Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2017 lúc 17:29

- Điệp từ: "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").

- Điệp ngữ cách quãng:

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

- Điệp ngữ đầu – cuối (vòng tròn): phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới:

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

- Tác dụng:

    ●    Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.

    ●    Gợi lên sự xa cách của không gian.

    ●    Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Vũ Nam Phong
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
17 tháng 11 2021 lúc 16:23

Tham khảo

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

 

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.

Nguyễn Hà Giang
17 tháng 11 2021 lúc 16:24

Tham khảo!

 

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.

Không Văn Tên
Xem chi tiết
huong luu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
17 tháng 8 2021 lúc 20:56

Tham khảo:

- Điệp ngữ: Buồn trông

- Tác dụng:  Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.



 

Khánh Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2018 lúc 3:38

- Sử dụng nhiều câu thơ với các hình ảnh so sánh, ẩn dụ liên tiếp để nhấn mạnh tấm lòng son sắc thủy chung của chàng trai- cô gái

   + Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông

- Sử dụng câu thơ có cấu trúc chung, từ ngữ, hình ảnh được lặp lại nhiều lần, khẳng định sự bền lòng, tình cảm bền chặt và quyết tâm đoàn tụ của hai người

   + Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông

   + Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già

→ Tình cảm của hai người dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên.

qlamm
Xem chi tiết
ng.nkat ank
30 tháng 11 2021 lúc 8:14

Tham khảo :

1. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

2.Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

3.Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

4.Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

5.Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? 

6.Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

7.Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.

Minh Anh
30 tháng 11 2021 lúc 8:15

1. đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 

Hạnh Nguyễn Thị
30 tháng 11 2021 lúc 8:16

1. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

2.Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

3.Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

4.Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

5.Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? 

6.Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

7.Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.

8. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

9. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

10. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

11. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn

10 câu chẵn lắm cho 11 câu cho lẻ!!

 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 21:31

Tham khảo!

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây để xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không1 Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

a) - Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ - tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.