Văn bản ngữ văn 9

Hải Lê Trần

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Qua truyện kiều hãy chứng minh câu trên

Giúp mình với cô bắt phải 6 mặt trở xuống nên càng dài càng tốt

Huyền Anh Kute
29 tháng 7 2019 lúc 8:24

Bài 1:

Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du là kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam. “Truyện Kiều” là tình yêu thương, niềm say mê lớn trong hàng trăm năm của hàng triệu con người…

Vút qua năm tháng “đêm trường dạ tối tăm mù mịt”, nhiều câu thơ Kiều đọng lại trong tâm hồn nhân gian bao ám ảnh:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

“Phận” là thân phận, số phận. Theo quan niệm cũ số phận của con người được sung sướng hay đau khổ là do một thế lực huyền bí, thiêng liêng định đoạt. Câu thơ thứ nhất là lời cảm thán cho số phận đàn bà đau khổ.

“Bạc mệnh” hay mệnh bạc là số phận, số mệnh tiền định mỏng manh, đen tối, trải qua nhiều đau thương bất hạnh. “Bạc mệnh” không chỉ riêng ai mà là “lời chung”, là số phận đáng thương của hầu hết mọi người phụ nữ trong xã hội cũ.

Hai câu thơ trên là tiếng khóc của Thuý Kiều khi đứng trước nấm mồ Đạm Tiên trong một buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc của nàng cho mọi người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ngày xưa, và cũng tự khóc cho đời mình mai sau (sự cảm). Ý thơ mang tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.

Hai câu thơ trên đã nói lên bi kịch về thân phận của người phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh. Nguyễn Du đã sống trong một thời đại đen tối là lúc chế độ phong kiến suy tàn, đầy rẫy thối nát, bất công và dã man. “Truyện Kiều” đã phản ánh một cách sống động và chân thực cái hiện thực đen tối ấy của xã hội phong kiến:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

“Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “đau đớn”, là “bạc mệnh”, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khe khắt, cổ hủ nặng nề: trọng nam khinh nữ (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), đạo “tam tòng” như sợi dây oan nghiệt thít chặt vào cổ người đàn bà (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Thân phận bếp núc, không được học hành, không có chút quyền hành gì ngoài xã hội. Nam nữ “thụ thụ bất thân”. Người con gái và nhan sắc chỉ để “mua vui” cho bọn vua chúa, quan lại, kẻ quyền quý… Hai chữ “bạc mệnh” trong lời thơ đã cực tả nỗi “đau đớn”, tủi nhục của “khách má hồng”.

Nguyễn Du đã phản ánh một sự thật đau lòng trong xã hội phong kiến suy tàn, thổi nát. Nạn mất mùa, dịch bệnh, tệ áp bức bóc lột nặng nề của vua quan, chiến tranh, loạn lạc triền miên đã dìm người dân lanh trong máu, nước mắt và đói rét. Phụ nữ và trẻ em là lớp người đau thương nhất: góa bụa, côi cút… Có người phải ăn xin “chết lăn rãnh đến nơi, thịt da béo cầy sói” (Những điều trông thấy). Có giai nhân “nổi danh tài sắc một thì” nhưng bạc mệnh: “Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng” (Đạm Tiên). có thiếu nữ hiếu thảo, tài sắc vẹn toàn nhưng phải trải qua số kiếp “đoạn trường” nên phải nếm mùi cay đắng nhục nhã “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” (Thuý Kiều).

Nguyễn Du bằng sự trải nghiệm của đời mình, đã từng mười năm trời lưu lạc, không thuốc men lúc ốm đau, vợ con chia lìa, anh em tan tác (Anh em tan tác nhà không có – Ngày tháng xoay vần tóc bạc rồi – Thơ chữ Hán), nên ông đã có sự đồng cảm sâu sắc, cảm thương vô hạn cho bao nỗi đau đớn của người phụ nữ bạc mệnh. Ông đã lên tiếng tố cáo những thế lực hắc ám, bạo tàn (quan lại, bọn lưu manh, lũ buôn thịt bán người, đồng tiền hôi tanh và bạo lực…) đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, của người phụ nữ. “Truyện Kiều” là tiếng kêu thương thống thiết, ai oán, não nùng. Tiếng kêu thương ấy, nhà thơ ấy, nhà thơ đã gửi vào thân phận một người đàn bà “Những oan khổ lưu ly – Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!”.

Hai câu thơ:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Đúng như Tố Hữu đã nói “còn đọng nỗi đau nhân tình”, “Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều!…”. Nó chứa chan tinh thần nhân đạo cao đẹp.

Câu thơ của Nguyễn Du cho đến nay vẫn còn làm xúc động lòng người. Cách mạng đã xác nhận quyền nam nữ bình đẳng. Người phụ nữ đã có vai trò rộng lớn trong xã hội. Đảm đang việc nước, đảm đang việc nhà, người phu nữ đã và đang phát huy tài năng, đức hạnh trong sản xuất, học tập và chiến đầu:

Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử,
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ (Huy Cận)

Hai câu thơ của Nguyễn Du tuy không còn ý nghĩa phổ biến nữa, nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít bất công, tàn dư của tư tưởng phong kiến, đã và đang làm cho người phụ nữ bị thiệt thòi, đau khổ. Vì thế cuộc đấu tranh để thực sự giải phóng phụ nữ phải được tiếp tục.

Qua hai câu thơ:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Ta thấy trái tim yêu thương mênh mông của thiên tài Nguyễn Du, ta cảm nhận sâu sắc giá trị nhân bản tuyệt vời của Truyện Kiều. Một lần nữa trong “Văn Chiêu hồn”, Nguyễn Du lại thống thiết kêu lên:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu!

Hơn bất cứ nghệ sĩ nào, Nguyễn Du đã dành cho người phụ nữ những tình cảm thắm thiết, cảm động nhất. Ông mãi mãi bất tử về tấm lòng nhân đạo mênh mông…

Huyền Anh Kute
29 tháng 7 2019 lúc 8:26

Bài 2:
Nguyễn Du (1765 – 1820) là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ông đã được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Tuy xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến nhưng cuộc đời Nguyễn Du lại phải trải qua nhiều lưu lạc, đau khổ. Vì vậy, ông thông cảm với nhân dân, đặc biệt là với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn lời Thúy Kiều, một cô gái tài hoa bạc mệnh để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ:

"Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."
Câu thơ xót xa, ai oán như một lời than phẫn uất trước định mệnh cực kì vô lí, bất công đối với phụ nữ. Tiếc thay, trong xã hội phong kiến, bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan.

"Bạc mệnh" là số phận mỏng manh, bạc bẽo, nói rộng ra là cuộc đời gặp nhiều tai ương, buồn khổ. Người bạc mệnh có kiếp sống long đong, lận đận hoặc chết yểu một cách thảm thương.

Nguyễn Du tan nát cả cõi lòng khi hạ bút viết những câu thơ như có nước mắt rơi, máu chảy. Đằng sau lời than thống thiết ấy là một hiện thực cay đắng, phũ phàng: xã hội phong kiến bất công chà đạp tàn bạo lên nhân phẩm người phụ nữ.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng. Họ bị biến thành nô lệ của những ràng buộc nghiệt ngã từ phía lễ giáo phong kiến và những quan niệm lạc hậu như tam tòng, thủ tiết, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, nữ nhân ngoại tộc… số phận họ hoàn toàn phụ thuộc vào tay kẻ khác. Thậm chí, họ còn bị coi như hàng hóa, dùng để bán mua, đổi chác. Bài thơ Bánh trôi nước của Hổ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện thật sinh động những thân phận đau thương ấy.

Hồ Xuân Hương ví thân phận người phụ nữ như chiếc bánh trôi: Thân em Vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn… Nguyễn Du miêu tả quãng đời đầy truân chuyên, bão tố của nàng Kiều : Thoắt mua về thoắt bán đi, Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi; Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương… Người con gái tài sắc vẹn toàn ấy lẽ ra phải được sống ấm êm bên cha mẹ, hạnh phúc bên người yêu, nhưng thế lực đen tối, bạo tàn trong xã hội mà đồng tiền là chúa tể đã cướp đi của nàng tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhẫn tâm xô đẩy nàng xuống tận lớp bùn nhơ dưới đáy xã hội. Mỗi lần Kiều cố gắng vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận là một lần nàng bị dìm sâu hơn nữa.

Từ kiếp bạc mệnh của Thúy Kiều, nhà thơ khái quát lên thành lời chung, kiếp đau khổ chung của người phụ nữ. Văn học thời ấy đã từng nói đến cái chết thảm thương, oan khốc của Người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ); một nạn nhân của chiến tranh và lễ giáo phong kiến bất công. Hay một nàng Đạm Tiên nổi danh tài sắc một thì mà phải rơi vào cảnh: Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Trong xã hội cũ, hỏi có bao nhiêu nàng Đạm Tiên như thế?

Câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà… không chỉ là một tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, lên án đanh thép cái chế độ phong kiến vô nhân đạo, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Bởi vậy nó chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả.
Trong chế độ mới ưu việt, người phụ nữ được gia đình và xã hội tôn trọng: Vai trò to lớn của họ được đánh giá đúng đắn. Chính những điều đó đã giải phóng người phụ nữ ra khỏi những ràng buộc phi lí xưa nay, khơi dậy tiềm năng vô tận của họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Không phải trong cuộc sống hiện nay đã thật sự chấm dứt những quan niệm bất công đối với người phụ nữ, nhưng thái độ coi thường và những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ đã và đang bị xã hội nghiêm khắc lên án.
Tuy ra đời cách đây đã gần hai thế kỉ nhưng những câu thơ tâm huyết của Nguyễn Du vẫn gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Nó vừa là lời than thống thiết về nỗi đau khổ to lớn của kiếp người, vừa là lời kết án tội ác của chế độ phong kiến bất công chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Người đọc bao thế hệ đã nhận được từ hai câu thơ này thông điệp của Nguyễn Du: Hãy cứu lấy phụ nữ, hãy bảo vệ phụ nữ và trả lại cho họ vị trí xứng đáng, thiêng liêng mà Tạo hóa đã ban cho họ là duy trì sự sống của loài người trên trái đất.

Good luck!

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 7 2019 lúc 9:40

Tham khảo :

I. Mở bài:

- Khái quát tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt câu trích đoạn của Nguyễn Du

II. Thân bài

* Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với số phận người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm "thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu" và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.

Có thể nói cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Ngay cả kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.

* Nhân vật Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:

Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

"Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền"

Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá…

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"

*Bánh trôi nước: Người phụ nữ và thân phận của họ.

Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.

Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài -> lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm vớu nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”

Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ thuật đối -> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận ”Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”…mà họ phải chịu đựng.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.

Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong gia đình, họ luôn là kẻ bị lệ thuộc, có khi còn bị coi là vật sở hữu.

=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Kết thúc bài thơ là một hình rất đẹp: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Câu thơ khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ -> Dẫu trong hoàn cảnh đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ trọn vẹn “tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.

Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.

Nó nói lên bản lĩnh của phận “nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.

=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.

* Khái quát, nâng cao:

Hình ảnh người phụ nữ hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Khi viết về người phụ nữ thì hầu như các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.

Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III. Kết bài

Người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc với những người phụ nữ bất hạnh.

Đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ.

minh nguyet
29 tháng 7 2019 lúc 23:25

Tham khảo:

Nguyễn Du (1765 – 1820) là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ông đã được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Tuy xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến nhưng cuộc đời Nguyễn Du lại phải trải qua nhiều lưu lạc, đau khổ. Vì vậy, ông thông cảm với nhân dân, đặc biệt là với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn lời Thúy Kiều, một cô gái tài hoa bạc mệnh để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ: Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Câu thơ xót xa, ai oán như một lời than phẫn uất trước định mệnh cực kì vô lí, bất công đối với phụ nữ. Tiếc thay, trong xã hội phong kiến, bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan. Bạc mệnh là số phận mỏng manh, bạc bẽo, nói rộng ra là cuộc đời gặp nhiều tai ương, buồn khổ. Người bạc mệnh có kiếp sống long đong, lận đận hoặc chết yểu một cách thảm thương. Nguyễn Du tan nát cả cõi lòng khi hạ bút viết những câu thơ như có nước mắt rơi, máu chảy. Đằng sau lời than thống thiết ấy là một hiện thực cay đắng, phũ phàng: xã hội phong kiến bất công chà đạp tàn bạo lên nhân phẩm người phụ nữ.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng. Họ bị biến thành nô lệ của những ràng buộc nghiệt ngã từ phía lễ giáo phong kiến và những quan niệm lạc hậu như tam tòng, thủ tiết, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, nữ nhân ngoại tộc… số phận họ hoàn toàn phụ thuộc vào tay kẻ khác. Thậm chí, họ còn bị coi như hàng hóa, dùng để bán mua, đổi chác. Bài thơ Bánh trôi nước của Hổ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện thật sinh động những thân phận đau thương ấy.

Hồ Xuân Hương ví thân phận người phụ nữ như chiếc bánh trôi: Thân em Vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn… Nguyễn Du miêu tả quãng đời đầy truân chuyên, bão tố của nàng Kiều : Thoắt mua về thoắt bán đi, Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi; Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương… Người con gái tài sắc vẹn toàn ấy lẽ ra phải được sống ấm êm bên cha mẹ, hạnh phúc bên người yêu, nhưng thế lực đen tối, bạo tàn trong xã hội mà đồng tiền là chúa tể đã cướp đi của nàng tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhẫn tâm xô đẩy nàng xuống tận lớp bùn nhơ dưới đáy xã hội. Mỗi lần Kiều cố gắng vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận là một lần nàng bị dìm sâu hơn nữa.

Từ kiếp bạc mệnh của Thúy Kiều, nhà thơ khái quát lên thành lời chung, kiếp đau khổ chung của người phụ nữ. Văn học thời ấy đã từng nói đến cái chết thảm thương, oan khốc của Người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ); một nạn nhân của chiến tranh và lễ giáo phong kiến bất công. Hay một nàng Đạm Tiên nổi danh tài sắc một thì mà phải rơi vào cảnh: Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Trong xã hội cũ, hỏi có bao nhiêu nàng Đạm Tiên như thế?

Câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà… không chỉ là một tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, lên án đanh thép cái chế độ phong kiến vô nhân đạo, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Bởi vậy nó chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả.

Trong chế độ mới ưu việt, người phụ nữ được gia đình và xã hội tôn trọng: Vai trò to lớn của họ được đánh giá đúng đắn. Chính những điều đó đã giải phóng người phụ nữ ra khỏi những ràng buộc phi lí xưa nay, khơi dậy tiềm năng vô tận của họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Không phải trong cuộc sống hiện nay đã thật sự chấm dứt những quan niệm bất công đối với người phụ nữ, nhưng thái độ coi thường và những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ đã và đang bị xã hội nghiêm khắc lên án.  Tuy ra đời cách đây đã gần hai thế kỉ nhưng những câu thơ tâm huyết của Nguyễn Du vẫn gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Nó vừa là lời than thống thiết về nỗi đau khổ to lớn của kiếp người, vừa là lời kết án tội ác của chế độ phong kiến bất công chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Người đọc bao thế hệ đã nhận được từ hai câu thơ này thông điệp của Nguyễn Du: Hãy cứu lấy phụ nữ, hãy bảo vệ phụ nữ và trả lại cho họ vị trí xứng đáng, thiêng liêng mà Tạo hóa đã ban cho họ là duy trì sự sống của loài người trên trái đất

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Dung
Xem chi tiết
BH_SonKa
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Thanh Bảo
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Oanh
Xem chi tiết
Hung Phung
Xem chi tiết
Thảo Ngọc Huỳnh
Xem chi tiết
Thảo Ngọc Huỳnh
Xem chi tiết
Kim Longg
Xem chi tiết