Dàn ý đề 2: Phân tích quá trình hóa thân của Tấm để thấy được chân lí‘Ở hiền gặp lành’
Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)
- Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
- Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.
- Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc
lập dàn ý và viết bài văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”(ko chép mạng;cần gấp trước 4h)
Từ truyện cổ tích Tấm Cám đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm “ở hiền gặp lành”.
Dàn ý đề bài sau: Chứng minh rằng: nhân vật Thị Kính là một người phụ nữ hiền lành, hết lòng yêu thương chồng, không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có tàn ác khinh rẻ
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.
Cho đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.
a) Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.
b) Viết đoạn văn mở bài và một đoạn văn thuộc phần thân bài.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.
- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.
+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.
2. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.
3. Kết luận
b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài
- Mở bài:
Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn thân bài:
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.
a) Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.
+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.
2. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.
3. Kết luận
Mẫu 1
- Mở bài:
Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn thân bài:
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.
Mẫu 2
- Mở bài:
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.
- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.
Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.
Mẫu 3
Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.
- Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.
Cho đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.
a. Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.
b. Viết đoạn văn mở bài và một đoạn văn thuộc phần thân bài.
- Hoàn cảnh nhân vật
- Tính cách nhân vật
+ Với quê hương
+ Với bà
+ Với Nga
- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
- Đánh giá, nhận xét về nhân vật
b. Viết đoạn
Nhắc đến Thạch Lam, bạn đọc thường nhớ đến những “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Trong đó, nhân vật Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm nhận sâu sắc.
Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.
Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.
a) Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.
+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.
2. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.
3. Kết luận
- Mở bài:
Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn thân bài:
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.
Truyện cổ tích, cái thiện luôn được khẳng định, đề cao, người hiền lành có thể gặp nhiều thiệt thòi xong cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc
A. Kết thúc có hậu
B. Kết thúc bất ngờ
C. Kết thúc đúng thực tế
D. Kết thúc không thực tế
Đáp án: A
→ Hầu hết kết thúc của truyện cổ tích đều là kết thúc có hậu
Mình chọn A vì:
người tốt dù quá khứ sống thiệt thòi nhưng nếu yêu thương, giúp đỡ người khác thì sau này sẽ được đền bù (sống hạnh phúc)
=> "Những người tàn ác thì được sống thảnh thơi" thật ra không đúng cho lắm vì kẻ ác cũng sẽ trị trừng trị
Sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí về quá trình lập ý cho bài tự sự:
1 – Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
2 – Lập dàn ý theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
3 – Dự kiến đề tài.
4 – Xác định các nhân vật.
A. 1 – 4 – 3 – 2
B. 1 – 2 – 3 – 4
C. 3 – 4 – 1 – 2
D. 4 – 3 – 1 – 2
Bài 1:
Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn Tả ông bụt trong truyện Tấm Cám
*Gợi ý:
- Trong truyện Tấm Cám ông Bụt xuất hiện 4 lần để giúp Tấm
- Tả ngoại hình: gương mặt, râu tóc, dáng vẻ, đi đứng, trang phục, vật hay cầm
- Tả hành động việc làm
- Tích cách
- Cảm nghỉ về ông bụt
Bài 2:
Đề bài: Dựa vào dàn ý ở bài 1 ^, hãy viết 1 - 2 đoạn văn ngắn ( khoảng 10 từ ) để tả ông bụt