Trong 4 chính sách của vua A-cơ-ba, chính sách nào là quan trọng nhất?
: Vì sao chính sách “đồng hoá” là chính sách thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc?
giúp tớ với nhé, tớ cảm ơn
Bằng việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở đất nước ta. Chúng bắt nhân dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán, bắt nhân dân ta học chữ Hán,... Âm mưu của chúng vô cùng thâm hiểm, xóa bỏ nền văn hóa của tổ tiên người Việt, xóa bỏ tên nước ta trên bản đồ thế giới. Nước ta trở thành một quận của Trung Quốc. Nguy cơ mất nước, mất dân tộc của người Việt
=> chúng đồng hóa dân tộc ta. Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ là chính sách thâm độc nhất.
Phát biểu nào sau đây là sai về chính sách của nhà nước trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Người vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm.
B. Trộm cướp sẽ bị xử lí.
C. Khuyến khích tập thể dục.
D. Khuyến khích buôn lậu.
Nêu chính sách cai trị của triều đại phong kiến trung quốc đối với nhân dân ta trong thời kỳ bắc thuộc?như chính sách hành chính, chính sách bóc lột, chính sách văn hóa, chính sách tham độc nhất
-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta
chào các bn giúp mình nhá
1. thế nào là chính sách ngụ binh ư nông ? chính sách này có ưu điểm gì ?
2. nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ 2 năm 1075 -1076
-Chính sách ngụ binh ư nông là : gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định", là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê Sơ.
Ưu điểm của chính sách là : Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
2.
a) Nguyên nhân thắng lợi
-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.
-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...
b) Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Câu 1 : Nêu chính sách về kinh tế của thực dân pháp ở nước ta ?
Câu 2: Nêu chính sách về văn hóa , giáo dục thực dân pháp đối với nước ta ? Theo e mục đích của chính sách đó có phải khai hóa văn minh cho người dân VN hay không ?
Bạn nào biết thì giúp mình với , mình xin cảm ơn .
1. Nêu các chính sách đối nội, đội ngoại của các vua thời Tần - Hán và tác động của chính sách đó đối với xã hội phong kiến trung Quốc
2. Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm nh̃ nć nào?
3. Xã hội phong kiến ở phương Tây đc h̀ thành trg hoàn cảnh nào?
4. Sự phát triển kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có gì đáng chú ý?
1.Chính sách đối nội của các vua thời nhà Tần:
Chia ruộng đất thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị. Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.Chính sách đối nội của các vua thời nhà Hán:
Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân2.Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 nước. Đó là: Việt Nam, Lào, Cam –pu-chia, Thái Lan, Mi – an-ma, Ma- lai- xi – a, Xin – ga –po, In – đô- nê- xi- a, Phi – lip –pin, Brunay và Đông Ti –mo.
3.Ở phương Tây, thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hoà, đế chế, thực chất đều là quân chủ ; thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.
~Nhớ tick nhé~
Câu 2: Phong trào Tây Sơn có những đóng góp lớn nào cho lịch sử nước ta nủa sau thế kỉ XVIII ? Theo em, đóng góp nào là quan trọng nhất? Vì sao ?
Câu 3: Hoàn thành bảng thống kê về tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX dưới tời Nguyễn.
Lĩnh vực | Nội dung chính sách |
Hành chính | |
Pháp luật | |
Quân đội | |
Đối ngoại |
Câu 4: Qua những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về kinh tế, chính trị, ngoại giao, hãy nêu nhận xét của em về những chính sách đó.
Câu 5: Hãy lựa chọn một thành tựu văn hóa dân tộc ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX mà em ấn tượng nhaatsvaf viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu đó.
Câu 2:
* Những đóng góp của phong trào Tây Sơn
-Lật đổ tập đoàn PK Nguyễn, Trịnh, Lê.
-Thống nhất đất nước.
-Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm,Thanh.
- Xây dựng một vương triều mới tiến bộ.
* Theo mình, đóng góp quan trọng nhất là xd một vương triều mới tiến bộ vì nó giúp cải thiện đời sống của nhân dân,phát triển đất nước.
Trong văn bản có nêu: “Yêu cầu quan trọng nhất khi viết về đề tài này là người viết phải cung cấp thông tin liên quan đến sự vật, sự việc một cách chính xác, có độ tin cậy cao…”. Em hiểu “đề tài này” là đề tài nào? Vì sao đề tài ấy phải đáp ứng được yêu cầu đã nêu?
- Đề tài: truyện lịch sử.
- Vì bắt buộc phải dựa vào sự thật, không được sai lệch.
nêu chính sách quốc phòng ngoại giao của vua quang trung khi xây dựng đất nước?
Quang Trung tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh. Chiến thuyền có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
Về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là "quốc vương", nghĩa là vua của một nước độc lập.