Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 9 2018 lúc 12:04

Trường em có 20 học phòng, nhà vệ sinh và các phong ban. Ngôi trường vừa được xây dựng nên rất khang trang, thoáng mát.

Nguyễn Hiền
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 16:44

* Nét đẹp văn hóa khi đến Huế : Ca Huế

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế trên sông Hương và nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế..

꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
28 tháng 2 2021 lúc 16:45

Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.

Khi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo vệ và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.

Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

con trai của e lần mớt
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
25 tháng 2 2022 lúc 20:56

TK

1

Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình.Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
25 tháng 2 2022 lúc 20:58

Tham khảo

1.

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Xem thêm:

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học siêu ngắnSoạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh siêu ngắn 

Chợ nổi Cà Mau nhóm họp trên sông suốt từ khoảng 3-4 giờ sáng đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, hội giống như các chợ khác trên bờ. Những chiếc ghe chở khẳm hàng đi tới và những chiếc ghe mua hàng rong nhẹ nhàng rời chợ, cứ thay nhau lui tới trong tiếng máy nổ âm vang trên mặt sông. Xen kẽ trong đó là những ghe hàng rong phục vụ nhu cầu của người trong chợ. Cũng giống như những chủ ghe hàng ngồi hút thuốc lá lặng lẽ đợi khách, các ghe hàng rong cũng không thấy cất lời rao, chỉ lặng lẽ len lách trong chợ với những khách hàng quen thuộc.

Du khách có thể ghé qua chợ nổi trên sông Gành Hào vào buổi chiều tối, khi chợ nổi đã lắng lại trong một sự im lặng lãng mạn cùng với gió và sóng nước. Những chiếc ghe trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh vương vấn khói cơm chiều. Mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo câu cá trên sông; ánh mắt nhìn xa xăm của người thiếu nữ đang chăm sóc mấy chậu đất trồng hoa và rau trên mui ghe; tiếng đàn ghi ta phím lõm trầm buồn loang trên mặt sông trong khúc "Nam ai" hay "Dạ cổ hoài lang" buồn mênh mông; một giọng ai đó cảm khái cất lên câu vọng cổ... Đó là khi chợ nổi trở về với những nỗi niềm của cuộc sống lênh đênh sông nước, vọng nhớ về một dải đất liền ở đâu đó trong tiềm thức. Để rồi, từ 3 giờ sáng hôm sau, cả một khúc sông Gành Hào lại bừng tỉnh với những ghe hàng đầy ắp những trái cây và rau quả, bắt đầu một ngày mới, nhộn nhịp và lãng mạn. Nếu có dịp, xin ai đó đừng bỏ lỡ một lần đến với chợ nổi trên sông Gành Hào. Nắng, gió sông nước và sự bình dị, chân thành của con người, sản vật nơi đây chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn thật sâu đậm cho khách phương xa.

2.2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

qlamm
25 tháng 2 2022 lúc 20:59

1. Công trình văn hoá tại SG. Ví dụ: Nhà thờ Đức Bà, dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, ...

2. Tham khảo

Với kiến trúc độc đáo, địa điểm di tích lịch sử Hà Nội này có những địa điểm nổi tiếng như: am Mị Châu, tượng Cao Lỗ, giếng Ngọc, đền thờ An Dương Vương, đền thờ Cao Lỗ… Có thể nói, thành Cổ Loa là một trong di tích lịch sử Hà Nội có giá trị văn hóa lớn và cần được bảo tồn và phát huy giá trị theo thời gian.

Bảo Trâm
24 tháng 2 2021 lúc 20:28

Lợn nhà là một giống loài được thuần hóa từ loài lợn rừng, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Lợn nhà thường được cho rằng là một phân loài từ tổ tiên hoang dã của chúng là lợn rừng. 

Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở một số vùng lợn được thả tìm thức ăn trong rừng có thể có người trông coi. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Nhờ đó mà có chi phí sản xuất thấp nhưng sản lượng lại cao

Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết (huyết thường và huyết hậu) và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm

TRẦN MINH NGỌC
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
12 tháng 5 2016 lúc 15:10

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước[2], lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Đặng Thị Cẩm Tú
12 tháng 5 2016 lúc 15:11

vừa y bon 10 dòng nha bn, chúc bn hc totbanhqua

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:27

Tham khảo:

Thân gửi Huyền, 

Đã lâu chưa viết thư cho bạn, bạn và gia đình vẫn khỏe chứ? Hôm nay mình viết thư cho bạn là muốn giới thiệu cho bạn một lễ hội tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung chúng mình. Đó là Lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội thường được tổ chức từ 12 tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm, tùy thuộc mỗi địa phương. Phần lễ với nghi thức quan trọng nhất là cúng Cá Ông, tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn. Phần hội chủ yếu là các trò chơi dân gian đặc trưng của cư dân vùng biển như đua thuyền, lắc lúng, bơi lội, đan lưới, kéo co,... Mình rất thích tham gia lễ hội này. Nếu có cơ hội, bạn hãy vào đây tham gia lễ hội cùng mình nhé!

Bạn của cậu,

Trâm

Lê Khánh Tâm
Xem chi tiết
Khoa
10 tháng 5 2023 lúc 20:19

Trung Quốc:

Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)

Ngày quốc khánh: 1/10/1949 Thủ đô: Bắc Kinh Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.  Diện tích: 9,6 triệu km2  Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C. Ba khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. Dân số: hơn 1,3 tỷ người. Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc) Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài cấp hành chính Trung ương, Trung Quốc còn có 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Đơn vị tiền tệ: Đồng Nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (Nguyên), 1 Y= 10 jiao (hào) = 100 fen (xu). Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn Nhật Bản:Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng đông Á, châu Á trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này giáp với rìa đông của biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và vùng viễn đông của Nga. 377.972,28 km2, xếp hạng 62 thế giới. Chúc bạn học tốt
Nguyễn Hoàng Bách
9 tháng 6 2023 lúc 9:51

Ấn Độ :

Tên nước : Cộng hòa Ấn Độ (Republic of India)

Thủ đô : New Delhi

Ngày độc lập : 15/8/1947

Diện tích : 3.287.263 km2

Dân số : 1.428 tỷ người

Tôn giáo chính : Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Tích-khắc giáo

Đơn vị tiền tệ : Rupee (INR)

Ngôn ngữ : Tiếng Hindi, Tiếng Anh

Hành chính : Gồm 36 bang, trong đó có 28 bang và 8 lãnh thổ liên bang

Khí hậu : Có 4 mùa, mùa đông (tháng 12, tháng 1 và tháng 2), mùa hè (tháng 3, tháng 4 và tháng 5), mùa mưa gió mùa (tháng 6 đến tháng 9) và mùa mưa hậu (tháng 10 đến tháng 11).

Dân tộc : Ấn Độ có 400 dân tộc. Dân tộc Ấn-Aryan ( chiếm 72%dân số)

Maldives

Thủ đô : Male

Ngày độc lập : 26/7/1965

Dân số : Gần 600.000 người

Ngôn ngữ : tiếng Dhivedi

Tôn giáo : Maldives chỉ coi Hồi giáo là tôn giáo quốc gia

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 6 2021 lúc 21:44

Tham Khảo !

* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)

- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời

“Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.

- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …

+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừaĐi tìm tuyệt đốiKiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).

- Giai đoạn 1841 - 1850

+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.

Thảo Phương
12 tháng 6 2021 lúc 21:58

Trong thế kỉ XVIII-XIX về lĩnh vực văn học có rất nhiều tác giả với các tác phẩm tiêu biểu. Trong số đó tác giả Lev Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và hòa bình.Lev Nikolayevich Tolstoy sinh vào tháng 9 năm 1828, là một tiểu thuyết gia người Nga. Ông nổi tiếng tôn thờ chủ nghĩa hòa bình và đồng thời là nhà triết học có tầm ảnh hưởng mang tính nhân loại..Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình cùng bao nhiêu tác phẩm khác ông đã viết bao giờ cũng là để truy tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người cho nhân loại và mỗi con người.Chiến tranh và hòa bình là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện và cái ác Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết.Không có nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình thay vào đó người đọc sẽ đắm chìm vào một mạng lưới liên kết rộng lớn với những mối quan hệ nhiều nghi vấn về những câu chuyện xoay quanh mưu cầu cá nhân và chính trị của con người cũng như của một tầng lớp, một dân tộc.Tác phẩm đã đặt ra câu hỏi: Tại sao chiến tranh khởi phát? Và giữa thế giới hàng tỷ sinh mạng thì chiến tranh sẽ mang lại điều gì? Đến cuối cùng tác giả đã chỉ cho chúng ta biết rằng khi hòa bình bị đánh cắp thì con người sẽ lâm vào bất hạnh và đau khổ tột cùng.Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi.Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc.Ngoài những triết lý và câu chuyện nhân văn giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình mà trong đó còn ẩn chứa bóng dáng của một cuốn biên niên sử và cũng có một phần của bài luận triết học đồ sộ. Tất cả những thứ đó hòa quyện lại với nhau tạo nên một tuyệt tác.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 4 2019 lúc 15:29

Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.