Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 1 2018 lúc 9:00

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 11 2018 lúc 16:55

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !

Tôi rất cảm phục cậu bé . Dù tật nguyền vẫn quyết tâm vươn lên, không để ai coi thường mình. Tôi nghĩ các bạn cũng đều có chung với tôi một ý nghĩa tốt đẹp về Nen – li

nguyen thị thuy nga
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
25 tháng 11 2017 lúc 17:06

                                                                     sơn tây ngày   ,tháng    ,năm

chị hồng thân mến

từ ngày car nhà em chuyển ra sơn tây ở   em nhớ  chị lắm.hôm nay được nghỉ em viết thư cho chị ngay

bạn tự viết phần thăm hỏi nhé

Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa, phẩm chất này được thể hiện qua một số câu tục ngữ như: “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mỗi người cần phải có lòng tự trọng để tự làm đẹp cho nhân cách của mình. Và câu chuyện em kể dưới đây là một ví dụ tiêu biểu thể hiện tinh thần tự trọng.

Lòng tự trọng được thể hiện qua rất nhiều hành động cụ thể như không làm ăn buôn bán gian lận, không ăn hối lộ đút lót hay đơn giản như các bạn học sinh không quay cóp trong giờ kiểm tra. Bác của em là một cán bộ ở huyện, chức của bác cũng khá cao và được nhiều kính nể tuy vậy nhưng bác vẫn rất sống một cuộc sống rất bình dị, quan tâm đến mọi người chứ không bao giờ tỏ thái độ hách dịch hay tự cao trước bất cứ ai. Chính vì vậy bác luôn được mọi người ở cả cơ quan và xóm làng kính trọng. Đặc biệt ở bác luôn có sự thanh liêm của một vị quan như ông cha ta thường nói, bác không bao giờ nhận bất cứ của ai cái gì mỗi khi giúp họ làm một số việc từ những món quà lớn nhu tiền hay những thứ quý giá đến những thứ nhỏ nhất như quà bánh.

Nhà bác và nhà em ở gần nhau nên em hay sang nhà bác chơi vì chị con nhà bác cũng chạc tuổi em. Em vừa đến chơi một lúc thì có một bác gái và một chị đến, họ đến nhờ bác xin cho chị ấy vào làm ở huyện hay ở xã gì đó kèm theo một giỏ hoa quả và một cái phong bì trong đó không biết có bao nhiêu tiền. Sau khi nghe hai mẹ con bác gái trình bày vấn đề của mình và đẩy giỏ hoa quả trong đó có một cái phong bì về phía bác nhưng bác đã trả lời luôn, bác bảo bác không hứa là sẽ chắc chắn giúp được chị ấy nhưng bác sẽ cố gắng hết sức và bảo bác gái cầm số tiền đấy về để lo cho việc khác, bác còn bảo không chỉ vì họ có anh em với gia đình đằng nhà vợ bác nên mới nhận lời giúp như vậy mà đối với ai bác cũng sẽ như vậy chỉ cần họ có năng lực thật sự và có thể đảm nhiệm được công việc. Hai mẹ con bác kia rối rít cảm ơn bác và nhất quyết đòi bác nhận giỏ hoa quả, bác vui vẻ đồng ý và bảo bác gái – vợ bác đi gọt hoa quả để mọi người cùng ăn.

Khi hai người họ về rồi bác còn dặn bác gái là khi bác không có nhà thì cũng không được nhận bất cứ cái gì vì mình không chắc chắn là có giúp được họ không để đỡ áy náy về sau. Khi về em còn được bác cho một túi hoa quả mang về nhà, em kể chuyện cho bố mẹ nghe, bố mẹ rất vui và hài lòng vì có một người bác như bác, bố mẹ em bảo những người cán bộ ai mà cũng được như bác thì nhân dân được nhờ và không bao giờ có tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ nữa.

Sự thanh liêm trong công việc của bác là một biểu hiện của lòng tự trọng mà nhiều người cần phải học hỏi, và đây chính là một phẩm chất quý báu mà chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy

 thôi thư đã dài em xin dừng bút ở đây hôm nào đó em sẽ ra hà nội chơi với chị

                                                                                        hàng xóm cũ của chị

                                                                                                 linh

                                                                                          nguyễn khánh linh

hue
Xem chi tiết
Lưu Trịnh Gia Hân
17 tháng 7 2021 lúc 16:50

chào bạn

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quốc Đại
5 tháng 1 lúc 16:06

undefined

nguyễn ngọc bảo trân
Xem chi tiết
Cấn Minh Vy
25 tháng 10 2020 lúc 20:24

Tôi và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền quỹ lớp. An vốn dĩ nhà nghèo nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong người. Nên An đã quyết định vay tiền của tôi để nộp cho cô giáo. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên tôi ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn tôi và hứa ba ngày nữa sẽ trả lại tiền.Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả tôi , nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tân sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả tôi 100 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Tôi nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.Sự thanh liêm trong công việc của An là một biểu hiện của lòng tự trọng mà nhiều người cần phải học hỏi, và đây chính là một phẩm chất quý báu mà chúng ta cần phải phát huy.

Khách vãng lai đã xóa
Chử Nhật Lam
28 tháng 10 2020 lúc 20:13
Lòng tự trọng của đứa trẻ

Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, bầu trời cao trong xanh. Trên đường đi học về tôi bắt gặp một cậu bé ăn xin thân hình gầy guộc bên vệ đường. Tôi tiến lại hỏi:

– Cậu có vẻ đói lắm phải không?
Cậu bé trả lời:
Ừ mình đang rất đói. Từ qua đến giờ mình không có gì cho vào bụng.
Nhìn cậu bé gương mặt hốc hác, thân hình ốm yêu xanh xao tôi thấy thật tội nghiệp. Tôi bảo:
– Tớ có nửa cái bánh mì trong cặp nè. Cậu ăn tạm vậy nhé.

Nói rồi tôi mở cặp lấy cho cậu nửa chiếc bánh. Cậu cảm ơn rối rit và ăn ngấu nghiến. Tôi dẫn cậu về nhà và mời cậu cốc nước. Cậu đồng ý tới nhà uống nước. Uống nước xong cậu rời đi luôn.Trong lúc gia đình tôi đang ăn trưa thì bỗng có tiếng gõ ngoài cửa lớn. Bố bảo tôi ra mở cửa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé nghèo lúc sáng. Cậu nói:
– Mình nhặt được bọc tiền lớn ở gần cửa hàng tạp hóa, mình muốn đến đồn công an trả lại nhưng xa quá, giúp mình với. Tôi nghe vậy liền bảo bạn chờ chút và vào gọi bố. Bố đưa chũng tôi đến đồn công an để giúp trả tiền. Thật may là tới nơi lại gặp người mất tiền đến bao công an tìm giúp. Đó là một đôi thanh niên xăm trổ đầy mình, vẻ mặt hầm hố. Họ thấy chúng tôi mang tiền đến liền chạy lại. Người đàn ông nói:
– A đây rồi, đúng tiền của chúng tôi. Cảm ơn cháu.Người phụ nữ bên cạnh liền ôm lấy tiền không một lời cảm ơn. Rồi cô ấy rút ra trong ví tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu bé nghèo:
– Ê nhóc, cô cho nhóc đấy.Bạn ăn xin nghèo lắc đầu không nhận. Cô lại tiếp tục nói:
– Chẳng phải trên đời ai làm việc tốt cũng mong được hậu tạ hay sao. Nhóc cầm lấy đi. Không phải ngại.Ban nhỏ liền lắc đầu nói:
– Không phải ai làm việc tốt cũng mong được báo đáp đâu cô ạ. Cô nhầm rồi. Cháu nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng của riêng mình.Nói rồi cậu bé chào tạm biệt tôi và bố rồi lặng lẽ rời đi. Mọi người xung quanh nhìn theo cậu bé, suy nghĩ. Tôi cũng nhìn theo cậu với một ảnh mắt đầy ngưỡng mộ. Tôi nhớ đến câu tục ngữ bố dạy mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Khách vãng lai đã xóa
Thiên Yết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Anh
11 tháng 11 2018 lúc 19:28

6.

  Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã tuổi sáu mươi, còn người con gái thì mới chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.

Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:

- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:

- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.

- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!

- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.

Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.


 

Nguyễn Thị Hồng Anh
11 tháng 11 2018 lúc 19:16

1. 

….., ngày …. tháng… năm….

Lan thân mến!

Lâu rồi mình và bạn không gặp nhau. Mình viết thư này để hỏi thăm sức khoẻ và kể cho Lan nghe về một ước mơ của mình.

Lan ơi! Dạo này gia đình bạn và bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn ra sao? Gia đình mình vẫn khoẻ. Kết quả học tập của mình vẫn tốt. Ước mơ của mình là trở thành bác sỹ. Mình muốn là bác sỹ vì năm ngoái, mình bị ngã gãy tay. Mẹ mình liền đưa mình đến bệnh viện. Bác sỹ chăm sóc mình là cô Ngân. Cô chăm sóc mình tận tình và chu đáo lắm. Hôm đó mẹ mình mới hỏi: “Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì?”. Mình nghĩ tới cảnh cô Ngân làm việc, chăm sóc bệnh nhân nên trả lời ngay: Con muốn làm bác sỹ giống cô Ngân, mẹ ạ!”. Mẹ mình mỉm cười, mình biết mẹ đã hiểu về ước mơ của mình. Mình nghĩ sau này muốn trở thành bác sỹ giỏi thì phải cố gắng trong mọi lĩnh vực.

Thôi! Thư cũng đã dài và điều mình muốn cho bạn biết cũng nói rồi! Mình dừng bút ở đây nhé. Sau này Lan có ước mơ nào thì kể cho mình nghe nhé! Chúc Lan khoẻ, học hành tiến bộ. Tạm biệt bạn thân của tớ!

Bạn thân của Lan

Trâm

Nguyễn Thị Hồng Anh
11 tháng 11 2018 lúc 19:21

2.

Ngọc Lan thân!

Hà Nội, ngày.....tháng.......năm

Mùa xuân đã thay áo, rồi mùa hạ qua đi… và cứ thế thời gian cứ lẳng lặng trôi đi. Một năm rồi phải không Như? Vậy mà chúng mình vẫn xa nhau biền biệt, chưa một lần gặp lại. Mình ao ước có một ngày nào đó Lan sẽ có mặt ở Thành phố ven sông Tiền này, lúc ấy sẽ vui biết chừng nào! Còn bây giờ chúng mình đành gặp nhau trên cánh thư ngắn ngủi này vậy.

Lan ơi! Cậu có khỏe không? Thành phố Vũng Tàu của cậu có gì vui kể cho mình nghe với nhé! Thư này mình muôn trao đổi với cậu một chuyện vô cùng quan trọng. Nghe xong, cậu mong hãy góp ý cho mình. Tuần vừa rồi, trường mình tổ chức một chuyên xe đưa những học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc đến thăm một trại thương binh cách thành phố Mỹ Tho chừng hai mươi cây số. Sau chuyên đi ấy trở về, trong mình xuất hiện ước mơ trở thành bác sĩ và sẽ xin về ngay trại thương binh này công tác. Lan biết không? Mình đã phải rơi nước mắt trước, tình cảnh của các bệnh nhân – các chú ấy cũng bằng tuổi bố mình ấy – bị nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe các chú ấy mỗi ngày mỗi yếu đi. Nhìn cảnh ấy, mình không cầm được nước mắt. Các chú ấy đã hy sinh quá nhiều rồi, hy sinh cho tương lai đất nước, cho chính chúng ta hôm nay đấy, phải không Lan? Bởi vậy mà sau chuyên đi ấy, mình quyết tâm sẽ đi vào ngành y, góp một phần công sức và tình cảm nhỏ bé của mình xoa dịu nỗi đau cho các chú ấy. Ước mơ của mình thê đấy. Lan hãy góp ý cho mình nhé!

Mình sẽ tạm dừng bút đây và lời mình muốn nhắn với cậu mình cũng nói rồi.  Chúc Lan và gia đình vui khỏe! Nhớ hồi âm cho mình nhé.

Bạn thân của Ngọc Lan

Bích Trâm

Doanh Phung
Xem chi tiết
T-SERIES
11 tháng 9 2019 lúc 20:49

.Câu chuyện về lòng tự trọng và 2 bát mỳ

Minh nhật
11 tháng 9 2019 lúc 20:49

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô. 
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó . 
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: 
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. 
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
+ Hiểu được tấm lòng của người bố. 
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. 
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. 
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.

Bài làm

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.

Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập.

# Học tốt #

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 16:09

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 5 2017 lúc 3:13

Em hãy kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.