Chỉ ra , phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ sử dụng trong 2 câu thơ sau ( lưu ý : phân tích kĩ câu gạch chân )
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
giúp mk với , cần gấp ạ
Chỉ ra , phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ sử dụng trong 2 câu thơ sau ;
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
MK GẠCH CHÂN VÌ ĐÂY LÀ ĐIỀU CHÚ Ý ( CÔ MK BẢO PHÂN TÍCH KĨ CÂU NÀY ) GIÚP MỊ VS
“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng” (Trích “Quê hương” của Đỗ Trung Quân)
1. Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Phân tích ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu “Quê hương là con diều biếc”.
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích giá trị của phép tu từ trong hai câu thơ trên
( bạn nào biết làm chỉ mình với ạ )
“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng” (Trích “Quê hương” của Đỗ Trung Quân)
1. Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt : Biểu cảm
3 So sánh hình ảnh quê hương với Con diều biếc , thể hiện tuổi thơ gắn liền vs quê hương , 1 tuổi thơ đầy non trẻ , ngây thơ . Làm cho hình ảnh tuổi thơ lắng đọng , in sâu vào trong tâm hồn trẻ thơ từ lúc bấy giờ tới khi lớn lên . Tuổi thơ con thả trên đồng : khi ta còn được vui chơi , sống trong những tháng ngày bình yên , tuổi thơ đc cất giấu nơi đồng cỏ xanh , bay đi cùng với con diều biếc , với đồng ruộng mênh mông .
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
➩ Biện pháp tu từ: Điệp ngữ
➩ Tác dụng: nhấn mạnh những ấn tượng, giá trị của tiếng gà quê hương với tác giả.
Bạn tham khảo nha -cre:mạng-Hoidap247
Đọc bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh chắc hẳn người đọc cũng chẳng thể thôi ấn tượng, không chỉ về nội dung mà còn sâu sắc đến cả nghệ thuật của bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.
“Cục... cục tác... cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Những dòng hồi tưởng về tuổi thơ cùng bà và ổ gà, tiếng "nghe" được lặp đi lặp lại. Phép điệp ngữ từ"nghe" nhằm nhấn mạnh những ấn tượng, những giá trị của tiếng gà quê hương với tác giả. Người cháu ấy trên đường hành quân xa đã bắt gặp lại tiếng gà hôm ấy. Tiếng gà làm xao động cái nắng gắt của ban trưa. Tiếng gà xoa dịu những cơn đau, sự mệt mỏi của người cháu. Hơn nữa, nó làm sống dậy trong tâm hồn người cháu những kỉ niệm cùng bà, kỉ niệm một tuổi thơ hồng. Như vậy có thể thấy, phép điệp ngữ không chỉ làm cho bài thơ trở nên sống động mà còn làm những tình cảm tươi đẹp, thiêng liêng của người lính trẻ thêm trong sáng, để lại dư âm khó phai tỏng lòng bạn đọc.
hãy phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ ở đoạn thơ sau bằn 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 câu:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong, soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Bài 2 Gạch chân các danh từ có trong đoạn thơ sau Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.
TL :
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
"Quê hương là con diều biếc ,
Tuổi thơ con thả trên đồng"
- Biện pháp nghệ thuật so sánh: ''Quê hương'' so sánh với ''con diều biếc''
=> Giá trị: Những hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với " con diều biếc " bay bổng và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
Chỉ ra cái hay của biện pháp so sánh trong 2 câu thơ sau
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau Bờ tre cõng tiếng sáo diều Khúc dân ca lại dặt dìu Lời Ru Bốn mùa là bốn câu thơ Ngọt ngào nồng ấm giữa bờ ca dao
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
a,Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
b,Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Em tham khảo:
a, - Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Hiệu quả: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
b, BPTT: điệp ngữ " Vì"
- Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
a) - Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
b) - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: "Vì"
- Tác dụng: Làm rõ lí do chiến đấu của người chiến sĩ, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc