Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
LeAnhTuanPro
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
1 tháng 12 2021 lúc 9:02

 

Tham khảo:

Em không tán thành ý kiến đó . Bởi vì làm như vậy là sai mất niềm tin vào chính mình. Chúng ta nên tham gia vào các hoạt động và phải nghe ý kiến của người ta , đánh giá , nhận xét là đúng hay sai rồi mình mới tán thành .Không theo ý kiến số đông.

Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. 

+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. 

+ Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan. 

Pé Sun
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 20:26

Câu tục ngữ '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn'' dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 20:25

Ý nghĩa của sống giản dị: là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ

 

Hồng Ni
Xem chi tiết
MI NA MAI
18 tháng 10 2023 lúc 19:52

Em đồng ý với ý kiến trên về việc thành công là một cuộc hành trình, chứ không phải chỉ là một điểm đến. Điểm đến (hoàn thành một mục tiêu, đạt được một thành tích) chỉ là một phần của cuộc hành trình chứ không phải là điểm dừng. Sau khi đạt được mục tiêu, chúng ta phải tiếp tục hành trình để cải tiến, phát triển và đạt được những mục tiêu khác. Trong cuộc sống, không có điểm dừng hoàn hảo. Những người thành công là những người có khả năng thích nghi, học hỏi, phát triển, và không ngừng cải tiến bản thân để đạt được những mục tiêu lớn hơn. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc đạt được điểm đến, chúng ta sẽ khó có thể tiếp tục hành trình và đối mặt với các thách thức mới. Bài học mà em rút ra cho bản thân từ ý kiến trên là cần phải tập trung vào quá trình hành trình của bản thân, học hỏi và cải tiến bản thân, thay vì chỉ tập trung vào kết quả. Chúng ta cần phải thành thạo quá trình học tập, phát triển kỹ năng, quản lý thời gian và đưa ra những quyết định tốt để có thể hoàn thành được những nhiệm vụ trong cuộc hành trình của mình. Cũng như chúng ta cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu, chúng ta cũng cần phải luôn tìm kiếm những cơ hội để phát triển bản thân và không ngừng chiến đấu cho mục tiêu của mình.

Vũ Nam Phương
Xem chi tiết
Vũ Nam Phương
19 tháng 9 2021 lúc 18:32

bài bắt nạt

Khách vãng lai đã xóa
haidang
Xem chi tiết
Lý Gia Hân
Xem chi tiết

-Đi một ngày đànghọc một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người.

- Do cấu trúc cơ thể, nên cua bò ngang chứ không tiến thẳng như con vật khác. Còn có câu: Ngang như cành bứa. Nghĩa bóng: Rất ngang bướng, nói năng, cư xử khác lẽ thường, khăng khăng không chịu nghe theo người khác.

-Câu thành ngữ ý nói một nghề mà giỏi thì thành đạt, một nghề mà chắc chắn thì sống, đừng có hời hợt, nghề gì cũng biết nhưng không chuyên một nghề gì thì sẽ đổ vỡ không thành.

-được voi đòi tiên” chính là nói đã có những con tò he hình thú vật mà vẫn ham cầu cái hơn nữa, là tò he hình tiên.

-Há miệng chờ sung” để ám chỉ những kẻ lười biếng, những kẻ này dường như cũng không chịu khó lao động nhưng chính họ lại vẫn muốn có cuộc sống đầy đủ và thích hưởng thụ cái sẵn có

một nắng hai sương là “sự chịu đựng gian khổ từ sáng sớm đến chiều tối”. Và, một nắng hai sương là làm lụng vất vả, nắng nôi suốt một ngày trời! 

Lá lành đùm lá rách  - Nghĩa đen: Khi gói bánh hay gói đồ ăn, nếu chiếc lá bị rách người ta sẽ bọc thêm nhiều lớp lá khác bên ngoài.

- Nghĩa bóng: “Lá lành” là những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” là những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả.

=> Câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

TICK MK NHA!

Khánh Linh
Xem chi tiết
#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
Xem chi tiết
Tham khảo nka - Chúc bn hx tốtTừ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!
 
Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.
 
Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.
 
Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích. 
Thảo Chi ~
13 tháng 3 2019 lúc 13:04

BTK :Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng phạm vi không gian học tập đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam xưa là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh ẩn dụ để diễn tả cụ thể, gần gũi dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, đó là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích cho cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi, dân gian đã có những câu nội dung tương tự như câu tục ngữ trên:
Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng;
Làm trai đi đó đi đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học. Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước; tránh điều dở, điều xấu có hạl đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, chuyện đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học, tiến bộ của nhân loại nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có trí thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người. Đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn được lưu giữ trong hành trang của tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

khoa trịnh
Xem chi tiết