Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
phạm thanh trúc
Xem chi tiết
Dương
24 tháng 4 2020 lúc 10:18

Bạn tham khảo nhé :

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Chúc bạn học tốt !

Khách vãng lai đã xóa
Diệu Linh
Xem chi tiết
vũ nguyễn
8 tháng 5 2022 lúc 13:37

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.

Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

nguyễn thúy an
Xem chi tiết
Bùi Đức Vinh
20 tháng 10 2020 lúc 11:24

Một buổi chiều mùa hè nắng gắt tháng 7, phụ giúp mẹ mấy việc xong, Hiếu chạy qua nhà Minh cách đó 200 m để ôn tập. "Tuy mỗi đứa thi một khối, vẫn có nhiều kiến thức giống nhau, chúng em vẫn trao đổi được". Chẳng ai bảo ai, đôi bạn ngồi mải miết với những con số.

Minh sinh ra với cơ thể không trọn vẹn. Sức khỏe của bố em không tốt, thường xuyên phải đi bệnh viện. Mẹ đi làm cách nhà 20 km nên cũng không có nhiều điều kiện để đưa đón con. Biết được điều đó, Hiếu, khi ấy mới chỉ là cậu bé 7 tuổi, dõng dạc nói với bố mẹ: "Con sẽ cõng bạn Minh đi học".

- Lúc đó còn nhỏ, em cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ thấy bạn ham học mà vất vả trong việc đi lại nên thấy mình cần phải làm gì đó.

Hiếu trầm tính, ít nói, trong khi Minh sôi nổi, hoạt bát hơn. Vậy là đã 10 năm, Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (học sinh lớp 12, trường THPT Triệu Sơn 5) cứ thế sát cánh cùng nhau qua năm tháng.

"Những ngày đầu chưa quen, đường đến trường còn nhiều cát sỏi, hai đứa ngã lên ngã xuống. Nhất là hôm mưa gió, đôi bạn về nhà, thấy dính đầy bùn đất. Vừa thương vừa xót con, nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Cũng may là chúng rất quý nhau và ham học", ông Mây, bố của Minh, kể.

Năm 2018, tại Phủ Chủ tịch, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Đoàn học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc năm học 2017-2018. Hiếu và Minh là hai trong số những học sinh tiêu biểu đó.

Học xong, Minh và Hiếu rủ nhau ra quán cắt tóc gần nhà. Nhanh như sóc, Minh giơ tay quàng qua vai Hiếu. Thân hình chỉ 35 kg, Minh được bạn dễ dàng nhấc bổng, đặt lên xe.

Từ 10 năm nay, mọi hoạt động lớn nhỏ của Minh, Hiếu gần như đều có mặt và ngược lại. Đôi bạn như hình với bóng. Hôm nào Hiếu bị ốm hay có việc không thể đi học, cậu cũng chỉ yên tâm khi nhờ bạn khác trong lớp qua đón Minh.

Ngày mai, họ tham dự lễ bế giảng cuối cùng của hs

Buổi sáng hôm ấy, Minh và Hiếu háo hức hơn ngày thường, cả 2 đều dậy từ 5h. Đánh răng rửa mặt xong, Hiếu lấy xe qua đón bạn.

Sáng sớm ở vùng trung du, gió se lạnh, đôi bạn chở nhau đi trên con đường chạy băng qua cánh đồng vừa xong mùa cấy. Minh nói khẽ: "Chẳng còn mấy lần được chở đi như thế này nhỉ?".

Hiếu lặng im. Quãng đường từ nhà đến trường dường như dài hơn.

Minh và Hiếu đều đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.

Mùa hè trời nắng sớm, nhà trường quyết định tổ chức lễ bế giảng từ 6h. Sân trường nhộn nhịp tiếng cười nói, nữ sinh thướt tha trong tà áo dài.

Lần đầu tiên được đeo cà vạt, cả hai chàng trai đều lóng ngóng, hết thắt vào lại tháo ra. Sau đều phải nhờ đến sự trợ giúp của các bạn nữ trong lớp.

Những chàng trai 18 tuổi bỡ ngỡ trong lần đầu tiên đeo cà vạt, mặc vest.

Buổi lễ bế giảng hôm nay thật đặc biệt. Đó sẽ là buổi lễ cuối cùng hai người bạn được dự cùng nhau, cùng khép lại quãng đời học sinh tươi đẹp để bước sang một trang mới.

Quãng đường từ nhà đến lớp học 3 năm qua sẽ một lần nữa thay đổi. Sẽ là con đường mới mẻ hơn, nhiều thử thách hơn.

Mỗi lần Hiếu bận, các bạn nam khác trong lớp sẽ thay nhau đưa đón Minh đi học.

Sinh ra cơ thể không lành lặn nhưng dường như Minh chẳng bao giờ nghĩ đó là thiệt thòi của bản thân, mọi hoạt động tập thể của trường, lớp, cậu đều tham gia. Có những trận cầu cậu không thể ra sân nhưng vẫn ngồi lại để xem Hiếu và bạn bè thi đấu.

Như thông lệ, trận bóng nước không thể thiếu đối với khối học sinh cuối cấp. Lúc này, Hiếu lại là lá chắn hiệu quả để Minh tung ra những cú ném chính xác. Đôi bạn cứ thế phối hợp nhịp nhàng, "tiêu diệt" đối thủ.

Cuối trận, ai cũng ướt sũng, nhưng gương mặt đều rạng rỡ.

Ước mơ làm bác sĩ để chữa lành vết thương cho bạn

Mấy hôm nay, căn nhà rộn ràng hơn khi ông Định, bố của Hiếu, đi làm ăn xa cũng về nhà để cổ vũ tinh thần cho con. "Người quê chẳng biết nói gì động viên cháu, thôi thì tôi xin nghỉ một tuần để về đưa cháu đi thi", ông nói.

Sáng nay, cả nhà dậy sớm hơn thường lệ, ông Định đi ra đi vào, kiểm tra kỹ càng chiếc xe. Ông đặt vào cốp lốc sữa tươi. Ông gọi con dậy, cả nhà cùng ăn sáng rồi qua nhà Minh. Hôm nay, Minh được mẹ chở đi. Bé Việt cũng theo bố và anh đến trường thi.

Dù đôi bạn tự đi được đến điểm thi nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ Minh - Hiếu cùng đưa các em đi.

- Hai em đang cảm thấy thế nào?

- Cũng hơi hồi hộp chút chị ạ. Nhưng mọi chuyện sẽ ổn thôi, chị nhỉ?

Đôi bạn kiếm tra lại số báo danh, phòng thi lần cuối.

Hiếu cõng Minh lên phòng thi ở tầng 3, chờ bạn xem có cần gì không rồi sau đó mới xuống tầng 2 để chờ vào phòng. Sáng nay thi môn Văn, thời gian 120 phút.

Hiếu đăng ký vào Đại học Y Hà Nội. Dù đã 10 năm nay làm đôi chân cho bạn, em bảo vẫn muốn làm được điều gì đó giúp Minh.

"Đến bây giờ nghĩ lại, em thấy mình may mắn hơn Minh rất nhiều. Em có cơ thể khỏe mạnh, có thể chạy nhảy trên đôi chân của mình, đi bất cứ đâu mình muốn mà không phải phụ thuộc vào ai.

Ở bên cạnh cậu ấy, em học được tính kiên trì, nhẫn nại, dám ước mơ và dám thực hiện".

Hiếu ít chia sẻ về mình nhưng khi được hỏi về người bạn thân, cậu nói ngay không cần suy nghĩ.

Khách vãng lai đã xóa
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
4 tháng 2 2017 lúc 15:16

a) Số học sinh hâm mộ ca sĩ Noo Phước Thịnh: 400.25%=100 (hs)

Số học sinh hâm mộ ca sĩ Tóc Tiên là:  100 .   4 5 = 80   ( h s )

Số học sinh hâm mộ ca sĩ ca sĩ Sơn Tùng M-TP là: 400 – 100 – 80 = 220 (hs)

b) Số học sinh hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng M-TP năm nay bằng 110% so với năm ngoái.

Số học sinh trong câu lạc bộ hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng M-TP năm ngoái là:

220:110% = 200 (hs)

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Bài viết tham khảo

      Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến đó là tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.

      Khái niệm thần tượng được sử dụng ở đây là để chỉ những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... Đó là những người thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất. Nhiều người đã coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép... Tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá chính là khi chúng ta quá thích một ai đó, muốn được gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ bởi sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông khiến nhiều người bị mù quáng, lầm tưởng.

      Nhiều người rơi vào tình trạng như vậy, họ dần trở lên mù quáng và thiếu lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đi trên đường, nghe thấy một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc mình biết, họ lập tức dừng lại, nhảy, hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng khi hát bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ. Đó hẳn là một khoản tiền không nhỏ so với họ - những bạn trẻ vẫn được bố mẹ nuôi lớn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như John Hinckley - một người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan vì để làm nữ diễn viên ấn tượng. Hay tại Trung Quốc, một người cha đã tự tử với mong muốn con gái được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của báo đài bởi nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của mình. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng gây nên.

      Hậu quả của tình trạng này là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi đa số, những người theo đuổi thần tượng đều là những bạn trẻ, thậm chí là những bạn ở tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác là xin tiền bố mẹ để đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học của các nhân đó mà nó còn gây phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ quá cuồng, họ lấy bản thân ra đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn và điều đó thực sự là tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng họ chờ ngày, chờ đêm với mong muốn gặp được thần tượng và điều đó khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không yên để chú tâm vào những công việc khác. Không những vậy, chính thần tượng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Nhiều người vì họ quá cuồng thần tượng của mình, họ theo dõi thần tượng, đào bới đời tư của họ, khi phát hiện ra họ làm cái gì không đúng họ sẽ ngay lập tức quay lại, ném đá, chửi bới trên mạng xã hội khiến danh tiếng của họ bị hủy hoại.

      Đây thực sự là một tình trạng không ai mong muốn và chúng ta cần phải cảnh giác. Hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở lên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, bớt xem những chương trình thần tượng hơn, bớt chút tiền lại từ việc tiêu xài cho họ và dành tiền làm việc có ý nghĩa thiết thực hơn... Như vậy là một cách tốt để bạn có thể kiềm chế bản thân tránh trở lên cuồng thần tượng một cách thái quá.

      Thần tượng một ai đó không phải là việc xấu nhưng nó sẽ chỉ tốt khi bạn biết điểm dừng cho bản thân. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt được khái niệm thần tượng và hâm mộ, hãy để nó về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán những hành động quá cuồng thần tượng mà gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.

Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 9:29

Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Anh Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Hoàng
3 tháng 5 2017 lúc 22:12

Số học sinh hâm mộ ca sĩ Noo Phước Thịnh là

400 . 25% = 100 ( học sinh )

Số học sinh hâm mộ ca sĩ  Tóc Tiên là

100 . 4/5 = 80 ( học sinh )

a) Số học sinh hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng M-TP là

400 - 100 - 80 = 220 ( học sinh )

 Số học sinh hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng M-TP năm nay bằng số phần trăm số học sinh hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng M-TP năm ngoái là

100% + 10% = 110%

Số học sinh hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng M-TP năm ngoái là

220 : 110% = 200 ( học sinh )

Đáp số : a) 220 học sinh

               b) 200 học sinh

kebin bướng bỉnh
3 tháng 5 2017 lúc 22:08

a) 220 học sinh

b) 200 học sinh

tuấn anh khổng
3 tháng 5 2017 lúc 22:16

a)số hs hâm mộ ca sĩ Noo là 400x25%=100 (hs)

số hs hâm mộ ca sĩ Tóc Tiên là 100x4/5=80 (hs)

số hs hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng MTP là 400-100-80=220 (hs)

b)số hs hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng năm nay băng 100%+10%=110% số hs hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng năm ngoái

năm ngoái số hs hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng MTP là 220 : 110%=200 (hs)

Trần đình vũ
Xem chi tiết
Đạt Trần
16 tháng 5 2019 lúc 21:37

Gợi ý:

– Thần tượng là gì? Theo nghĩa đen thì thần tượng chỉ một pho tượng thần thánh được nhiều người tôn sùng.

– Theo nghĩa bóng thần tượng chỉ một con người bằng xương bằng thịt nhưng được nhiều người yêu mến tôn sùng, mà sự yêu mến này thường hướng tới chân, thiện, mỹ

– Thần tượng có vai trò tích cực trong việc định hướng xã hội bởi nếu một thần tượng tốt sẽ giúp các fan (người hâm mộ) của mình đi theo hướng tích cực từ trang phục, thẩm mỹ, bản lĩnh sống…

– Thần tượng cũng có sự tiêu cực bởi nếu một người có lối sống không lành mạnh, phong cách thời trang lố lăng, hở hang… thì sẽ khiến người hâm mộ của mình học hỏi theo và trở thành trào lưu xấu cho xã hội.

– Cách ứng xử với thần tượng sao cho đúng: Hiện nay nhiều bạn trẻ đang trở thành “fan cuồng” cho thần tượng của mình. Các bạn trẻ là lứa tuổi dễ bị kích đông, lôi kéo đã yêu ai là yêu hết mình tìm mọi cách để bắt chước biến mình giống như thần tượng của mình.

– Cần phải lựa chọn bởi thần tượng cũng là một con người mà đã là người thì không ai hoàn hảo “ mười phân vẹn mười” sẽ có những điều đúng và sai, do vậy người hâm mộ cần lựa chọn điều đúng để học hỏi theo.

– Nhiều bạn trẻ chạy đua theo thần tượng bỏ ăn, bỏ học, bỏ nhà để được gặp thần tượng của mình, điều này thật sự không nên.

– Cần có cái nhìn đúng đắn về thần tượng bởi việc quá ái mộ một ai đó tới mức mờ lý trí thì sẽ thật nguy hiểm.

Thảo Phương
18 tháng 5 2019 lúc 13:39

a. Giải thích:

- Hiện tượng cuồng thần tượng là gì?

- Hiện tượng này bắt nguồn từ đâu và lý do một bộ phận các bạn trẻ hiện nay có xu hướng thần tượng một cách quá đà

b. Thực trạng:

- Hiện tượng "cuồng" ngày nay không khó bắt gặp

- Những tin tức trên các mặt báo lớn về sự cuồng nhiệt không có giới hạn

- Những cảnh tượng xếp hàng ăn ngủ tại sân bay để đón thần tượng

- Thậm chí năm 2007, đã có trường hợp con dọa giết bố mẹ vì không cho đi xem thần tượng Super Junior từ Hàn Quốc về

c. Nguyên nhân

- Sự phát triển rầm rộ của văn hóa thần tượng trong ngành giải trí

- Tâm lý quá đà của giới trẻ khi tìm được hình mẫu lý tưởng

d. Ý nghĩa, hậu quả

- Suy đồi đạo đức vì quá cuồng loạn thần tượng

- Mất phương hướng, luôn ảo tưởng về hình mẫu thần tượng

- Hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu tới những người hâm mộ chân chính

E. Giải Pháp

- Gia đình, nhà trường có phương pháp định hướng hợp lý

- Cá nhân mỗi người có điểm dừng nhất định để giữ gìn văn hóa thần tượng