chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong các ngữ liệu sau:
Áo anh rách vai
Quàn tôi có vài mảnh vá
(Đồng chí-chiến hữu)
chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong ngữ liệu:
a) giếng nước góc đa nhớ người ra lính
b) Áo anh rách vai
Quần tôi cóvài mảnh vá
a)biện pháp tu từ là nhân hóa ,ẩn dụ
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Nhờ biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng, là cha mẹ, vợ con, là những người yêu dấu. Cảnh vật ở đây được nhân hoá, như có linh hồn hướng theo người lính.
b) Phép liệt kê bằng những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai” –“quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn, miêu tả chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Theo em hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
- “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.
- Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.
→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Câu 1. Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Câu 2. Ý nghĩa của khổ thơ trên ? Câu 3. Nêu nội dung của khổ thơ trên ?
Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Mảnh vá đã một thời lưng mẹ
Sao bây giờ lại còn nỡ vịn vai em
Anh mặc áo lành đi giữa phố đông chen
Mảnh vá ấy đốt lòng như vết bỏng.
M.n giúp e vs ạ
BPTT: Ẩn dụ và so sánh
Mảnh vá đã một thời lưng mẹ
Sao bây giờ lại còn nỡ vịn vai em(Ẩn dụ)
Anh mặc áo lành đi giữa phố đông chen
Mảnh vá ấy đốt lòng như vết bỏng(So sánh).
Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động, chân thật
Cho thấy cô gái trẻ đã dành lại những thứ tốt đẹp nhất cho anh em còn mình thì mặc áo vá. Qua đây, chàng trai cũng cảm thấy thương cô gái vì phải mặc áo vá nên cảm thấy vết vá ''như vết bỏng''.
Mở đầu bài thơ tác giả dùng các từ ngữ mộc mạc, chân thực nhất để miêu tả cuộc sống vất vả, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn "Mẹ tôi giọng khản đặc" đến "hai cánh tay áo"
Bốn dòng thơ sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra các từ ngữ thể hiện và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác Nồi Đồng hát bùng boong
Bà Chổi loẹt qoẹt lom khom trong nhà ...
BPNT:
- Nhân hóa: chị Tre chải tóc, nàng Mây .. ghé vào soi sương, bác Nồi hát, bà Chổi loẹt quoẹt lom khom.
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh thiên nhiên ngoài trời và sự vật trong nhà trở nên sinh động, có hồn, có hành động như con người gần gũi với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu sức gợi hình gợi cảm nhờ sự miêu tả nghệ thuật bằng cách thổi hồn vào sự vật của tác giả, gây ấn tượng mạnh và hấp dẫn người đọc hơn.
Cau 1:Chỉ ra dấu hiệu và nêu tác dụng của bút pháp tả thực được sử dụng trong những dòng thơ: (2,0)
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu thơ sau: “Vai gầy gánh buổi chợ trưa Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô.”
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn sau: “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
tham khảo
Ở câu văn này, phép điệp ngữ được thể hiện ở cụm từ "xa nhau, giấc mơ". Việc lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng thể hiện được sự bàng hoàng, đau xót đến da diết của nhân vật Thành trong hoàn cảnh hai anh em sắp phải xa nhau. Đồng thời, phép điệp ngữ còn thể hiện được chân thực cảm giác đau đớn, hoàn cảnh chia tay tội nghiệp của hai anh em. Đó là cảm xúc da diết, chỉ mong đó không phải là sự thật. Tóm lại, nhờ phép điệp ngữ mà cảm xúc của nhân vật được bộc lộ một cách chân thực, da diết và sinh động
Tham khảo:
Ở câu văn này, phép điệp ngữ được thể hiện ở cụm từ "xa nhau, giấc mơ". Việc lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng thể hiện được sự bàng hoàng, đau xót đến da diết của nhân vật Thành trong hoàn cảnh hai anh em sắp phải xa nhau. Đồng thời, phép điệp ngữ còn thể hiện được chân thực cảm giác đau đớn, hoàn cảnh chia tay tội nghiệp của hai anh em. Đó là cảm xúc da diết, chỉ mong đó không phải là sự thật. Tóm lại, nhờ phép điệp ngữ mà cảm xúc của nhân vật được bộc lộ một cách chân thực, da diết và sinh động