Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hello giup mk nha
Xem chi tiết
😀😀😀  Ý kiến j ak 😀😀...
15 tháng 9 2019 lúc 21:13

Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.

Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151- TB/TW Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 đảm bảo trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố, như: Việt căn dặn của Người về hỏa táng thi hài; việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi; miễn giảm thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp…Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người.

Hoàng hôn  ( Cool Team )
15 tháng 9 2019 lúc 21:13

50 năm đã trôi qua, nhưng những tư tưởng, tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Theo đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng dù còn khó khăn song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Trong Di chúc, Bác căn dặn nhiều điều: Trước hết nói về Đảng. Bác dạy: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Người tâm huyết nhắc nhở các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ: cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đặc biệt, Bác nhấn mạnh: Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Điều đó cho thấy sự nung nấu, suy tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm, chứa đựng chiều sâu của tư tưởng, tình cảm, chiều cao trí tuệ của Người.

Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, là kết tinh của tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Bác đi xa.

Trong các tác phẩm Càng nhớ Bác Hồ và Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nêu rõ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau vào lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10/5/1965; đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo, ngày 11, 12, 13/5/1965, cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”.

Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Bác đọc kỹ bản Di chúc xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời và bổ sung thêm vào bản Di chúc tùy theo tình hình đất nước. Đặc biệt là qua tình hình chiến sự miền Nam, Bác lại viết thêm những phần cần thiết vào bản Di chúc. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, những bút tích của Bác còn lại trong các bản Di chúc đã cho thấy, đây là văn bản được Bác tập trung thời gian, suy nghĩ, chỉnh sửa nhiều nhất so với các văn bản bút tích của Bác để lại. Điều đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Bác trước sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhưng đó còn là tấm lòng của vị lãnh tụ với tương lai đất nước. Bản Di chúc còn mang nét độc đáo rất riêng nữa là, dù bút tích Bác ghi rõ "Tuyệt đối bí mật", nhưng đây lại là tài liệu được công bố rộng rãi nhất, được nhiều thế hệ học tập, noi theo. Toàn văn Di chúc của Bác Hồ đã được Bộ Chính trị cho công bố và xuất bản cùng ngày tổ chức lễ quốc tang 9/9/1969.  Di chúc và toàn bộ tư tưởng của Bác là tài sản vô giá để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Theo cuốn Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, ngày 19/5/1969 Bác xem lại Di chúc: “Đúng 9h, Bác ngồi vào bàn làm việc với bản Di chúc trước mặt. Bên ngoài nắng đã lên cao. Những chùm hoa phượng nở sớm, bắt nắng khoe màu rực rỡ. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, lấp lánh ánh mặt trời. Một làn gió mát rượi ùa vào khung cửa sổ làm bay bay những sợi tóc bạc của Bác. Bác ngồi đó, tựa lưng vào thành ghế thoải mái, ung dung, nét suy tư hiện lên trên vầng trán rộng...”. Ngày 20/5/1969, “Người xem lại tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi”.

Theo đồng chí Trần Thị Thuấn, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, trong cuộc đời 79 mùa xuân, Bác Hồ đã ở và làm việc ở nhiều nơi, nhưng nơi Người ở và làm việc lâu nhất là khu Phủ Chủ tịch (từ ngày 19/12/1954 đến 02/9/1969). Trong 15 năm ấy, Người sống và làm việc ở nhà sàn nhiều thời gian nhất (từ 19/5/1958 đến 17/8/1969). Từ ngày 17/8/1969, do điều kiện sức khoẻ của Người, các bác sĩ đề nghị Người không lên nhà sàn nữa, Người đã xuống ở căn nhà được xây dựng năm 1967. Tại đây, Người đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng Người đã ra đi lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 sau một cơn đau tim. Chuẩn bị cho sự ra đi này, từ năm 1965, khi còn ở nhà sàn, Bác đã chọn đúng giờ đẹp nhất trong ngày, chọn đúng lúc sức khoẻ tốt nhất trong những năm đó để viết sẵn Di chúc, mà với đức khiêm tốn cao cả Bác không gọi là “Di chúc”, “Chúc thư” hay “Di huấn"... Bác gọi rất giản dị là “Tài liệu”, là “Thư”, là “Mấy lời để lại”. Bác cũng không muốn cho nhiều người biết việc làm của một người sắp đi xa, ngại dẫn đến những suy nghĩ không có lợi, nên mở đầu bài viết, Bác ghi rõ “Nhân dịp 75 tuổi” và phía bên lề trái, Bác ghi chú thêm hàng chữ “Tuyệt đối bí mật”. Có nghĩa tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này sẽ chỉ được công bố khi Người đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác.

Như vậy, bản Di chúc đã được Bác khởi thảo từ ngày 10/5/1965. Ngày 20/5/1969 là ngày Bác xem lại lần cuối cùng. Trong khoảng 4 năm ấy cứ vào trung tuần tháng 5 hằng năm, phần lớn mỗi ngày Bác đều dành 1 giờ để xem lại, sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết, có khi viết thêm một số trang, hoặc sửa chữa một số câu, có khi chỉ thay đổi một vài chữ trong Di chúc. Với trách nhiệm với hậu thế, Bác cân nhắc từng ý, từng lời, nhưng mỗi ý, mỗi lời đều giản dị, chân thành, trong sáng, tự nhiên như chính cuộc đời mà Bác đã sống.

Với những đồng chí làm việc tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, liên quan đến sự ra đời bản Di chúc lịch sử Bác Hồ để lại, Bác thể hiện trên những bản thảo Di chúc Bác viết tay hay những trang Di chúc Bác tự tay đánh máy, còn có nhiều kỷ vật khác. Đó là ngôi nhà sàn, là phòng làm việc tầng 2 nhà sàn, là bộ bàn ghế Bác vẫn thường ngồi làm việc và đã ngồi để thảo Di chúc, là chiếc giá sách trên đó Bác đã từng cất tài liệu “Tuyệt đối bí mật”, là chiếc máy chữ Bác đã dùng đánh văn bản và đánh Di chúc (bản năm 1965), những chiếc bút Bác đã dùng để viết, sửa chữa, bổ sung Di chúc, là chiếc phong bì Bác đựng tài liệu “Tuyệt đối bí mật”... Tất cả đều là những di vật lịch sử, đã tồn tại cùng với sự tồn tại của ngôi nhà sàn, trong thời gian và không gian Bác đã ở và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch. Chúng đã trở thành những vật chứng thiêng liêng, chứng kiến những hoạt động cụ thể của Bác Hồ, chứng kiến những suy nghĩ sâu sắc được Bác nghiền ngẫm, chắt lọc để rồi được hiện hữu thành di sản văn hoá cho muôn đời sau, không chỉ cho các thế hệ người Việt Nam mà còn cho cả nhân dân yêu lao động, hoà bình, công lý trên thế giới...

trả lời

di_chuc-10_31_29_557.gif (500×721)

di chúc của bác hồ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:51

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ

- Tác giả:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.

+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.

- Nội dung:

+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.

+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.

+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.

- Giá trị lịch sử:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Tác giả: La Fayette.

- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

Nguyễn Thị Xuân Tân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Tân
11 tháng 4 2019 lúc 21:29

help me!!! nhanh lên mk cần gấp

ai đúng mk k cho !!!!

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 12 2018 lúc 11:31

Đáp án: B

Nguyễn Phan Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Hải Anh
23 tháng 10 2018 lúc 18:00

Làm nhanh giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi 

nguyen doan thien huong
25 tháng 10 2018 lúc 5:16

1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập 

    - cùng chủ đề :........ko bít

    - nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.

    -nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

    +cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
     +lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
     Văn bản Sông Núi Nước Nam
      Nam Quốc Sơn Hà
     Lí Thường Kiệt

Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 2 2019 lúc 9:57

Giá trị nội dung:

  ●   Người mẹ luôn có vai trò to lớn và quan trọng trong gia đình và đặc biệt là đối với những đứa con

  ●   Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”

Giá trị nghệ thuật:

  ●   Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.

  ●   Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.

  ●   Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 1 2018 lúc 8:47

Đáp án D 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã thông qua 2 văn bản quan trọng. Trong đó, Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường đấu tranh oanh liệt của lịch sử kể từ ngày ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến của Đảng

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 6 2018 lúc 2:19

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.