cách biểu diễn hai lực cân bằng.
Với cùng cường độ, cách biểu diễn hai lực cân bằng nào sau đây đúng?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Đáp án B
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Thế nào là hai lực cân bằng? Nếu dùng hai vectơ để biểu diễn hai lực cần bằng thì hai vectơ này có mối quan hệ gì với nhau?
Tham khảo:
Chẳng hạn khi hai đội kéo co bất phân thắng bại.
Hai đội cùng kéo dây nhằm kéo dây về phía mình, khi lực từ hai phía bằng nhau thì điểm buộc dây gần như không dịch chuyển. Khi đó ta nói lực kéo của hai đội là cân bằng.
Vecto biểu diễn lực, thể hiện phương, chiều và độ lớn. Dễ thấy hai lực này ngược hướng (cùng phương, ngược chiều) và có chung điểm đầu là điểm cân bằng, độ lớn như nhau.
Vậy hai lực cân bằng là hai lực mà khi tác dụng đồng thời vào 1 điểm (hay vật) thì điểm (vật) đó không di chuyển.
Trong các hình sau, hình nào biểu diễn hai cặp lực cân bằng?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Đáp án: B
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Hình 2 biểu diễn hai lực cân bằng, các hình còn lại thì không phải.
Trong các hình dưới đây, hình nào biểu diễn hai cặp lực cân bằng?
A. Hình 2
B. Hình 3 và 4
C. Hình 1 và 3
D. Hình 1; 2 và 3
Đáp án: A
- Hai lực cân bằng là hai lực có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Trong 4 hình trên thì chỉ có hình 2 biểu diễn hai lực cân bằng.
Hãy biểu diễn hai lực cân bằng tác dụng lên một quả cầu khối lượng 0,5kg được treo trên một sợi dây ? Tính lực căng của sợi dây ?
1. Nêu công thức tính vân tốc \(\left(v\right)\) và vận tốc trung bình \(\left(v_{tb}\right)\) ?
2. Tại sao nói lực là một đại lượng Vectơ ? Nêu cách biểu diễn và cách kí hiệu Vectơ lực ? Làm bài tập \(C_2\) ( SGK - 16 )
3. Nêu khái niệm hai lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nêu khái niệm quán tính ?
4. Nêu và giải thích các đại lượng trong công thức tính áp suất và trong công thức tính áp suất chất lỏng ?
5. Hãy chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
6. Làm bài tập 3.3 SBT - trang 9
7. Nêu và giải thích các đại lượng trong công thức tính lực đẩy Ác - xi - mét ?
Bài 1: a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?
b/ Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N).
Bài 2: Biểu diễn các véc tơ lực sau đây:
a. Trọng lực của một vật có cường độ là 1000 N ( tỉ xích tùy chọn).
b. Lực kéo của một sà lan theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, có độ lớn 2000N tỉ xích 1cm ứng với 500N.
c. 72km/h, 24km/h tương ứng bao nhiêu m/s
15 m/s, 32m/s tương ứng bao nhiêu km/h
Bài 6: a) Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu?
b) Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
(1) Tàu hoả: 54km/h
(2) Chim đại bàng: 24m/s
(3) Cá bơi: 6000cm/phút
(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: 108000km/h
Mik đang cần gấp, giúp mik vs ạ!
Bài 1.
a) Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động thẳng đều.
b) Biểu diễn lực kéo 150 000 N.
+Phương: ngang.
+Chiều từ tái sang phải.
+Độ lớn: \(F=150000N\)
Bài 2.
b)Phương : ngang
Chiều: trái sang phải.
Độ lớn: \(F=2000N\)
c)\(72km\)/h=\(\dfrac{72}{3,6}=20m\)/s
\(24km\)/h=\(\dfrac{24}{3,6}=\dfrac{20}{3}\)m/s
Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu và quả bóng trên hình vẽ có trọng lượng lần lượt là 3N; 0,5N; 5N bằng các vectơ lực. Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.
- Các lực tác dụng lên cuốn sách:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.
- Các lực tác dụng lên quả cầu:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực căng T của dây treo hướng thẳng đứng lên trên.
- Các lực tác dụng lên quả bóng:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.
Như vậy, các cặp lực tác dụng lên mỗi vật có cùng điểm đặt (tại tâm của vật), cùng phương thẳng đứng, có độ lớn bằng nhau và ngược chiều nhau.
Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ
Tham khảo
- Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực
- Cách biểu diễn lực bằng vecto : biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Tham khảo:
- Các yếu tố của lực: điểm đặt, phương, chiều và cường độ.
- Cách biểu diễn lực:
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
Phương và chiều là phương và chiều của lực.
Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
tk:
- Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực
- Cách biểu diễn lực bằng vecto : biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Biểu diễn hai lực ở trạng thái cân bằng.
Giúp mình nhé mai kt 45 phút rùi.