yêu kiều là gì?
Nét đẹp nhất của nhân vật Kiều Nguyệt Nga khiến dân gian yêu mến nàng là gì ?
A. Xem trọng ơn nghĩa, chung thủy hi sinh với tình yêu tự nguyện của mình.
B. Nhu mì , xem trọng ơn nghĩa.
C. Chung thuỷ, nết na, xinh đẹp.
D. Giữ đúng khuôn phép, chung thuỷ.
lỗi mắc trong câu là gì :Qua truyện ''Bức tranh của em gái tôi''cho thấy Kiều Phương là một cô bé đáng yêu
qua
giải thích: nếu có từ ''qua'' tkì câu này thiếu cn
cách sửa:bỏ ''qua''
từ mắc lỗi là từ qua
sửa đổi: qua => câu
Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” , Nguyễn Du đã cho ta thấy vẻ đẹp gì của Thúy Kiều?
A/ Tình yêu thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích.
B/ Tấm lòng chung thủy, hiếu thảo.
C/ Tình yêu thương con người.
Việc Kiều nhắc đến những kỷ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật
→ Kỉ vật, kỉ niệm nào cũng phong kín và in hẳn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều
- Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa
- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.
Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì?
Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa: Kiều giữ lại tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và chàng Kim chỉ gửi gắm mối duyên dang dở cho Thúy Vân
4. Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?
Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm tình yêu có ý nghĩa gì?
Việc Kim - Kiều hẹn ước Vân không hề biết. Vì vậy mà Kiều phải kể rõ nguồn cơn cho Vân nghe, nàng kể tha thiết không hề giấu diếm. Trong khi kể với Thúy Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỷ niệm tình yêu:
- Cảnh cùng chàng Kim tặng nhau quạt để nhỏ ý ước hẹn trăm năm ("khi ngày quạt ước")
- Cảnh hai người ngồi uống chén rượu thề để nguyện chung thủy ("khi đêm chén thề")
- Những kỉ vật của tình yêu ("Chiếc vành với bức tơ mây'')
Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:
- Cảnh Kim trọng cho thêm hương vào lò hương ("mảnh hương nguyền", "đốt lò hương ấy").
- Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe ("phím đàn", "so tơ phím này") Thúy Kiều nói với Thúy Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim. Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỷ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thúy Kiều hy sinh tình yêu, trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm. Thúy Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỷ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thậnẽ Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thúy Vân những kỷ vật nhưng không thể trao những kỷ niệm của tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.
- Khi trao duyên, Kiều nhớ lại kỉ niệm đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật => Kỉ vật, kỉ niệm nào cũng phong kín và in hằn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều.
- Kiều sống trong những hồi ức đẹp => càng thấy xót xa, đau đớn khi phải mang những kỉ vật riêng tư ra chia sẻ.
- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy trong tâm hồn nàng, những kỉ niệm về tình yêu với chàng Kim có một sức sống mãnh liệt, tình cảm cho nàng dành cho Kim Trọng không bao giờ phai.
Từ nào không phải là tính từ?yêu kiều, yêu quý, cao cả, nết na
Từ nào không phải là tính từ?yêu kiều, yêu quý, cao cả, nết na
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các quý phái nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng đúng nơi đúng lúc nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày như ca dao, tục
ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi khéo léo kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để
khả năng biểu hiện của nó tinh tế giản dị mà có âm vang có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi tế nhị trong tình cảm của con người.
a/ Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
b/ Em hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ tả người trong Truyện Kiều để minh họa cho nhận xét trong đoạn trích trên?
c/ Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết được dẫn theo cách nào?
d/ “Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở…”. Dựa vào bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích đã học”, em hãy tìm 2 “điển cố”.
e/ Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 –tập 1, em hãy cho biết giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
f/ Nhìn lại tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong việc dùng ngôn từ. Thật đáng buồn ngày nay tình trạng sử dụng tiếng Việt rất xô bồ. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của các bạn trẻ trong việc gìn giữ tiếng Việt. (trả lời bằng vài câu văn từ 4 - 6 dòng)