Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố
a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.
b) Biết công thức hóa học K2SO4 trong đó có K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức hóa học trên phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
a) Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
VD theo bài 2 ta có :
FeO : Fe hóa trị II, oxi cũng hóa trị II ⇒ II.1 = 1.II
SiO2 : Si hóa trị IV, oxi hóa trị II ⇒ IV .1 = II. 2
b) Vì K hóa trị I, nhóm SO4 hóa trị II
Theo quy tắc hóa trị: 2 x I = 1 x II.
⇒ Công thức K2SO4 là công thức phù hợp với quy tắc hóa trị.
a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.
) Biết công thức hóa học K2SO4 trong đó có K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức hóa học trên phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
a) Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
b) Công thức K2SO4 đúng phù hợp với quy tắc hóa trị.
2 x I = 1 x II.
b) Ta có: \(Ix2=IIx1\)
-> công thức phù hợp với quy tắc hóa trị
hóa ko phải toán ik
a) Quy tắc hóa trị: Trong CTHH của một hợp chất 2 nguyên tố, tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Ví dụ: bạn tự lấy nhé
b)Gọi chỉ số của K là x, của nhóm SO4 là y
Áp dụng Quy tắc hóa trị ta có:
I . x = II . y
=>\(\frac{x}{y}\)= \(\frac{II}{I}\)= \(\frac{2}{1}\)
=> x=2, y=1
Vậy CTHH: K2SO4 là đúng
hóa trị là gì? trình bày quy tắc hóa trị?nêu các bước áp dụng quy tắc hóa học để: tìm hóa trị của một nguyên tố trog hợp chất và lập công thức hóa hc của hợp chất dựa vào hóa trị
-Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử.
-Tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Lấy x = b (hoặc b') và y = a (hoặc a'). Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b
-Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
-Áp dụng quy tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
-Giải đẳng thức trên để tìm a
1. Biết N(V) hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức cho sau đây ?
A. NO2 | B. N2O3 | C.N2O5 | D.NO |
2. Cho các chất sau đây:
a. Khí axetilen do hai nguyên tố C và H tạo nên.
b. Kim loại bạc do nguyên tố bạc tạo nên.
c. Phân tử ozon do 3 nguyên tử O liên kết với nhau.
d. Phân tử axit photphoric gồm 3H, 1P, 4O liên kết với nhau.
e. Khí sunfurơ gồm 2 nguyên tố S và O tạo nên.
f. Phân tử canxi cacbonat gồm 1Ca, 1C và 3O liên kết với nhau.
g. Phân tử sắt gồm 1Fe.
1. Các chất ở dạng đơn chất là
A. a, b, c B. b, c, d C. b, c, g D. f, e, g
2. Các chất ở dạng hợp chất là
A. a, d, e, f B. b, c, f, g C. a, b, e, f, g D. c, d, e, f
3. Căn cứ vào cấu tạo của chất (do một, hai hoặc ba… nguyên tố hóa học cấu tạo nên) người ta có thể chia các chất ra làm mấy loại ?
A. Ba loại B. Hai loại C. Bốn loại D. Năm loại
4. Than chì là một chất làm trơn. Kim cương là một loại đá quý được dùng để cắt thủy tinh và làm đầu mũi khoan. Hai chất có chung một tính chất sau, chúng đều
A. rất cứng. B. tạo bởi nguyên tử cacbon.
C. có màu đen. D. dẫn điện tốt.
5. Có bao nhiêu công thức hóa học của hợp chất trong số các công thức hóa học sau: Cl2, CuO, Zn, CO2, NaNO3?
A. 2. | B. 4. | C. 3. | D. 5. |
6. Cho các đơn chất sau: Cacbon, natri, lưu huỳnh, kẽm, photpho, khí nitơ, khí oxi. Công thức hóa học của các đơn chất trên lần lượt là
A. C, Na, S, Zn, P, N, O. | B. C, Na, S, Zn, P, N2, O2. |
C. Na ,C, S, Zn, P2, N, O2. | D. C, Na2, S, Zn, P, N, O. |
7. Trong công thức hóa học nào sau đây nitơ có hóa trị III?
A. NO. | B. N2O3. | C. NO2. | D. N2O. |
8. Hóa trị của Fe trong hợp chất nào sau đây bằng với hóa trị của Fe trong hợp chất có công thức hóa học là FeO?
A. Fe(OH)2. | B. Fe(NO3)3. | C. Fe2O3. | D. Fe(OH)3. |
9. Biết S (IV) hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức cho sau đây?
A. SO2 | B. SO3 | C. SO. | D. H2S. |
10. Các ý nghĩa nào sau đây là đúng với CTHH Na2CO3?
a. Hợp chất trên do 3 đơn chất Na, C, O tạo nên.
b. Hợp chất trên do 3 nguyên tố Na, C, O tạo nên.
c. Hợp chất trên có PTK = 23 +12 + 16 = 51.
d. Hợp chất trên có PTK = 23.2 +12 + 16.3 = 106.
e. Hợp chất trên có 2Na, 1C và 3O trong một phân tử chất.
A. a, b, e B. b, c, d C. b, d, e D. a, d, e
vận dụng quy tắc hóa trị:
a) lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau:
P(III) và H; C (IV) và S(II); Fe (III) và O
+)Gọi CTHH của hợp chất là: PxHy (x,y thuộc N*)
Theo quy tắc hóa trị ta có:
\(x.III=y.I\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{1}{3}\)
Vậy x = 1, y = 3.CTHH của hợp chất là PH3
+) Gọi CTHH của hợp chất là: CxSY (x,y thuộc N*)
Theo quy tắc hóa trị ta có:
\(x.IV=y.II\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}\)
Vậy x=1, y=2. CTHH của hợp chất là: CS2
+) Gọi CTHH của hợp chất là: FexOy (x,y thuộc N*)
Theo quy tắc hóa trị ta có:\(x.III=y.II\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{2}{3}\)
Vậy x=2,y=3. CTHH của hợp chất là Fe2O3
vận dụng quy tắc hóa trị:
a) lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau:
P(III) và H; C (IV) và S(II); Fe (III) và O
Gọi công thức của hợp chất là :\(P_xH_Y\) ( x,y \(\in\) N* )
Theo quy tắc hóa trị , ta có :
x . III = y . I
=> \(\frac{x}{y}=\frac{I}{III}=\frac{1}{3}\)
=> x = 1 , y= 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất là \(PH_3\)
+) Đặt công thức hóa học của hai nguyên tố P và H là PxHY . Ta có :
a*x = b*y (a,b là hóa trị của P,H)
=> III * x = I * y
=> x:y = I:III = 1 : 3
=> x = 1 , y = 3
Vậy công thức hóa học của 2 nguyên tố trên là PH3
a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm ví dụ.
b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
a) Quy tắc hoá trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ sô và hoá trị của nguyên tô" kia.
b) Công thức K2SO4 đúng phù hợp với quy tắc hoá trị: 2 x I = 1 x II.
a) Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
b) Công thức K2SO4 đúng phù hợp với quy tắc hóa trị.
2 x I = 1 x II.
a) Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b
- Biết x,y và a(hoặc b) thì tính được b(hoặc a).
- Biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học. Chuyển thành tỉ lệ:
+ KH: 1.I = 1.I
+ Ag2O: I.2 = II.1
b) Ta có : Kx(SO4)y.
Theo công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II à x = 2, y = 1
Vậy CTHH K2SO4.
Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hóa trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử Cl.
Ta có:
- Hóa trị của Mg: II
- Hóa trị của Cl: I
Vì vậy hai nguyên tử Cl sẽ bằng 1 nguyên tử Mg ⇒ Mg có thể liên kết với 2 nguyên tử Cl ⇒ Công thức hóa học tổng quát: MgCl2.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của quy tắc hoá trị. Dựa trên quy tắc hoá trị,
a) Tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất
sau: Na2O, Al2O3, CuO, Fe3O4, R2On, CO2, P2O5, Mn2O7.
b) Lập công thức các hợp chất tạo bởi:
+) Al và nhóm Oh
+) Sắt hoá trị III vs O
+) Đồng hoá trị II và Clo hoá trị I
a) gọi hoá trị của các nguyên tố cần tìm là \(x\)
\(\rightarrow Na_2^xO_1^{II}\rightarrow x.2=II.1\rightarrow x=\dfrac{II}{2}=I\)
vậy Na hoá trị I
\(\rightarrow Al^x_2O_3^{II}\rightarrow x.2=II.3\rightarrow x=\dfrac{VI}{2}=III\)
vậy Al hoá trị III
\(\rightarrow Cu^x_1O_1^{II}\rightarrow x.1=II.1\rightarrow x=II\)
vậy Cu hoá trị II
\(\rightarrow Fe_3^xO_4^{II}\rightarrow x.3=II.4\rightarrow x=\dfrac{8}{3}\)
vậy Fe hoá trị \(\dfrac{8}{3}\) (hoá trị trung bình)
\(\rightarrow C^x_1O^{II}_2\rightarrow x.1=II.2\rightarrow x=IV\)
vậy C hoá trị IV
\(\rightarrow P_2^xO^{II}_5\rightarrow x.2=II.5\rightarrow x=\dfrac{X}{2}=V\)
vậy P hoá trị V
\(\rightarrow Mn_2^xO_7^{II}\rightarrow x.2=II.7\rightarrow x=\dfrac{XIV}{2}=VII\)
vậy Mn hoá trị VII
b)
+) Al và nhóm Oh: \(Al\left(OH\right)_3\)
+) Sắt hoá trị III vs O: \(Fe_2O_3\)
+) Đồng hoá trị II và Clo hoá trị I: \(CuCl_2\)