_Em hãy tóm tắt cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát?
Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát?
Help me please!
Dải đất này đã đăng ký tên tuổi của mình vào lịch sử dân tộc bằng một cuộc khởi nghĩa nổi tiếng do một nhà nho nổi tiếng lãnh đạo: Khởi nghĩa Mỹ Lương nổ ra năm 1854 do Cao Bá Quát khởi xướng, một danh nho đã được nhân dân đương thời tôn là bậc thánh.
Ngày nay huyện Mỹ Lương không còn.
Huyện này vốn lập ra từ đời Trần, hồi thế kỷ 13, thuộc vào phủ Quảng Oai. Tới thế kỷ 18 thuộc vào phủ Quốc Oai. Tới giữa thế kỷ 19, sau khi đã đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa nông dân lớn, triều đình Huế mới xóa bỏ huyện này. Một huyện mới - gọi là Mỹ Đức - được thành lập trên cơ sở phần lớn đất đai của huyện Mỹ Lương cũ. Phần đất còn lại sáp nhập vào hai huyện Chương Mỹ và Lương Sơn (nay thuộc tỉnh Hòa Bình). Ngày trước, tên gọi của một huyện thường là mượn từ tên gọi của một làng (thuở đó, từ Hán Việt là xã) nằm trong huyện đó. Cho nên ngày nay, tuy huyện Mỹ Lương không còn nhưng vẫn còn cái làng đã cho huyện đó mượn tên, đó là làng Mỹ Lương ở bên bờ phải sông Tích Giang, nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ. Và huyện lỵ của huyện đó thì nay vẫn còn vết tích. Sách Đại Nam nhất thống chí quyển 21, phần tỉnh Sơn Tây còn ghi: “Lỵ sở huyện Mỹ Lương ở vào xã Cao Bộ; trước ở vào thôn Cảm, đời Gia Long dời đến xã Trung Bộ, sau dời đến chỗ hiện nay (tức xã Cao Bộ)”. Ngày nay, cả hai làng (mà sách gọi là xã) Cao Bộ và Trung Bộ đều thuộc xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, ở bên bờ trái sông Tích Giang, cách làng Mỹ Lương độ dăm sáu cây số.
Huyện lỵ thì nằm giữa vùng đồng bằng như vậy, nhưng thực ra Mỹ Lương là một huyện lắm núi nhiều rừng. Đời Lê mạt, tức cuối thế kỷ 18, Lê Quý Đôn có ghi trong tập Kiến văn tiểu lục như sau: “ Huyện Mỹ Lương chỉ có các xã thuộc tổng Cao Bộ là ở đất bằng phẳng, còn thì đều là ven núi, rất nhiều khí lam chướng; có đường cái rộng chừng hai trượng, là đường triều trước đi vào Thanh Hóa, người ta nói đây là đường tắt rất gần nhưng nay đường núi bế tắc không đi được nữa ”.
Ngày nay tuy hình thế có đổi khác, nhưng cứ ngắm suốt một dải núi rừng trùng điệp chạy từ núi Ba Vì qua núi Hương Tích vào thấu tới Hòa Bình, thì cũng có thể hình dung được cái thế hiểm trở của miền tây tỉnh Hà Tây cũ, trong đó có Mỹ Đức tức là huyện Mỹ Lương xưa...
Rừng già bóng cả, đèo núi quanh co gấp khúc, dân cư thưa thớt... đó chính là những cơ sở thuận lợi cho việc tụ nghĩa, khởi binh. Trong những ngày cuối năm 1854, chính từ một cánh rừng vùng này, cánh rừng mà dân địa phương quen gọi là rừng Ngang, những người nông dân nghèo khổ biết căm hờn và dám đấu tranh đã tập hợp lại. Chu thần Cao Bá Quát làm lễ tế cờ rồi xuất phát đi đánh các nơi. Ngày ấy, dưới những tán lá thâm u bỗng thấy dựng lên bao cờ xi, nổi bật lên là lá cờ đại bằng vóc vàng thêu hai dòng chữ lớn:
Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang
Nghĩa là: Ở Bình Dương, Bồ Bản (hai kinh đô của đời Đường Ngu) không có những vua hiền như Nghiêu Thuấn thì ở Mục Dã, Minh Điều (hai nơi tụ nghĩa) phải có những người như ông Võ, ông Thang (hai người đã nổi lên diệt vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thượng).
Đó là hai câu thơ của Cao Bá Quát nhưng cũng chính là khẩu hiệu hành động của nghĩa quân. Những người nông dân làm cuộc khởi nghĩa này không chỉ đòi hỏi miếng cơm manh áo cho cá nhân mà chính là muốn thanh toán vật chướng ngại của lịch sử, tức là muốn lật đổ cả cái triều đình Kiệt, Trụ và thay thế nó bằng những nhân vật tài đức, hiền năng.
Chính ở Rừng Ngang, Mỹ Lương này, dưới lá cờ nghĩa nọ, Cáo Bá Quát đã đọc một bài hịch vạch tội vua quan nhà Nguyễn và kêu gọi mọi người đứng lên chiến đấu. Sinh trưởng ở xứ Bắc nhưng thực ra chỉ tới xứ Đoài, Chu Thần mới tìm ra cách giải quyết triệt để mối mâu thuẫn bấy lâu dày vò tâm hồn mình.
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng. Em có nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa ?
tóm tắt cuộc khởi nghĩa :
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê LinhMùa xuân năm 40 hai bà trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát MônNghĩa quân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩanghĩa quân đánh bại kẻ thù làm chủ được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.lực lượng tham ra cuộc khởi nghĩa đông
Tóm tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
- nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa: Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo,trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng,có 5 chủ tướng chỉ huy là nữ.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a) Nguyên nhân;
- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b) Diễn biến;
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c) Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ
khái quát những nét chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?Ý nghĩa, nguyên nhân , thất bại? khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
- Diễn biến: 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Dựa vào tác phẩm tắt đèn. Hãy tính nồng độ chai rượu của Chí Phèo trước khi đổ sát bá kín.
Sau khi đọc xong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ta có thể thấy rõ cảnh uống rượu của Chí Phèo qua đoạn :
Hắn về hôm trước , hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều . Rồi hắn say khướt , hắn xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến , gọi tận liên tục ra mà chửi .
Qua chi tiết này ta có thể chứng minh được rằng rượu mà Chí Phèo uống là rượu do người vùng miền quê ủ men bán ngoài chợ . Rượu này cất lên thì nồng độ cồn của nó là 45 độ .
=> Ta có thể kết luận được nồng độ mol của chai rượu sẽ là : 0,5 mol .
Sau khi đọc xong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ta có thể thấy rõ cảnh uống rượu của Chí Phèo qua đoạn :
Hắn về hôm trước , hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều . Rồi hắn say khướt , hắn xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến , gọi tận liên tục ra mà chửi .
Qua chi tiết này ta có thể chứng minh được rằng rượu mà Chí Phèo uống là rượu do người vùng miền quê ủ men bán ngoài chợ . Rượu này cất lên thì nồng độ cồn của nó là 45 độ .
=> Ta có thể kết luận được nồng độ mol của chai rượu sẽ là : 0,5 mol .
Từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn em hãy rút ra công lao của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
tham khảo
Là người khởi xướng ,chỉ huy và lãnh đạo chống quân xâm lược nhà minh và cũng là người tạo nên chiến thắng chống quân minh.
+ Là người giải phóng Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa
+ Là người chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm
So sánh các cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
→ Sau cùng đều đã bị đàn áp và dập tắt.
→ Đều là các phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.
Khác nhau:
Khởi nghĩa Phan Bá Vành | Khởi nghĩa Nông Văn Vân | Khởi nghĩa Lê Văn Khôi | Khởi nghĩa Cao Bá Quát | |
Thời gian | 1821 - 1827 | 1833 - 1835 | 1833 - 1835 | 1854 - 1856 |
Địa bàn (căn cứ) | (Trà Lũ) Nam Định | Miền núi Việt Bắc | 6 tỉnh Nam Kỳ | Hà Nội |
Hãy kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh” bằng một đoạn văn khoảng 15 dòng? Cho biết ý nghĩa của truyện?
TÓM TẮT :
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
* Ý nghĩa
Kết thúc có hậu theo mô tuýp quen thuộc : Thạch Sanh cưới được công chúa còn Lý Thông biến thành bọ hung. Nếu đọc nhiều chuyện cổ tích ta luôn thấy kết thúc câu chuyện luôn là “ Người ở hiền thì gặp lành còn kẻ ác bị trừng phạt”. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức ,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo ,yêu hòa bình của nhân dân ta. Đó cũng là mong ước của con người về xã hội công bằng, phát triển và văn minh.
~ Chúc bn học tốt!~
OWR một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.
Lí Thông người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông . Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ . Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng . Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quản Công . Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng . Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa . Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.
Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng . Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục . Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.
Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Ys nghĩa: Thạch Sanh là 1 câu chuyện kết thúc có hậu, có chân lí. Người tốt sẽ luôn nhận được điều xứng đáng (Thạch Sanh được cưới con gái Vua về làm vợ)
Những kẻ xấu xa sẽ bị trừng phạt (Lí Thông và mẹ hắn bị bắt)
p/s: Cuộc sống của chúng ta cũng như thế, phải sống tốt thì mới nhận được những điều lành, xấu xa thì chạy đằng trời cũng sẽ không thoát được đau khổ.
Em hãy nêu địa điểm, người lãnh đạo, nguyên nhân, kết quả-ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát
Trong các cuộc nổi đậy của nhân dân, người lãnh đạo nào là người Hà Nội?
A. Phan Bá Vành
B. Nông Văn Vân
C. Lê Văn Khôi
D. Cao Bá Quát