Những câu hỏi liên quan
☘Ωhɪ Nhi ʊμɪ❤cutek7❤☘
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 7 2021 lúc 20:59

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. DÀN Ý
1. Mở bài:

- Trong xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công, người phụ nữ là nạn nhân chịu nhiều đau khổ nhất.
- Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã phản ánh sâu sắc nỗi khổ ghê gớm ấy qua hình tượng người con gái tài sắc Thuý Kiều.
- Lời than của Kiều đã khái quát được nỗi thống khổ chung của người phụ nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

 2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa câu thơ:
+ Là nhận định về số phận chung của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bạc mệnh như một định mệnh bất di bất dịch đối với họ.
+ Bạc mệnh là gì?
- Bạc: mỏng; mệnh: số mệnh.
- Bạc mệnh: nghĩa hẹp là số phận mỏng manh, bạc bẽo. Nghĩa rộng là cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, tai ương. Số phận long đong, vất vả hoặc là chết yểu một cách thảm thương.
b. Khẳng định nhận xét của Nguyễn Du là hoàn toàn đúng: 
- Trong chế độ phong kiến, chiến tranh cùng với những quan niệm cổ hủ, lạc hậu như trọng nam khinh nữ,... đã gây ra bao bất công, khổ nhục cho người phụ nữ. (Dẫn chứng: Người con gái Nam Xương, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều...).
- Thân phận phụ nữ bị xã hội coi rẻ, vùi dập. Mọi khát vọng sống cao đẹp của họ đều không được chấp nhận. Dù cố vươn lên để chiến thắng số phận, rốt cuộc, họ vẫn bị những thế lực hắc ám nhấn chìm xuống bùn đen. (Dẫn chứng: Cuộc đời Kiều là một chuỗi dài bi kịch). 
- Nguyễn Du thực sự thông cảm và xót thương người phụ nữ - nạn nhân của lễ giáo bất công, của thế lực đồng tiền trong xã hội phong kiến.
c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:
- Từ thân phận bạc mệnh của người phụ nữ, Nguyễn Du phản ánh nỗi khổ của họ dưới chế độ phong kiến suy tàn, thối nát. Từ đó, tác giả tố cáo xã hội đương thời đã chà đạp thô bạo lên nhân phẩm, nhân quyền của người phụ nữ.
- Trong chế độ mới, người phụ nữ được coi trọng, được đánh giá đúng. Điều đó đã phát huy năng lực to lớn của người phụ nữ, động viên họ đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước, dân tộc. 
- Mọi suy nghĩ, hành động sai trái, xúc phạm đến nhân phẩm người phụ nữ cần phải bị lên án.
 3. Kết bài:

- Câu thơ trên của Nguyễn Du phản ánh chân thực và xúc động về thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Nó như lời than thống thiết trước một định mệnh hết sức tàn bạo, phũ phàng đối với người phụ nữ. Hãy tôn trọng phụ nữ, trả họ về với vị trí xứng đáng mà tạo hoá đã ban cho: người duy trì, tiếp nối sự sống trên trái đất.

loann nguyễn
29 tháng 7 2021 lúc 20:55

đoạn văn or bài văn:))???

Tham Khảo:

 

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ luôn bị rẻ rúng và gắn liền với số phận bất hạnh. Chính vì thế có rất nhiều tác phẩm thi ca đã viết về những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc phận để bày tỏ sự cảm thông, xót thương cho số phận bi thảm của họ. Đại thi hào Nguyễn Du cũng có rất nhiều sáng tác viết về chủ đề đó. Đặc biệt với tuyệt tác Truyện Kiều thì ông đã mượn lời của nhân vật Thúy Kiều để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình:

“Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Hai câu thơ giống như lời xót xa, ai oán trước định mệnh trớ trêu, sự bất công đối với phụ nữ. Trong xã hội phong kiến thì “bạc mệnh” chính là số phận chung mà những người phụ nữ phải chịu. Xã hội trọng nam khinh nữ, thân phận của những người phụ nữ bị coi khinh, rẻ rúng dù cho họ có tài, có nhan sắc. Họ bị biến thành nô lệ, bị trói buộc trong lễ giáo phong kiến và cả những phong tục lạc hậu. Bắt họ phải thực hiện “Tam tòng, tứ đức”. Tam tòng tức là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nghĩa là cả cuộc đời của người phụ nữ dù là khi còn ở với cha mẹ, hay khi đấy chồng và thậm chí là chồng có qua đời thì cuộc đời họ vẫn phải gắn liền với người con trai chứ không được tự làm chủ cuộc đời mình. Họ thậm chí còn bị biến thành thứ hàng hóa để trao đổi, mua bán. Điều này được thể hiện rất rõ trong số phận của Thúy Kiều “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Kiều vốn là một cô gái không chỉ có nhan sắc mà “Cầm kì thi họa” đều tài giỏi nhưng cuộc đời lại đưa đẩy khiến nàng liên tiếp bị rơi vào bi kịch. Bị lừa bán vào lầu xanh, bị đánh ghen, rồi bị bán cho người khác… Vốn nàng phải được hưởng hạnh phúc, được bên chàng Kim, người mà nàng đem lòng yêu mến từ ngay lần đầu gặp gỡ. Nhưng lại phải chịu cảnh mây trôi bèo nổi, mười lăm năm lưu lạc.

Không chỉ vậy, thân phận người phụ nữ còn được cảm nhận sâu sắc qua lời thơ của chính người phụ nữ, của bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương trong bài thơ Bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ sống cuộc đời long đong lận đận, “bảy nổi ba chìm”. Cuộc đời của họ bị người khác chi phối, không thể tự quyết. Thân phận người phụ nữ giống như chiếc bánh trôi nước, chìm nổi và việc “rắn nát” không phải tự thân họ mà do “tay kẻ nặn”.

Câu thơ thứ nhất “Đau đớn thay phận đàn bà” giống như một tiếng kêu thương cảm. Đó còn là lời tố cáo, lên án đanh thép chế độ phong kiến vô nhân đạo đã chà đạp không thương tiếc lên những người phụ nữ. Thậm chí trong cả những bài ca dao, dân ca trước kia cũng có những tiếng than của chính những người phụ nữ. Đó là những câu ca dao than thân bắt đầu bởi mô típ “thân em” quen thuộc:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay câu:

“Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, kẻ phàm rửa chân”

Có thể thấy được người phụ nữ bất hạnh đáng thương đến nhường nào nên có không biết bao nhiêu bài ca, bài thơ, bài viết tỏ sự tiếc thương, đồng cảm với họ. Tử kiếp bạc mệnh của Thúy Kiều mà tác giả Nguyễn Du đã khái quát thành lời chung, kiếp đau khổ chung của người phụ nữ. Chắc hẳn chúng ta chẳng hề xa lạ với thân phận của nàng Vũ Nương trong truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Tác phẩm tập trung khắc họa hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ, đức độ, một người yêu thương chồng hết mực. Thậm chí vừa mới tân hôn, chồng phải ra chiến trường thì nàng ở nhà chăm sóc mẹ chồng như mẹ ruột, mẹ chồng ốm đau rồi mất nàng một thân một mình bụng mang dạ chửa lo từng chút một. Mẹ chồng mất lo tang ma đầy đủ, hàng xóm không có điều gì chê trách. Vũ Nương với vai trò của người mẹ thì hết mực yêu thương, chăm chút cho con cái. Sự trung trinh của nàng đánh đổi lại không phải là hạnh phúc trong ngày chồng trở về mà là sự nghi ngờ, ghen tuông vô lý, thậm chí là đánh đập, mắng chửi thậm tệ rồi đuổi nàng ra khỏi nhà. Người chồng không hề lắng nghe sự giải thích của vợ, sự bênh vực của xóm làng. Kết cục của Vũ Nương là phải dùng cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình.

Ngày nay, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng lên, vai trò của họ cũng được đánh giá đúng đắn. Chính vì thế nên họ thoát khỏi sự ràng buộc về lễ giáo phi lý xưa kia, họ có chỗ đứng trong xã hội và không còn chịu nhiều bất công như trong xã hội cũ nữa. Người đọc bao thế hệ sau khi đọc đến hai câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” có thể thấu hiểu được thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Du truyền tải, gửi tới mọi người.

Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
26 tháng 4 2018 lúc 8:00

tác giả đang tỏ ra thương xót cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Lời than thân bạc mệnh của người phụ nữ thời phong kiến cũng là lời than thân của hầu hết các phụ nữ trong xh phong kiến

Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 11:27

a. Giải thích ý thơ:

Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nayNgày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họNgười phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
26 tháng 4 2018 lúc 7:56

tác giả đang tỏ ra thương xót cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Lời than thân bạc mệnh của người phụ nữ thời phong kiến cũng là lời than thân của hầu hết các phụ nữ trong xh phong kiến

Huong San
26 tháng 4 2018 lúc 12:04

=> Tạo sự hài hòa về mặt ngữ âm

Dorotabo Kabane
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Nga
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
21 tháng 9 2019 lúc 15:18

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

Điệp Đỗ
Xem chi tiết
trần thị linh
30 tháng 10 2017 lúc 21:16

a) tác giả đang tỏ ra thương xót cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Lời than thân bạc mệnh của người phụ nữ thời phong kiến cũng là lời than thân của hầu hết các phụ nữ trong xh phong kiến

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 3 2018 lúc 7:10

Chọn đáp án: A