Các cao nhân giúp em với chiều em phải hok rùi
chu vi của một hình vuông tăng lên 20% thì diện tích của hình vuông ssos tăng bao nhiều %
các bn ơi giúp mik với
chiều mik phải đi hok rùi
mik sẽ tick nha
Khi chu vi tăng lên 20% thì mỗi cạnh của hình vuông đều tăng 20%
Diện tích được tính bằng \(a\cdot a\)
Khi cạnh tăng lên 20%
\(\left(a\cdot120\%\right)\cdot\left(a\cdot120\%\right)=a\cdot a\cdot144\%\)
Vậy diện tích tăng lên \(44\%\)
Có nhiều trường hợp xảy ra :
1) Chiều dài tăng 10%
2) Chiều rộng tăng 10%
3) Chiều dài, rộng tăng mỗi cạnh 5%
4) Hoặc 2 cạnh tăng sao cho chu vi tăng 20%...
Ta chọn trường hợp 3 làm ví dụ :
Chu vi tăng 20% thì nửa chu vi tăng 10% mỗi cạnh sẽ tăng :
\(20\%:4=5\%\)
Vậy diện tích sẽ tăng :
\(1,05.1,05-1.1=0,1025=10,25\%\)
từ bài thơ thời xanh nắng,em viết 1 đoạn văn miêu tả hình ảnh người bà trong đoạn thơ đầu
giúp mình nha!!!!! ai nhanh nhất mik like cho nha,chiều mình phải ik hok rùi
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bàQua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.
bóng hình người bà tảo tần khuya sớm qua câu nói:'' bóng bà đổ xuống đất đai'' làm cho người đọc cảm thấy xúc động về người bà. Nói về người bà lo cho người cháu suốt tuổi thơ. Người bà khi hoàng hôn buôn xuống môi bà quạnh thẩm, khi vào buổi ban trưa bà vẫn phải làm việc. Bà rất thương yêu người cháu và những hình ảnh ngẹn ngào nước mắt như:
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
người bà luôn chăm sóc, luôn che chở cho chúng ta nhưng có những lúc bà la mình thì mình phải tiếp thu vì chúng ta cần phải biết bà la mình là thương mình. Chúng ta còn cần phải biết quý trọng những người thân trong gia đình không nên có những hành động vô l
Anh chị ơi , giúp em với ạ !!!! Mùng 4/6 em thi chuyên lớp 6 rùi nhưng hok toán ngày càng kém , làm sao để hok gấp rút trong 3 ngày đc ạ ??? Anh chj có Biện pháp j ko ạ , hiện em đang luyện đề thi chuyên ở trên mạng rùi ạ nhưng ko biết có hiệu quả ko nữa . Ai như em đã từng thế này rùi thì cho em lời khuyên với ạ . EM CẢM ƠN AC NHÌU!!! (em biết thế này là vi phạm nhưng cho em đăng lần cuối thôi ạ) AC hãy giúp em nhé . PLEASE @@
xõa đi. làm mấy đề đơn giản để lấy sự tự tin.
Ko ạ , nhưng thực sự là em rất kém toán và Kt thử toàn 5 ,6 điểm thôi ạ , em lo lắm
EM lên mang gõ :fususu-cách học bài rồi tìm cái phù hợp nha!!!
Các bn ơi hok ngữ pháp mẫu câu tiếng anh ý, hok thế nào để nhớ lâu nhỉ???
Chia sẻ giúp mik nhé,mik sắp kiểm tra giữa hok kỳ rùi
Thanks mn Nhìu nha<_>
tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.
Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về văn bản Tôi Đi Học của nhà văn Thanh Tịnh
các bn ơi giúp mick với chiều mink hok rùi huuuuu
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Tôi đi học là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường .
Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu. Đó là một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh: Buổi tựu trường xa xưa ấy thật đáng nhớ, cậu con trai bé bỏng được mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi. Con đường đi đến trường là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần nhưng tự nhiên chú bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi lẽ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Chú bé bảy tám tuổi cảm thấy mình đã khôn, không còn chơi bời lêu lổng lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
Làm sao quên được buổi tựu trường xa xưa đó. Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo vải dù đen dài, cầm trong tay hai quyển vở mới. Chú thêm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, rồi một quyển vở Xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ, tâm lý ấy của nhân vật tôi đã thoáng qua trí nhớ của mình một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh duyên dáng quá, không hề sáo mòn, công thức: so sánh cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước được so sánh với làn mây lướt ngang trên ngọn núi đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ trong sáng của nhân vật tôi.
Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình.
Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói…, các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng… càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.
Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên… Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim… Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế.
Bằng trang hồi ức của mình, Thanh Tịnh đã diễn tả những kỷ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian, không gian: lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.
Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi đi học là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường .
Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu. Đó là một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh: Buổi tựu trường xa xưa ấy thật đáng nhớ, cậu con trai bé bỏng được mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi. Con đường đi đến trường là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần nhưng tự nhiên chú bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi lẽ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Chú bé bảy tám tuổi cảm thấy mình đã khôn, không còn chơi bời lêu lổng lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
Làm sao quên được buổi tựu trường xa xưa đó. Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo vải dù đen dài, cầm trong tay hai quyển vở mới. Chú thêm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, rồi một quyển vở Xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ, tâm lý ấy của nhân vật tôi đã thoáng qua trí nhớ của mình một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh duyên dáng quá, không hề sáo mòn, công thức: so sánh cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước được so sánh với làn mây lướt ngang trên ngọn núi đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ trong sáng của nhân vật tôi.
Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên
Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói…, các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng… càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.
Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên… Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim… Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế.
Bằng trang hồi ức của mình, Thanh Tịnh đã diễn tả những kỷ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian, không gian: lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.
Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
em hãy sưu tầm những bài thơ, văn, đố vui nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
các bn giúp mik vs! Chiều nay mik phải nộp rùi! Mà tự làm thì tốt hơn!
THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...
Lời Ru Của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Văn nha bn
Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11. Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tôi viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi. Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Các anh chị , em , bạn ơi giúp em với ! Ngày mai em phải nộp cho cô rùi
Giúp nhé! ^^ Chìu mai mk phải ik hok rùi! Mơn nhìu! ^^
Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Câu 1: bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Khi đang đi trên đường, bỗng nhiên có làn gió lạnh luồng qua và sẽ cảm thấy lạnh. Khi đó dưới sự chi phối của hệ thần kinh, cảm nhận năng lượng trong cơ thể yếu, phản xạ là rùng mình một cái hay nổi da gà, ... để bình quân lại nhiệt độ của cơ thể.Mặc áo ấm, hai tay ma sát vào nhau,...Đó là sự chi phối của hệ thần kinh nhằm đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Câu 2. Bằng một ví dụ, hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
1. Vẻ đẹp, số phận người nông dân qua các văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố
Làm giúp em với ạ huhu, mai em phải nộp rùi