Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Nya arigatou~
11 tháng 5 2016 lúc 21:06

1.chủ đề trong văn tự sự là vấn đề chính mà ngưởi kể muốn thể hiện trong câu chuyện, là điều người kể muốn khẳng định, đề caohoặc phê phán chế giễu.

mình chỉ bt trả lời từng này thôi. chúc bn học tốtok

Thanh Vy
Xem chi tiết
Ba Ngốc
28 tháng 4 2016 lúc 15:49

1. Là vấn đề được đặt ra xuyên suốt câu chuyện.

2.bạn có thể tham khảo /hoi-dap/question/39960.html

3. Thường đc miêu tả qua nhiều phương diện như: Mtả qua lời nói, hành động, tính cách, cử chỉ, hình dáng,...

 

Thanh Vy
28 tháng 4 2016 lúc 16:54

xin lỗi nha mình biết làm rồi với lại bạn làm sai rồi

Vương Tuấn Khải
5 tháng 5 2016 lúc 9:53

Thanh vy biết làm thì giúp mình với

hum

Nguyễn Thị Hoa Mai
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
10 tháng 9 2018 lúc 20:47
Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
10 tháng 9 2018 lúc 20:48

* Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.

- Thủy Tinh – thần nước.

* Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

   Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.

   Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

   Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.

   Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.

- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.

Nguyen Viêt Hung
10 tháng 9 2018 lúc 20:49
Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
My You
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 19:39

Tham khảo:

  Tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả bày tỏ tình thương yêu trân trọng đối với con người, đồng thời ông ngầm khẳng định: Một con người tài sắc vẹn toàn như Kiều rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cuộc đời nàng bị đọa đầy, bất hạnh thì đó chính là do tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội gây ra.

Đoàn Nguyễn
3 tháng 10 2021 lúc 19:44

THAM KHẢO:

Từ lâu, "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã được xem là một tác phẩm có giá trị độc đáo, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về cả nội dung và nghệ thuật truyện thơ Nôm ở thế kỉ XVIII. Mặc dù, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cuốn tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, nhưng những dụng ý, tư tưởng nghệ thuật và sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" có những bước đột phá mới mẻ, đậm đà giá trị nhân văn, nhân đạo, nhân bản, nhân sinh sâu sắc. Và một trong những sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo khéo léo của Nguyễn Du làm nên sự thành công của tác phẩm đó là nghệ thuật tả người. Điều này được thể hiện rất rõ, rất cụ thể trong trích đoạn "Chị em Thúy Kiều" qua vẻ đẹp chân dung và tài năng của nhân vật Kiều.

 

Trần Quốc An
Xem chi tiết
Phương Thảo
20 tháng 10 2016 lúc 5:21

Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :

1. Cốt truyện:- Tác phẩm kể về sự việc gì?- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?2. Nhân vật:- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...   * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.b. Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.c. Ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vậtThứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện   
Phương Thảo
20 tháng 10 2016 lúc 5:25

Văn tả người :

Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)

Văn tả cảnh :

Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

 

nguyễn hồng xuân
Xem chi tiết
Phuong Huynh
Xem chi tiết
Phương Thảo
14 tháng 11 2016 lúc 4:47

_ Thời gian : vào lúc đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

Ko gian : tiếng suối trong trẻo ; trăng , cổ thụ , hoa quấn quýt , lung linh , huyền ảo ; tràn ngập ánh trăng .

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

 

Hà Phương
Xem chi tiết

 Chuyện xưa kể rằng Hùng Vương thứ mười tám sinh được một cô công chúa đẹp người đẹp nết tên là Mị Nương. Nàng được vua cha hết mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi trưởng thành, Hùng Vương có ý kén chọn cho con gái một người chồng xứng đáng.

   Tin Hùng Vương muốn kén rể liền loan truyền khắp trong thiên hạ. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Chàng thứ nhất người vùng núi Tản Viên, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường. Đó là Sơn Tinh. Sơn Tinh có tài lạ : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thứ hai sống ở miền biển, hình dạng cổ quái tên là Thủy Tinh. Thủy Tinh có phép gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Điều đó làm cho nhà vua phân vân khó xử, không biết chọn ai.

   Sau khi bàn bạc và hỏi ý kiến các Lạc hầu, Lạc tướng, Hùng Vương bèn phán rằng:

   - Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một cô con gái. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới Mị Nương.

   Sơn Tinh, Thủy Tinh tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì, vua phán:

   - Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

   Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến từ lúc mặt trời chưa mọc. Hùng Vương vui lòng gả con gái cho chàng. Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên. Hai người thật xứng đôi vừa lứa.

   Thủy Tinh đến trễ, không cưới được Mị Nương liền đùng đùng nổi giận đuổi theo. Thủy Tinh làm mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, dâng nước sông lên cuồn cuộn ngập đồi ngập núi để đánh Sơn Tinh.

   Với bản lĩnh cao cường, Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép lạ và tài năng của mình nâng cao đồi núi. Nước dâng tới đâu, núi cao lên tới đó. Suốt mấy tháng ròng, cuộc chiến xảy ra ác liệt. Quân lính của Sơn Tinh từ trên cao lao cây, ném đá xuống sông, tiêu diệt quân của Thủy Tinh. Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận đành rút chạy.

   Từ đó trở đi, năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Nhưng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng nổi Sơn Tinh. Cho đến nay, vợ chồng Sơn Tinh - Mị Nương vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau trên đỉnh núi Tản Viên hùng vĩ

P/s tham khảo nha

Hot Girl
20 tháng 11 2017 lúc 15:54
 

Vua Hùng đời thứ 18 có 1 cô công chúa đã tới tuổi lấy chồng, nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Cô công chúa này tên là Mỵ Nương. Thấy con gái đến tuổi gả chồng, Vua ban truyền rằng ở trong nhân gian tìm nhân kiệt để vua kén làm phò mã. Vua của nước Tây Âu đem rất nhiều vàng bạc châu báu gồm cau vàng và trầu bạc đến dạm hỏi cưới Mị Nương. Vua Hùng cho hội ý các Lạc Hầu lại để hỏi ý kiến. Các Lạc Hầu góp ý: “Vua bên nước Tây Âu là con người cường bạo, lại tuổi đã khá cao, hình dáng kì quái, không thể xứng được với công chúa Mỵ Nương”. Vua Hùng nghe theo lời các Lạc Hầu nên không chấp nhận gả con gái mình cho Vua Tây Vương, chính vì đó nước Văn Lang và nước Tây Âu có mối hiềm khích từ đó.

Một thời gian sau có 2 người con trai đến xin hỏi cưới công chúa Mị Nương. Cả 2 người đều rất chi là xuất sắc. 1 người tên là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), còn người kia tên là Thủy Tinh (Thần Nước – Thần biển cả).

Vua truyền cho 2 người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho.

Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước.

Vua Hùng khó biết nên lựa chọn ai vì cả hai đều ngang tài ngang sức. Nhà Vua phải đưa thêm một thử thách nữa để có thể lựa chọn được một người trong 2 chàng trai.

Nhà vua nói:

– Cả 2 ngươi đều ngang tài ngang sức, ta không biết chọn ai trong số 2 ngươi. Nếu như ngày mai một trong 2 ngươi, ai mang được sính lễ gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.

Những lễ vật Vua Hùng đưa ra tất cả đều là sản vật trên đất liền cho thấy nhà Vua đã ngầm ý gả con gái mình cho Sơn Tinh.

Hôm sau, bầu trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh vì dễ chuẩn bị lễ vật hơn nên đã có mặt trước nhà Vua với toàn bộ sính lễ để xin Vua Hùng gả công chúa Mị Nương. Vua Hùng rất hài lòng nên đã gả công chúa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh vì chuẩn bị lễ vật khó hơn nên đã đến trễ, và rất hoảng hốt khi biết được tin công chúa Mỵ Nương đã đi theo phu quân là Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương.

Sơn Tinh và Thủy Tinh chiến đấu với nhau một trận chiến vô cùng dữ dội và ác liệt. Hai bên đều dùng phép khiến trời long đất lở. Thủy Tinh dùng phép dâng nước lũ lên cao để hòng nhấn chìm Sơn Tinh trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề thua kém, nước cứ dâng lên tới đâu thì Sơn Tinh dùng phép làm núi cao lên tới đó chặn đứng dòng nước dữ dội của Thủy Tinh. Cuối cùng đánh không lại Thủy Tinh đành phải chịu thua và rút lui quân. Kể từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống với nhau vui vẻ và hạnh phúc.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.

Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

 tk mình nha

oOo Ngốk Thảo oOo
20 tháng 11 2017 lúc 16:25

Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.

Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:

– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi".

Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu.

Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về.

thu hien
Xem chi tiết
thu hien
28 tháng 2 2019 lúc 19:24

LÀM ƠNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNNN!!!!!!@@@

Lê Hà Trang
28 tháng 2 2019 lúc 19:33

PHẦN A : A                                                                                                                                                                                                      PHÂN B:C