tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Học tốt nhé.
Thế hệ trẻ ngày nay phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy truyền thống ông cha.
Là một học sinh, em có trách nhiệm phải học tập thật tốt,nghe lời thầy cô giáo và cha mẹ để mai sau tiến bước cha ông kiến thiết đất nước đặc biệt là bảo vệ bình yên,toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.Không chỉ vậy chúng em còn cần phải kính trọng,biết ơn,tưởng nhớ những thế hệ đi trước đã hi sinh xương máu cho độc lập dân tộc.
Viết một đoạn văn : Từ văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " em hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong thời đại mới
KO CHÉP MẠNG NHA! Tks ^^
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước.
Thế hệ trẻ hay tuổi trẻ là tập thể những con người đang trong độ tuổi thanh niên, độ tuổi đẹp nhất ở giai đoạn khỏe mạnh, nhiệt huyết nhất đời người, là hiện tại và là tương lai của đất nước.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những mất mát đau thương của bom lửa, chiến tranh…Đất nước Việt Nam chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ sự đánh đổi xương máu của nhiều thế hệ người VN đi trước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, hay chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn,…trong những cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Họ là những con người của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc, với một khát vọng giải phóng và duy trì sự tồn tại của đất nước. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu nhất đó là Nguyễn Ái Quốc. Với đức tình cần cù, ham học hỏi, Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc ta, khiến người đời phải thán phục.
Chiến tranh đã lùi xa, và hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kì hội nhập kinh tế mới, một thời kì toàn cầu hóa để phát triển cùng các nước láng giềng. Để đưa đất nước “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã nói, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi là phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ và xây dựng đất nước giàu, đẹp và mạnh.
Tương lai đất nước là con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm mà trong đó tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi lẽ, tuổi trẻ với sự trẻ trung, cởi mở, nhiệt huyết, không chịu khuất phục trước khó khăn, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng, họ có sự sáng tạo năng động sẽ làm nên những điều phi thường, dù là trong lĩnh vực kinh tế, nghệ thuật, thể thao…góp phần bộc lộ tiềm năng phát triển của đất nước.
Vậy để làm được những điều đó, tuổi trẻ chúng ta phải làm như thế nào? Chìa khóa duy nhất để giải quyết câu hỏi đó, chính là học tập. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, con người không ngừng nâng cao trình độ kinh tế, văn hóa, trau dồi tri thức, tìm tòi học hỏi để trui rèn, mài giũa tài năng, học thức rồi biến chúng thành những hành động, kĩ năng tốt nhằm phục vụ cho Tổ quốc.
Trước hết, tuổi trẻ phải có ý thức rõ ràng trách nhiệm, vai trò và nghĩa vụ của mình đối với tương lai đất nước. Mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn đang được sống trong hòa bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính minh trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục với những những thành tựu, đóng góp to lớn…
Thực tế cũng đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước. Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước. Ngày xưa, như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước. Ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa,…
Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Nếu không học, chúng ta sẽ không thể phát triển. Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản, cả nâng cao để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, và không chỉ riêng học lí thuyết mà còn phải đi đôi với hành động, thực hành và trải nghiệm để trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những học sinh, sinh viên không biết tôn trọng tuổi trẻ, sống hời hợt, vô trách nhiệm. Họ đam mê những thị yếu tầm thường, như là rượu chè, cờ bạc, nặng hơn nữa, họ lười lao động, sống bằng những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức như trộm cắp, lừa đảo…
Vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần trang bị sự quyết tâm, sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, tình nguyện tham gia các công tác xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi người cần ra sức tố cáo, phê phán những hành vi thờ ơ, vô tránh nhiệm với tương lai của đất nước và phấn đấu đưa đất nước VN ta giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác.
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.
Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.
Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.
Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.
Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.
Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?” Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?
Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói).
Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.
Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.
Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Em suy nghĩ gì về bổn phận, trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và vai trò của con cháu trong gia đình ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không ? Em có thể tham gia như thế nào ?
Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà đau ốm, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.