Câu 1. Sục khí SO3 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ:
câu khó đề hoá
Câu 50: Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ
A. chuyển màu đỏ. B. chuyển màu xanh. C. chuyển màu vàng. D. mất màu.
Câu 51: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là
A. MgO. B. P2O5. C. K2O. D. CaO.
Câu 52: Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là
A. MgO. B. CaO. C. SO3. D. K2O.
Câu 53: Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
A. Na2O. B. Al2O3. C. SO3. D. CuO.
Câu 54: Chất nào sau đây khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng?
A. Cacbon đioxit. B. Canxi oxit.
C. Magie oxit. D. Điphotpho pentaoxit.
Câu 55: Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng:
A. Nước. B. Giấy quì tím. C. Dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH
Cho vôi sống vào cốc đựng nước cất, sau đó cho giấy quỳ tím vào dung dịch vừa thu được.
B3: Sục 6,72 (l) khí SO3 vào 150 (g) nước thu được m (g) axit H2SO4.
a) Tính m?
b) Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng?
c) Cho quỳ tím vào dung dịch thu được sau phản ứng thì quỳ tím chuyển màu gì?
\(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\\ n_{H_2SO_4}=n_{SO_3}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\\ a,m=m_{H_2SO_4}=98.0,3=29,4\left(g\right)\\ b,C\%_{ddH_2SO_4}=\dfrac{29,4}{0,3.80+150}.100\approx16,897\%\\ c,H_2SO_4:Tính.axit\Rightarrow Quỳ.tím.hoá.đỏ\)
Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi: a/ Cho một đinh sắt sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 b/Dẫn khí Cl vào cốc đựng H2O, nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được
a) Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4
Hiện tượng: Đinh sắt màu trắng xám (Fe) bị 1 lớp đỏ đồng Cu phủ lên bề mặt.
b) Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
Dung dịch nước Clo (Cl2) có màu vàng lục. Giấy qùy tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu
giấy quỳ tím chuyển thành màu j khi sục khí SO2 vào cốc nước có giấy quỳ tím?
Đầu tiên chuyển đỏ sau đó mất màu vì SO2 có tính tẩy màu
Cho giấy quỳ tím vào cốc đựng dung dịch Ca(O H ) 2 thì quỳ tím:
A. Chuyển sang màu đỏ
B. Chuyển sang màu xanh
C. Chuyển sang màu vàng
D. Quỳ không chuyển màu
Chọn B
Cho giấy quỳ tím vào cốc đựng dung dịch Ca(O H ) 2 thì quỳ tím chuyển sang màu xanh
Cho giấy quỳ tím vào bình đựng nước, sục khí C O 2 vào. Đun nóng bình một thời gia, người ta thấy quỳ tím
A. không đổi màu
B. chuyển sang màu đỏ
C. chuyển sang màu đỏ, sau khi đun lại chuyển thành màu tím
D. chuyển sang màu xanh
Đáp án C
Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau khi đun lại chuyển thành màu tím, do C O 2 + H 2 O → H 2 C O 3 có tính axit. Khi đun nóng dung dịch do H 2 C O 3 kém bền dễ phân hủy cho làm dung dịch không còn tính axit
Nêu hiện tượng Phản Uứng khi cho:
a. Cho quỳ tím vaod dung dịch NaOH rồi dẫn khí SO3 vào dung dịch
b. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào nước vôi trong.
a, Hiện tượng: Khi cho quỳ tím vào dd NaOH, quỳ tím chuyển xanh. Sau khi dẫn khí SO3 đến dư vào dd trên, quỳ tím chuyển đỏ.
b, Hiện tượng: Khi sục khí CO2 đến dư vào nước vôi trong, xuất hiện kết tủa rồi kết tủa bị hòa tan.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
\(CaCO_3+CO_2+H_2O\rightarrow Ca\left(HCO_3\right)_2\)
Bạn tham khảo nhé!
Một em học sinh làm thí nghiệm như sau : Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí CO 2 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ? Nếu đun nóng nhẹ ống nghiệm thì màu của giấy quỳ tím biến đổi ra sao ? Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học, nếu có.
Khí CO 2 tan một phần vào nước tạo thành dung dịch H 2 CO 3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Khi đun nóng nhẹ, độ tan của CO 2 trong nước giảm, CO 2 ) bay ra khỏi dung dịch, giấy quỳ trở lại màu tím ban đầu.