Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hanie
Xem chi tiết
Trương Mỹ Hoa
25 tháng 3 2016 lúc 8:43

Thời Pháp thuộc

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 2 2018 lúc 15:09

Đáp án: A

Các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam được hình thành trong Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

09 Lê Quang HIếu
Xem chi tiết
Rhider
19 tháng 2 2022 lúc 16:00

Tham khảo

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. ... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Dark_Hole
19 tháng 2 2022 lúc 16:00

Tham khảo ở đây nhé: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
thắng
18 tháng 3 2021 lúc 18:09

Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, ngày nay, quyền của phụ nữ đã được thừa nhận và trân trọng trên phạm vi thế giới. Nhiều văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã xác định và đề cao quyền của phụ nữ, coi đó như là một trách nhiệm của văn minh thế giới. Việc quy định quyền của phụ nữ trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng.

Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ thực sự được đề cập đến từ khi nhân dân ta giành được độc lập từ tay thực dân phong kiến. Sau khi giành được chính quyền và "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đã đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong đời sống của người phụ nữ. Từ nay chị em thực sự trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình cùng nam giới chung lo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc"[1]. Theo đó, những văn bản pháp luật đầu tiên về quyền công dân, trong đó có quyền của phụ nữ được ban hành. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các quyền công dân nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới. Hiện nay, những quyền cơ bản của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.

1. Quyền của phụ nữ trong các bản Hiến pháp

Hiến pháp năm 1946

Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chủ tịch nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Cụ thể, Điều 9 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”.

Khi quyền nam nữ bình đẳng được công bố và thừa nhận, có người lầm tưởng rằng việc giải phóng phụ nữ như vậy đã được giải quyết, do đó thi hành luật pháp có thể là dễ dàng, thuận lợi. Hồ Chủ tịch đã sáng suốt chỉ ra rằng, con đường đấu tranh để thực hiện quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ khó khăn và lâu dài. Vì vấn đề giải phóng phụ nữ là một vấn đề xã hội to lớn sự quan tâm của tất cả mọi người. Muốn giải phóng người phụ nữ không chỉ thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng giữa vợ và chồng trong những công việc gia đình, mà cái căn bản là phải có sự phân công, sắp xếp lại lao động của toàn xã hội,đưa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề như nam giới. Cần tổ chức lại đời sống công nông cũng như sinh hoạt gia đình để phụ nữ giảm nhẹ công việc bếp núc, chăm lo con cái, có điều kiện tham gia sản xuất, học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Từ đó, chị em mới có đủ khả năng làm nhiều công việc chuyên môn và đảm nhiệm được những chức vụ công tác ngang hàng với nam giới. Đó là một cuộc cách mạng thực sự lớn[2].

Có thể nói, quy định của Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập, góp phần phá tan xiềng xích tư tưởng “trọng nam kinh nữ” của chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Hiến pháp năm 1959

Điều 24 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’.

Như vậy so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực mà người phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới. Quyền bình đẳng nam nữ được thể hiện trên 5 lĩnh vực từ xã hội đến gia đình bao hàm tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự ghi nhận, trân trọng và đảm bảo của toàn xã hội đối với vai trò của phụ nữ. Còn đối với chị em phụ nữ, "phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…"[3].

Hiến pháp năm 1980

Khác với hai bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959, trong Hiến pháp năm 1980, quyền của phụ nữ vừa được lồng vào các quyền cơ bản của công dân, vừa được quy định riêng nhằm tạo ra những điểm nhấn quan trọng, khẳng định quyền của phụ nữ.

Theo Điều 55, thì “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, có thể nói đây là quy định tiến bộ của Hiến pháp năm 1980, vì nó bao hàm tất cả các giới tính, khẳng định quyền bình đẳng giới trong xã hội.

Lần đầu tiên, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của Nhà nước ta xác định: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp" (Điều 57).

Bên cạnh đó, bản Hiến pháp này cũng quy định đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động, hôn nhân và gia đình, cụ thể: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ” (Điều 63) và  “hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 64).

Có thể khẳng định, Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp tiến bộ, ở đó quyền của công dân Việt Nam nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng đã được khẳng định ở tầm cao hơn, cụ thể hơn.

Hiến pháp năm 1992

Về cơ bản, quyền của phụ nữ trong Hiến pháp năm 1992 kế thừa những quy định tiến bộ của Hiến pháp năm 1980, nhưng nhấn mạnh thêm: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ" (Điều 63).

Hiến pháp sửa đổi năm 2013

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ. Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Đặc biệt, Điều 26 Hiến pháp nhấn mạnh: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Như vậy, quyền của phụ nữ Việt Nam ngày càng được phát triển qua các bản Hiến pháp, các quyền cơ bản đó bao gồm: (1) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; (2) Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; (3) Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; (4) Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; (5) Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; (6) Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; (7) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (8) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; (9) Quyền bầu cử và ứng cử; (10) Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; (11) Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (khi đủ mười tám tuổi trở lên); (12) Quyền khiếu nại, tố cáo; (13) Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; (14) Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ; quyền tự do kinh doanh; (15) Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; (16) Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc;(17) Quyền kết hôn, ly hôn; (18) Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; (19) Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật...

2. Quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật

Quyền cơ bản của phụ nữ theo quy định của Hiến pháp được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như: Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Cư trú, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Quốc tịch...

Luật Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử về giới. Theo đó, Nhà nước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, theo xếp hạng năm 2012 của Liên Hợp Quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao)[4].

Luật Bảo hiểm xã hội

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động... Bên cạnh đó, Luật còn quy định quyền lợi mang tính đặc thù đối với người phụ nữ như: Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp), nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương, dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu. Ngoài ra, các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội.

Bộ luật Lao động

Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 dành một chương (Chương X) quy định riêng về lao động nữ. Theo đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Luật quy định rõ, nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động; lao động nữ được dành thời gian trong thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinh phụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hôn, có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Đặc biệt, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.

Luật Hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau...

Bộ luật Hình sự

Thể chế hoá các quy định của Hiến pháp về quyền con người Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định những tội phạm liên quan đến phụ nữ, các điều luật bảo vệ quyền của phụ nữ: Hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản 1.h Điều 48) và cũng là tình tiết tăng nặng định khung: Giết người mà biết là có thai (khoản 1, điểm b Điều 93), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ đối với phụ nữ đang có thai (khoản1.d Điều 104), hành hạ phụ nữ có thai (khoản 2.a Điều 110), tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (khoản 2.d Điều 197), cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (khoản 2.đ Điều 200). Trong đó, Bộ luật Hình sự cũng thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý tội phạm là nữ giới; có chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 46). Chính sách nhân đạo, khoan hồng được thể hiện cả trong việc áp dụng hình phạt và thi hành án: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Có thể nói, quyền của phụ nữ Việt Nam trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là “bình đẳng và ưu tiên”. Có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình. Còn quyền ưu tiên (trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu...) có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và xã hội.

Khách vãng lai đã xóa
Linh Dinh
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên
Xem chi tiết
queen
Xem chi tiết
Chie Nguyễn
Xem chi tiết
hoàng thiên
Xem chi tiết