viết một đoạn văn 4-5 câu chủ đề là :"em là công dân việt nam"
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn, chủ đề: " tôi là công dân Việt Nam "
Viết 1 đoạn văn 10 đến 15 dòng bày tỏ suy nghĩ của em khi là công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
“Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.” Từ câu chủ đề trên hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu. Trong đoạn văn sử dụng một câu ghép. (gạch chân câu ghép)
gợi ý:
- 5 nội dung:
+ nền văn hiến lâu đời
+ lãnh thổ riêng
+ phong tục tập quán riêng
+ chủ quyền
+ lịch sử
- so sánh với Nam quốc sơn hà thì Nước Đại Việt ta đầy đủ hơn…
giải giúp em với ạ (lưu ý: KHÔNG THAM KHẢO TRÊN MẠNG VÌ BÀI NÀY EM PHẢI NỘP GẤP CHO CÔ Ạ) em cảm ơn nhiều.
Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Thật vậy, nó đã được thể hiện qua 5 phương diện. Trong đoạn trích nó đã khẳng định rõ vấn đề trên thông qua nhiều dẫn chứng về chủ quyền, lãnh thổ, chân lí về nền độc lập dân tộc. Nước ta có một nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được vì đó là quốc hồn của dân tộc.Ôi! Đây chính là một nét đẹp văn hóa tồn tại tại từ bao đời nay. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng, độc lập dân tộc. Không những vậy, lãnh thổ nước ta cũng được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước. Được phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền có những phong tục khác nhau, mỗi phong tục mang nét đẹp riêng của nó. Đây là minh chứng rõ nhất để thấy nước ta là đất nước độc lập, có chủ quyền. Và hơn hết, trong văn bản nước Đại Việt ta, tác giả đã liệt kê một số các triều đại nước ta và dùng từ "để" để so sánh các triều đại nước ta cũng ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.Và nước ta cũng vậy, mỗi thời gian lịch sử đều xuất hiện các anh hùng hào kiệt khắp nơi. Bằng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử thì tác giả khẳng định về sự độc lập dân tộc, nếu ai mà xâm lược nước Đại Việt ta thì sẽ nhận một cái kết thảm hại nhờ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân. Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh chân lí, chính nghĩa, là lẽ phải không thể chối cãi. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này đã có rất nhiều sự tiến bộ hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam Quốc Sơn Hà. Trong văn bản Nam Quốc Sơn Hà mới chỉ khẳng định ranh giới và nền độc lập của dân tộc còn trong văn bản "Nước Đại Việt ta" đã tiếp tục phát huy về ranh giới, nền độc lập và phát triển thêm nền văn hiến, hào kiệt, phong tục tập quán và lịch sử nghìn năm. Qua đó, chúng ta thấy được rằng "Nước Đại Việt ta'' là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước ta và chủ quyền riêng không ai xâm phạm.
Cho câu chủ đề sau đây:
''Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn"
Em hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch (8-10 câu), trong đoạn văn có sử dụng câu cảm
thán và gạch chân.
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về sự nghèo khổ của Lão Hạc có chứa câu chủ đề ở đầu đoạn là " Lão Hạc trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là một nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng "
Em tham khảo:
Lão Hạc trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là một nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến
Câu 1.(2,0đ): Từ câu chủ đề “Ân nghĩa thủy chung là lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam”, em hãy viết tiếp để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh (Từ 8 - 10 câu).
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu về chủ đề: Việt Nam, niềm tự hào của em
Cho câu chủ đề: “Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Dựa vào văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng rõ câu chủ đề trên. Đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ và câu bị động (gạch chân, chỉ rõ).
Khi bàn về tinh thần yêu nước của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Vậy thế nào là lòng yêu nước? Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng dành cho quê hương, đất nước. Trong thời chiến, tinh thần ấy đã được nhân dân ta sử dụng như một thứ vũ khí để nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. Trong thời bình, những tưởng tinh thần yêu nước sẽ bị vùi lấp bởi bụi thời gian, nhưng không. Nó vẫn được phát huy một cách cao độ. Đặc biệt là trước đại dịch coivd 19 hiện nay, nhờ có yêu nước, nhờ cùng chung một nhịp đập mà dân ta đã đoàn kết, đồng lòng, đồng sức xây dựng nên bức tường thành kiên cố để ngăn cản bước tiến của quân thù. Thật vậy, tinh thần yêu nước chính là "của quý" của dân tộc ta. Hơn hết, nó chính là sức mạnh vĩ đại để đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Chưa dừng lại ở đó, yêu nước còn là động lực quý báu giúp ta tiến vững chắc lên phía trước. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng phát huy và rèn luyện tinh thần cao quý ấy, đừng để nó bị cuốn đi theo chiều gió Trong tác phẩm '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' Bác có khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn là thứ quý báu nhất, là điều đáng tự hào nhất của dân tộc và còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ông cha ta luôn có câu '' Quê là mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người ''. Nhân dân ta luôn lấy đó làm cách sống của mình để sống thật tốt, thật đẹp. Câu ca dao trên muốn truyền đến mọi người rằng: '' Đừng tìm ở đâu xa nước để yêu vì nước đang cần yêu đã ở gần ngay chúng ta rồi ''. Hãy yêu nước, yêu bằng chính tâm hồn, yêu như chính người mẹ đẻ, yêu như đó chính là bản thân mình. Ngày xưa, nước ta luôn bị giặc ngoại xâm có mưu kế muốn xâm chiếm nhưng những tư tưởng xấu xa ấy đã được toàn dân ta dập tắt bằng lòng yêu nước cháy bỏng trong chính bản thân mình. Chúng ta có thể sẵn sàng hi sinh, ra chiến trường như một dũng sĩ để đánh bại những kẻ có mưu đồ cướp nước và bán nước. Thật oai linh, thật hùng vĩ ! .
Cho câu chủ đề: “Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.
Dựa vào văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng rõ câu chủ đề trên. Đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ và câu bị động (gạch chân, chỉ rõ).