Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
22 tháng 10 2016 lúc 19:50

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 21:44

Hôm nay quả là 1 ngày buồn .Con không biết mình phải làm sao nữa...Đứng trước cô sao con thấy mình có lỗi nhiều quá... Cô à,con học cô có lẽ mới chỉ được hơn 1 học kì,thật sự cô để lại trong con khá nhiều ấn tượng.Cô có biết không,nhiều lần con tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu trong lớp sẽ ko nói chuyện, làm việc riêng... và những việc khiến cô khỏi phiền lòng..như sao con lại ko làm được... Con làm con thất vọng lắm phải ko cô?

Con là 1 học sinh không có gì nổi trội, học hành ko được giỏi cho lắm nhưng luôn để cô phải phiền lòng....Đó là điều đáng làm con xấu hổ..con xin lỗi cô....
Con còn nhớ lần đầu vào lớp,có lẽ do lối sống khá buông thả từ hồi cấp 2 nên con luôn là tâm điểm để cô nhắc nhở....Về đầu tóc,quần áo.. cô luôn nhắc nhở con.. .con biết ơn cô nhiều lắm... nhưng con vẫn ko nghe cô... và cuối cũng con đã bị nhà trường kỉ luật...con thấy xấu hổ quá cô ơi..con xin lỗi cô.

Mỗi lần khi cô bị nhà trường nhắc nhở về lớp,con cũng thấy mình có phần trong chuyện đó.Cô biết ko, hồi cấp 1 và cấp 2 con là đứa học sinh luôn bị thầy cô nhắc nhở về chuyện nói chuyện riêng.....đây có lẽ là 1 thói xấu xấu mà con không sửa được.. Con xin lỗi cô....

Và đến ngày hôm nay,con lại làm cô buồn.....có lẽ cô muốn ko phải chủ nhiệm 1 học trò như con,cô càng nhắc nhưng con cứ sa vào.....Con sai nhiều quá cô ơi......Con thấy mình là người không có ý thức...cũng phải thôi....Là 1 học sinh Lương Thế vinh mà lại như vậy....Con thấy xấu hổ thay cho bản thân,cho gia đình và xã hội.....

Bây giờ con đang ngồi đây, đang suy nghĩ lại mình.....cũng hiếm có học sinh mới vào lớp 10 đã gây ra cho GVCN bao phiền toái....Chỉ vì con không có suy nghĩ mà đã làm cô phải buồn lòng...làm Nhà trường quở trách. Chỉ vì 1 mình con thôi đã làm buồn lòng bao người...Đây là 1 cái tội....1 cái tội không đáng có của 1 người học sinh....

Nhưng cô ơi..con đã biết con sai rồi...cô hãy tin tưởng ở con nhé....Con sẽ không phải làm phiền lòng cô thêm 1 lần nhữa đâu....Bởi bây giờ con đã tìm ra cho riêng mình 1 con đường riêng,1 lối đi riêng...Có lẽ nó sẽ khó lắm,nhưng con không nản bước..hãy luôn bên con cô nhé...Bởi vì con tin rằng.. Sẽ ko có gì là khó khăn khi bản thân ta cố gắng,nỗ lực....Chỉ cần nhìn thấy cô..nhìn thấy cô cười.. cũng đã đủ làm cho con vui sướng.. Cô ơi, con xin lỗi cô nhé.....Bởi vì con tin...con đã lớn...Con sẽ chịu trách nhiệm với những lời con nói..con tin không ai không cho mình 1 cơ hội khi mình biết và sửa những lỗi sai của mình.

bạn tham khảo nha!

Phương Anh (NTMH)
22 tháng 10 2016 lúc 19:54

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rức mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bnảg làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin “chấn động” làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay nvào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây ? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý… Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to “Tám ạ!”. Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhũ : “Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!” . Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm “tám” theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời “tiên tri”, trời xuôi đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì đểm tám không khớp vời con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Cô cảm thấy “ghét” cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng “ghét” cô hơn…Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng… Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết… Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét` bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ… Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi :“Không hiểu sao không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép…” Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới boết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình… Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian… Cía tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trongt cặp của tôi. Tôi không biềt làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rức như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi…

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có ngưới thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung củ cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô….

 

 

Nguyen Phuc Duy
Xem chi tiết
Lê Khánh Huyền
11 tháng 10 2019 lúc 16:10

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ. Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyện sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: Thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.

๒ạςђ ภђเêภ♕
11 tháng 10 2019 lúc 16:11

Bn tham khảo : 

Chàng trai tài giỏi cứu cô gái xinh đẹp, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu, hôn nhân… Nhà văn rất mực yêu mến, dành nhiều tâm huyết để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên để ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp cứu khốn phò nguy, đồng thời thể hiện khát vọng công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Chân dung của Lục Vân Tiên có thể thấy rõ qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Lục Vân Tiên hiện lên trước hết là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Phẩm chất anh hùng được thể hiện qua hành động trượng nghĩa khi gặp phải chuyện bất bình Vừa tìm đánh bọn cướp, Lục Vân Tiên vừa la mắng: “ bớ đảng hung đồ- Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Lời lẽ của Lục Vân Tiên như lời tuyên chiến không khoan nhượng với cái ác, đồng thời thể hiện rõ tính chính nghĩa, vì dân của hành động chàng đang thực hiện. Hình ảnh Vân Tiên trong trận quyết đấu được so sánh với dũng tướng lừng danh Triệu Tử Long thời Tam quốc để làm nổi bật lên khí phách của người anh hùng Lục Vân Tiên. Thành ngữ “tả đột, hữu xung” vừa diễn tả hành động mạnh, nhanh, dứt khoát, biến hóa khi bên phải, lúc bên trái, làm chủ tình thế trong cuộc chiến. Sức mạnh của Vân Tiên khiến cho đầu đảng Phong lai “ trở chẳng kịp tay”, “ Bị Tiên một gạy thác rày thân vong”, còn lâu la bốn phía thì “ đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”. Trận đánh kết thúc nhanh, gọn, bất ngờ, thắng lợi ngoạn mục, giòn giã như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồ ộp thì toán cướp đã bị đánh cho tan giã. Sau khi đánh cướp, Vân Tiên chưa vội bỏ đi. Nghe tiếng khóc than vọng ra từ bên trong xe, chàng động lòng trắc ẩn. Nguyễn Đình Chiểu khi đó sử dụng triệt để hình thức hỏi- đáp để nhân vật bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, quan niệm,đạo đức, tính cách và lối sống. Những lời động viên,an ủ, hỏi han ấy nói với chúng ta về tấm lòng chàng từ tâm,nhân hậu. Không xuất phát từ khát khao lập công danh như những nhà Nho thuở trước, hành động đánh cướp cứu Nguyệt Nga của Vân Tiên khởi sinh từ lòng yêu thương. Lòng yêu thương con người quả là thứ tình cảm đẹp, cội nguồn, gố rễ của bao nhiêu tình cảm cao quý khác. Được cứu gúp,Nguyệt Nga và Kim Liên quá đỗi cảm động. Hai nàng tỏ ý “ cúi đầu trăm lạy” tạ ơn chàng đã cứu mạng. Vốn là kẻ sĩ, coi trọng lễ giáo “ nam nữ thụ thụ bất thân. Ứng xử tế nhị đó một phần cho thấy lối sống khuôn phép, mẫu mực, nề nếp phần khác thể hiện đức tính khiêm nhường: “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng trước sau kiên định với quan niệm người anh hùng thấy việc nghĩa thì không thể không làm. Quan niệm ấy được hàm súc trong câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Vân Tiên hiện lên trong đoạn trích là một người anh hùng, nghãi khí, có học thức, chính trực, khuôn phép, nhân hậu, trọng ân nghĩa. Như vậy, Vân Tiên trở thành hình tượng tuyệt đẹp về người anh hùng, góp phần làm nên giá trị nhân đạo của “ Truyện Lục Vân Tiên” được nhiều người yêu thích.

#Hok tốt

Serein
11 tháng 10 2019 lúc 16:53

Tham khảo:

Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng cứu người, giúp đời. Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã phần nào thể hiện được tính cách của Lục Vân Tiên Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành Lục Vân Tiên xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Chỉ một mình, lại không có vũ khí, chàng đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành được nhà thơ miêu tả thật đẹp sánh ngang với hình ảnh Triệu Tử Long - một dũng tướng thời Tam Quốc:

Vân Tiên tả đột hữu xung,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan...

Với võ nghệ cao cường, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp và tiêu diệt tên đầu đảng Phong Lai. Hành động của chàng còn tỏ rõ đức độ của người nghĩa hiệp: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha. Không sợ nguy hiểm, Vân Tiên sẵn sàng vì nghĩa trừ hại cho dân.

Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng Vân Tiên đã ân cần hỏi han, an ủi họ. Hành động của chàng thật đàng hoàng, chững chạc. Tuy có phần câu nệ nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một con người có văn hóa trong khi ứng xử với hai người con gái: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”. Vân Tiên đã từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng họa. Câu trả lời “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, cho thấy một người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là thấy việc nghĩa thì tự nguyện làm, và đã làm việc nghĩa thì không cần trả ơn. Đó cũng là quan niệm của nhân dân ta: Làm phúc không cần được phúc. Lục Vân Tiên, qua đoạn trích, không chỉ là một chàng trai tài ba, dũng cảm mà còn là một con người trọng nghĩa khinh tài.

~Std well~

#Twice

Rồng Thần
Xem chi tiết
leducanh12345
Xem chi tiết
Clowns
14 tháng 10 2017 lúc 18:44

Bài làm Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi khiến thầy cô giáo buồn. Đã có ai phải tự hỏi: "mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?". Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn... Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: "Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?"."Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi"-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:"thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?"." Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!"-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:" Tường trắng,bàn gỗ mới "tin" đây này,cần gi giấy chứ!". Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:"thôi,quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời:"Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:"em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: " thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!"."thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!"-tôi hét lên. Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói "siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!". Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

minhduc
14 tháng 10 2017 lúc 18:42

      Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

    Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

Ai Haibara
15 tháng 10 2017 lúc 10:01

minh đức bắt chước hay là haibara ai bắt chước đấy, hai bài giống hệt nhau

Nguyễn Thị Bích Phượng
Xem chi tiết
Di Thiên
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
9 tháng 10 2016 lúc 20:00

1. Thừa QHT qua
2. Thừa QHT đối với
3. Thừa QHT với

Cô nàng tinh nghịch
12 tháng 10 2016 lúc 18:35

trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"

trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "

còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "

Mai Minh Hiếu
Xem chi tiết
Bùi Như Quỳnh
Xem chi tiết
qwerty
8 tháng 3 2016 lúc 20:04

Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo.

 

Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác mà trẻ em có theo quy định của pháp luật.

 

Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em. Quy định về độ tuổi đối với trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Điều 112 Bộ luật hình sự quy định: “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 114 Bộ luật hình sự quy định: “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 115 Bộ luật hình sự quy định“người nào đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.v.v…

 

Phạm tội đối với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn xuất phát từ một thực tế là trẻ em là người không có khả năng tự vệ, và đây là lý do chính mà nhà làm luật quy định “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó khi xác định mức độ tăng nặng của tình tiết này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân. Nếu trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức tăng nặng càng nhiều.

 

Tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quyết định hình phạt tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự  mà trong nhiều trường hợp nó là yếu tố định tội như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.v.v… hoặc là yếu tố khung hình phạt như: giết trẻ em, đe doạ giết trẻ em, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em, lây truyền HIV cho người chưa thành niên là trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản.v.v…. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự quy định tình tiết này là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt, thì không được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nữa.

 

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên việc xác định tuổi của người được xác định là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng hết mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Vậy trong trường hợp này, việc tính tuổi của người bị hại để xác định họ có phải là trẻ em hay không sẽ như thế nào ? Vấn đề này, hiện nay có hai ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó. Ví dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định được cháu Trịnh Hồng D sinh vào tháng 6 năm 1990, thì lấy ngày sinh của cháu D là ngày 30 tháng 6 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu D là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 31 tháng 12 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu D. Cách tính này là không có lợi cho ngời phạm tội, vì người bị hại càng ít tuổi bao nhiêu thì người phạm tội càng bị trách nhiệm nặng bấy nhiêu. Theo quan điểm này xuất phát từ nguyên lý, trẻ em cần dược bảo vệ đặc biệt, nên cơ quan áp dụng pháp luật cũng phải quan tâm đặc biệt hơn.

 

Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đó. Ví dụ: chỉ xác định được cháu Hồ Thị M sinh vào tháng 8 năm 1990 thì lấy ngày sinh của cháu M là ngày 01 tháng 8 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu M là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu M. Cách tính này theo hướng có lợi cho người phạm tội. Theo quan điểm này thì việc tính tuổi người bị hại theo hướng có lợi cho người phạm tội nhưng cũng không có nghĩa là gây bất lợi cho người bị hại là trẻ em, vì dù là trẻ em hay người đã đủ 16 tuổi hoặc người đã thành niên khi bị xâm hại, sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội lại chính từ người phạm tội chứ không phải ở phía người bị hại. Việc bồi thường danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản cho người bị hại là trẻ em vẫn được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật; không vì người bị hại là trẻ em thì được nhiều hơn người bị hại là người đã thành niên. Do đó việc xác định tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với người phạm tội nhiều hơn là đối với người bị hại. Chúng tôi đồng ý với cách xác định thứ hai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi nơi xác định một khác, thì các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.*

 

Khi xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng có cần chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội là phải biết người bị hại là trẻ em thì mới áp dụng tình tiết này không ? Đây cũng là vấn đề lâu nay về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cũng còn ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, về nguyên tắc, đối với tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết phạm tội đối với trẻ em nói riêng, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì mới được coi là tình tiết tăng nặng đối với họ. Nếu có lý do chính đáng mà người phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, thì dù người bị hại đúng là trẻ em thật cũng không bị coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Đặng Xuân T điều khiển xe tải, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm thẳng đầu xe vào một nhà dân bên đường. Sau khi tai nạn xảy ra, T cũng bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu; tại bệnh viện, T được người nhà cho biết vụ tai nạn do T gây ra làm chết cháu Nguyễn Thị H 10 tuổi đang nằm ngủ trên giường. Trong trường hợp này, khi phạm tội T không thể biết trong nhà có người hay không có người, nếu có người thì cũng không thể biết đó là người lớn hay trẻ em. Do đó Đặng Xuân T không bị áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”.

 

Ý kiến thứ hai cho rằng, việc có cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với tình tiết tăng nặng hay không phải căn cứ cứ vào nội dung của tình tiết tăng nặng cụ thể được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, chứ không thể cứ là tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải biết trước hoặc có thể biết trước thì mới bị áp dụng. Bởi lẽ, trong các tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự không phải tình tiết nào cũng đòi hỏi người phạm tội cũng phải thấy được trước hoặc có thể thấy được trước thì mới buộc người phạm tội phải chịu, mà có những tình tiết bản thân nó đã chứa đựng tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và mặc nhiên người phạm tội phải thấy trước. Ví dụ: tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, nó tồn taị khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, chỉ cần có đủ các điều kiện quy định của pháp luật là nó xuất hiện, dù người phạm tội có muốn hay không muốn. Ngược lại, có tình tiết nếu người phạm tội không nhận thức được trước khi thực hiện thì không thể buộc họ phải chịu. Ví dụ: tình tiết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội  để phạm tội, là tình tiết người phạm tội phải nhận thức được, nếu họ không nhận thức được thì không thể buộc họ phải chịu. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này và phân tích thêm một số khía cạch về pháp lý cũng như thực tiễn như sau:

 

Khi nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy có tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, có tình tiết thuộc về hành vi khách quan, có tình tiết thuộc về ý thức chủ quan và có tình tiết chỉ là sự vật hoặc hiện tượng khách quan. Cùng một hiện tượng nhưng nhà làm luật quy định khác nhau thì việc xác định cũng khác nhau. Ví dụ: người bị hại là phụ nữ có thai, nhưng nhà làm luật quy định “giết phụ nữ mà biết là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự) thì buộc người phạm tội phải biết người mà mình giết là phụ nữ đang có thai. Trong trường hợp người phạm tội nhầm tưởng là người mà mình giết là có thai nhưng thực tế không có thái thì người phạm tội ẫn bị áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai” . Ví dụ: Ví dụ: Vũ Xuân K là tên lưu manh cùng đi một chuyến ô tô với chị Bùi Thị M. Do tranh giành chỗ ngồi nên hai bên cãi nhau. K đe doạ: “Về tới bến biết tay tao!” Khi xe đến bến, K thấy chị M đi khệnh khạng, bụng lại hơi to, K tưởng chị M có thai, vừa đánh chị M, K vừa nói: “Tao đánh cho mày trụy thai để mày hết thói chua ngoa”. Mọi người thấy K đánh chị M bèn can ngăn và nói: “Người ta bụng mang dạ chửa đừng đánh nữa phải tội”. Nhưng K vẫn không buông tha. Bị đá vỡ lá lách nên chị M bị chết. Sau khi chị M chết mới biết là chị không có thai mà chị giấu thuốc lá 555 trong người giả vờ là người có thai để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Biên bản khám nghiệm tử thi cũng kết luận là chị M không có thai. Ngược lại có trường hợp người bị giết là phụ nữ có thai thật nhưng trong hoàn cảnh cụ thể người phạm tội không thể biết được người phụ nữ mà mình xâm phạm là đang có thai thì người phạm tội cũng không bị coi là “giết phụ nữ mà biết là có thai”. Ví dụ: Đỗ Quốc C là khách qua đường vào ăn phở trong tiệm phở của chị Phạm Thị H. A chê phở không ngon, chị H cũng chẳng vừa bèn nói lại: “ít tiền mà cũng đòi ăn ngon, đồ nhà quê!” A bực tức lao vào đấm đá chị H liên tiếp. Do bị đá đúng chỗ hiểm chị H đã chết sau đó vài giờ. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị H đang có thai hai tháng.

 

Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm mà là tình tiết thuộc về mặt khách quan. Một người bao nhiêu tuổi là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người đó chứ không phụ thuộc vào nhận thức của người khác. Nếu phụ thuộc vào nhận thức của người khác thì thực tế có thể có người nhiều tuổi nhưng người khác lại tưởng là còn ít tuổi và ngược lại. Thông thường, khi bị quy kết là phạm tội đối với trẻ em, người phạm tội thường nại rằng họ không biết đó là trẻ em, nhất là đối với người bị hại ở độ tuổi giáp ranh trên dưới 16 tuổi. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ thoả thuận với Vũ Thị C là chủ nhà nghỉ “Sao Khuya” tìm cho Đ một gái bán dâm. Vũ Thị C đồng ý và gọi Trần Thị H là gái bán dâm đến nhà nghỉ theo yêu cầu của Đ. Trong lúc Đ đang thực hiện hành vi giao cấu với H thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ của Trần Thị H thì biết H chưa đủ 16 tuổi; Lực lượng Công an đã lập biên bản về việc Đỗ Xuân Đ giao cấu với trẻ em. Khi yêu cầu Đ ký vào biên bản phạm tội quả tang thì Đ không ký và nại ra rằng, không biết người mà  mình giao cấu là trẻ em.

 

Vì là tình tiết thuộc mặt khách quan nên nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.

 

 Tuy nhiên, trong một số trường hợp phạm tội do vô ý, việc xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em không hoàn toàn giống như trường hợp phạm tội do cố ý, mà trong một số trường hợp mặc dù người bị hại là trẻ em nhưng việc áp dụng tình tiết phạm tội đối với trẻ em cần phân biệt:

 

- Nếu phạm tội do vô ý nhưng trước khi thực hiện hành vi người phạm tội đã biết rõ đối tượng tác động là trẻ em, thì phải coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Hoàng Văn S đi săn trong rừng, thấy một bé gái (sau này xác định có tên là Nguyễn Thị M) đang lấy măng; cùng lúc đó có một con chồn chạy qua chỗ cháu M, Hoàng Văn S dương súng bắn chồn nhưng đạn lại trúng cháu M làm cháu M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật là 65%. Hành vi phạm tội của Hoàng Văn S bị truy tố và xét xử về tội vô ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp phạm tội cụ thể này, trước khi dương súng bóp cò, S biết hướng bắn có người mà người này là trẻ em nhưng do quá tin vào khả năng bắn súng của mình (vô ý vì quá tự tin) nên đã gây thương tích nặng cho cháu M. Hành vi phạm tội của S phải coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

- Nếu bị cáo phạm tội do vô ý và trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo không biết hoặc không đủ điều kiện để biết trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì không coi là phạm tội đối với trẻ em như trường hợp của Đặng Xuân T đã nêu ở trên thì không coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

Thực tiễn xét xử có trường hợp người phạm tội cũng là trẻ em thì có coi là phạm tội đối với trẻ em không.Ví dụ: Nguyễn Văn D 15 tuổi 4 tháng 10 ngày dùng dao nhọn Thái Lan đâm vào bụng Trần Quang T 15 tuổi 8 tháng 20 ngày làm cho T bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng và D mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu không coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

Đây là vấn đề chưa được giải thích hoặc hướng dẫn cũng như chưa được trao đổi, bình luận hoặc đề cậptrên các báo chí hoặc trong các cuộc hội thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề vừa mang tính chất pháp lý vừa có tính chất xã hội sâu sắc, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học pháp lý, tâm sinh lý của trẻ em và quan điểm xử lý đối với trẻ em phạm pháp. v.v…

 

Việc nghiên cứu một cách tổng thể và đưa ra những chủ trương, những quy định có tính hướng dẫn áp dụng thống nhất là một yêu cầu cấp bách, nhưng cũng không thể nóng vội mà phải có thời gian, nhất là đây lại là vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm thì vẫn xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội của trẻ em đối với trẻ em, chúng ta không thể tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn. Do đó, theo chúng tôi trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung và chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” mà người phạm tội cũng là trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”, đồng thời đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để có một đường lối xử lý cho phù hợp.

 

Như trên đã phân tích, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự mà trong một số trường hợp nó còn là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Theo quy định tai khoản 2 Điều 48 Bộ luật hình sự thì những tình tiết dã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nghiên cứu tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết định tội thì thấy: Trong các tội xâm phạm đến trẻ em, có tội nhà làm luật không quy định người phạm tội phải làngười đã thành niên như: tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhưng cũng có một số tội nhà làm luật quy định người phạm tội phải là người đã thành niên như: tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em. Do đó, cũng khó có thể xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không áp dụng đối với người phạm tội là trẻ em. Hơn nữa, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” lại là tình tiết  thuộc mặt khách quan, không liên quan gì đến chủ thể của tội phạm mà chỉ liên quan đến người bị xâm phạm (người bị hại). Không có quy định nào của Bộ luật hình sự loại trừ trường hợp trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội đối với trẻ em thì không coi là phạm tội đối với trẻ em (trừ trường hợp phạm tội đối với trẻ em là tình tiết định tội quy định tại một số điều luật). Vì vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn D nêu ở trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Nguyễn Văn D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi nói có thể là vì khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định tại Chương X Bộ luật hình sự (từ Điều 68 đến Điều 77) để miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn D.

 

Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, có những nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Với các quy định trên, thì đối với trẻ em phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ. Trường hợp cần thiết buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội rất nghiêm trọng thì cũng chỉ nên áp dụng biện pháp tư pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, mà không nên áp dụng hình phạt đối với trẻ em phạm tội. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật quan tâm đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tư pháp mà chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hình phạt tù giam vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng còn “quên” không áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên bản án hoặc quyết định đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại.

Bùi Như Quỳnh
8 tháng 3 2016 lúc 20:27

Sao dài quá vậy bạn?????

Trần Mạnh Cường
1 tháng 1 2018 lúc 6:45

Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo.

Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác mà trẻ em có theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em. Quy định về độ tuổi đối với trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Điều 112 Bộ luật hình sự quy định: “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 114 Bộ luật hình sự quy định: “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 115 Bộ luật hình sự quy định“người nào đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.v.v…

Phạm tội đối với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn xuất phát từ một thực tế là trẻ em là người không có khả năng tự vệ, và đây là lý do chính mà nhà làm luật quy định “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó khi xác định mức độ tăng nặng của tình tiết này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân. Nếu trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức tăng nặng càng nhiều.

Tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quyết định hình phạt tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự mà trong nhiều trường hợp nó là yếu tố định tội như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.v.v… hoặc là yếu tố khung hình phạt như: giết trẻ em, đe doạ giết trẻ em, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em, lây truyền HIV cho người chưa thành niên là trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản.v.v…. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự quy định tình tiết này là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt, thì không được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nữa.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên việc xác định tuổi của người được xác định là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng hết mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Vậy trong trường hợp này, việc tính tuổi của người bị hại để xác định họ có phải là trẻ em hay không sẽ như thế nào ? Vấn đề này, hiện nay có hai ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó. Ví dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định được cháu Trịnh Hồng D sinh vào tháng 6 năm 1990, thì lấy ngày sinh của cháu D là ngày 30 tháng 6 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu D là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 31 tháng 12 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu D. Cách tính này là không có lợi cho ngời phạm tội, vì người bị hại càng ít tuổi bao nhiêu thì người phạm tội càng bị trách nhiệm nặng bấy nhiêu. Theo quan điểm này xuất phát từ nguyên lý, trẻ em cần dược bảo vệ đặc biệt, nên cơ quan áp dụng pháp luật cũng phải quan tâm đặc biệt hơn.

Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đó. Ví dụ: chỉ xác định được cháu Hồ Thị M sinh vào tháng 8 năm 1990 thì lấy ngày sinh của cháu M là ngày 01 tháng 8 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu M là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu M. Cách tính này theo hướng có lợi cho người phạm tội. Theo quan điểm này thì việc tính tuổi người bị hại theo hướng có lợi cho người phạm tội nhưng cũng không có nghĩa là gây bất lợi cho người bị hại là trẻ em, vì dù là trẻ em hay người đã đủ 16 tuổi hoặc người đã thành niên khi bị xâm hại, sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội lại chính từ người phạm tội chứ không phải ở phía người bị hại. Việc bồi thường danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản cho người bị hại là trẻ em vẫn được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật; không vì người bị hại là trẻ em thì được nhiều hơn người bị hại là người đã thành niên. Do đó việc xác định tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với người phạm tội nhiều hơn là đối với người bị hại. Chúng tôi đồng ý với cách xác định thứ hai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi nơi xác định một khác, thì các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.*

Khi xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng có cần chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội là phải biết người bị hại là trẻ em thì mới áp dụng tình tiết này không ? Đây cũng là vấn đề lâu nay về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cũng còn ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng, về nguyên tắc, đối với tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết phạm tội đối với trẻ em nói riêng, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì mới được coi là tình tiết tăng nặng đối với họ. Nếu có lý do chính đáng mà người phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, thì dù người bị hại đúng là trẻ em thật cũng không bị coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Đặng Xuân T điều khiển xe tải, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm thẳng đầu xe vào một nhà dân bên đường. Sau khi tai nạn xảy ra, T cũng bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu; tại bệnh viện, T được người nhà cho biết vụ tai nạn do T gây ra làm chết cháu Nguyễn Thị H 10 tuổi đang nằm ngủ trên giường. Trong trường hợp này, khi phạm tội T không thể biết trong nhà có người hay không có người, nếu có người thì cũng không thể biết đó là người lớn hay trẻ em. Do đó Đặng Xuân T không bị áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”.

Ý kiến thứ hai cho rằng, việc có cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với tình tiết tăng nặng hay không phải căn cứ cứ vào nội dung của tình tiết tăng nặng cụ thể được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, chứ không thể cứ là tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải biết trước hoặc có thể biết trước thì mới bị áp dụng. Bởi lẽ, trong các tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự không phải tình tiết nào cũng đòi hỏi người phạm tội cũng phải thấy được trước hoặc có thể thấy được trước thì mới buộc người phạm tội phải chịu, mà có những tình tiết bản thân nó đã chứa đựng tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và mặc nhiên người phạm tội phải thấy trước. Ví dụ: tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, nó tồn taị khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, chỉ cần có đủ các điều kiện quy định của pháp luật là nó xuất hiện, dù người phạm tội có muốn hay không muốn. Ngược lại, có tình tiết nếu người phạm tội không nhận thức được trước khi thực hiện thì không thể buộc họ phải chịu. Ví dụ: tình tiết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội, là tình tiết người phạm tội phải nhận thức được, nếu họ không nhận thức được thì không thể buộc họ phải chịu. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này và phân tích thêm một số khía cạch về pháp lý cũng như thực tiễn như sau:

Khi nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy có tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, có tình tiết thuộc về hành vi khách quan, có tình tiết thuộc về ý thức chủ quan và có tình tiết chỉ là sự vật hoặc hiện tượng khách quan. Cùng một hiện tượng nhưng nhà làm luật quy định khác nhau thì việc xác định cũng khác nhau. Ví dụ: người bị hại là phụ nữ có thai, nhưng nhà làm luật quy định “giết phụ nữ mà biết là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự) thì buộc người phạm tội phải biết người mà mình giết là phụ nữ đang có thai. Trong trường hợp người phạm tội nhầm tưởng là người mà mình giết là có thai nhưng thực tế không có thái thì người phạm tội ẫn bị áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai” . Ví dụ: Ví dụ: Vũ Xuân K là tên lưu manh cùng đi một chuyến ô tô với chị Bùi Thị M. Do tranh giành chỗ ngồi nên hai bên cãi nhau. K đe doạ: “Về tới bến biết tay tao!” Khi xe đến bến, K thấy chị M đi khệnh khạng, bụng lại hơi to, K tưởng chị M có thai, vừa đánh chị M, K vừa nói: “Tao đánh cho mày trụy thai để mày hết thói chua ngoa”. Mọi người thấy K đánh chị M bèn can ngăn và nói: “Người ta bụng mang dạ chửa đừng đánh nữa phải tội”. Nhưng K vẫn không buông tha. Bị đá vỡ lá lách nên chị M bị chết. Sau khi chị M chết mới biết là chị không có thai mà chị giấu thuốc lá 555 trong người giả vờ là người có thai để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Biên bản khám nghiệm tử thi cũng kết luận là chị M không có thai. Ngược lại có trường hợp người bị giết là phụ nữ có thai thật nhưng trong hoàn cảnh cụ thể người phạm tội không thể biết được người phụ nữ mà mình xâm phạm là đang có thai thì người phạm tội cũng không bị coi là “giết phụ nữ mà biết là có thai”. Ví dụ: Đỗ Quốc C là khách qua đường vào ăn phở trong tiệm phở của chị Phạm Thị H. A chê phở không ngon, chị H cũng chẳng vừa bèn nói lại: “ít tiền mà cũng đòi ăn ngon, đồ nhà quê!” A bực tức lao vào đấm đá chị H liên tiếp. Do bị đá đúng chỗ hiểm chị H đã chết sau đó vài giờ. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị H đang có thai hai tháng.

Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm mà là tình tiết thuộc về mặt khách quan. Một người bao nhiêu tuổi là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người đó chứ không phụ thuộc vào nhận thức của người khác. Nếu phụ thuộc vào nhận thức của người khác thì thực tế có thể có người nhiều tuổi nhưng người khác lại tưởng là còn ít tuổi và ngược lại. Thông thường, khi bị quy kết là phạm tội đối với trẻ em, người phạm tội thường nại rằng họ không biết đó là trẻ em, nhất là đối với người bị hại ở độ tuổi giáp ranh trên dưới 16 tuổi. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ thoả thuận với Vũ Thị C là chủ nhà nghỉ “Sao Khuya” tìm cho Đ một gái bán dâm. Vũ Thị C đồng ý và gọi Trần Thị H là gái bán dâm đến nhà nghỉ theo yêu cầu của Đ. Trong lúc Đ đang thực hiện hành vi giao cấu với H thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ của Trần Thị H thì biết H chưa đủ 16 tuổi; Lực lượng Công an đã lập biên bản về việc Đỗ Xuân Đ giao cấu với trẻ em. Khi yêu cầu Đ ký vào biên bản phạm tội quả tang thì Đ không ký và nại ra rằng, không biết người mà mình giao cấu là trẻ em.

Vì là tình tiết thuộc mặt khách quan nên nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phạm tội do vô ý, việc xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em không hoàn toàn giống như trường hợp phạm tội do cố ý, mà trong một số trường hợp mặc dù người bị hại là trẻ em nhưng việc áp dụng tình tiết phạm tội đối với trẻ em cần phân biệt:

- Nếu phạm tội do vô ý nhưng trước khi thực hiện hành vi người phạm tội đã biết rõ đối tượng tác động là trẻ em, thì phải coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Hoàng Văn S đi săn trong rừng, thấy một bé gái (sau này xác định có tên là Nguyễn Thị M) đang lấy măng; cùng lúc đó có một con chồn chạy qua chỗ cháu M, Hoàng Văn S dương súng bắn chồn nhưng đạn lại trúng cháu M làm cháu M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật là 65%. Hành vi phạm tội của Hoàng Văn S bị truy tố và xét xử về tội vô ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp phạm tội cụ thể này, trước khi dương súng bóp cò, S biết hướng bắn có người mà người này là trẻ em nhưng do quá tin vào khả năng bắn súng của mình (vô ý vì quá tự tin) nên đã gây thương tích nặng cho cháu M. Hành vi phạm tội của S phải coi là phạm tội đối với trẻ em.

- Nếu bị cáo phạm tội do vô ý và trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo không biết hoặc không đủ điều kiện để biết trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì không coi là phạm tội đối với trẻ em như trường hợp của Đặng Xuân T đã nêu ở trên thì không coi là phạm tội đối với trẻ em.

Thực tiễn xét xử có trường hợp người phạm tội cũng là trẻ em thì có coi là phạm tội đối với trẻ em không.Ví dụ: Nguyễn Văn D 15 tuổi 4 tháng 10 ngày dùng dao nhọn Thái Lan đâm vào bụng Trần Quang T 15 tuổi 8 tháng 20 ngày làm cho T bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng và D mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu không coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đây là vấn đề chưa được giải thích hoặc hướng dẫn cũng như chưa được trao đổi, bình luận hoặc đề cậptrên các báo chí hoặc trong các cuộc hội thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề vừa mang tính chất pháp lý vừa có tính chất xã hội sâu sắc, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học pháp lý, tâm sinh lý của trẻ em và quan điểm xử lý đối với trẻ em phạm pháp. v.v…

Việc nghiên cứu một cách tổng thể và đưa ra những chủ trương, những quy định có tính hướng dẫn áp dụng thống nhất là một yêu cầu cấp bách, nhưng cũng không thể nóng vội mà phải có thời gian, nhất là đây lại là vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm thì vẫn xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội của trẻ em đối với trẻ em, chúng ta không thể tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn. Do đó, theo chúng tôi trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung và chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” mà người phạm tội cũng là trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”, đồng thời đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để có một đường lối xử lý cho phù hợp.

Như trên đã phân tích, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự mà trong một số trường hợp nó còn là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Theo quy định tai khoản 2 Điều 48 Bộ luật hình sự thì những tình tiết dã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nghiên cứu tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết định tội thì thấy: Trong các tội xâm phạm đến trẻ em, có tội nhà làm luật không quy định người phạm tội phải làngười đã thành niên như: tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhưng cũng có một số tội nhà làm luật quy định người phạm tội phải là người đã thành niên như: tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em. Do đó, cũng khó có thể xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không áp dụng đối với người phạm tội là trẻ em. Hơn nữa, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” lại là tình tiết thuộc mặt khách quan, không liên quan gì đến chủ thể của tội phạm mà chỉ liên quan đến người bị xâm phạm (người bị hại). Không có quy định nào của Bộ luật hình sự loại trừ trường hợp trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội đối với trẻ em thì không coi là phạm tội đối với trẻ em (trừ trường hợp phạm tội đối với trẻ em là tình tiết định tội quy định tại một số điều luật). Vì vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn D nêu ở trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Nguyễn Văn D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi nói có thể là vì khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định tại Chương X Bộ luật hình sự (từ Điều 68 đến Điều 77) để miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn D.

Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, có những nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Với các quy định trên, thì đối với trẻ em phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ. Trường hợp cần thiết buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội rất nghiêm trọng thì cũng chỉ nên áp dụng biện pháp tư pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, mà không nên áp dụng hình phạt đối với trẻ em phạm tội. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật quan tâm đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tư pháp mà chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hình phạt tù giam vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng còn “quên” không áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên bản án hoặc quyết định đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại.

heliooo
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
24 tháng 3 2021 lúc 20:59

Nam and Phong are best friend, but Minh is Phong neighbour. One day, three of them were in the garden that was very near to their house. Minh is a very shy and clever guy, so he was reading his book and sat on the grass while Nam and Phong were playing basketball. Both of them were a very successful . After a will, Phong threw the ball to Minh and invited him to join both of them. After Minh made up his mind, he joined them immediately. They taught him how to play basketball. And soon, they became best friends, and often plays basketball together.