Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
14 tháng 3 2018 lúc 20:12

Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được “cái được so sánh” ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng. – Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực – đen , đèn – sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). – Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của “người ở” đối với “kẻ đi” (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).

 

Bình luận (0)
Thiên Yết
14 tháng 3 2018 lúc 20:12

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.

- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.

Quả tương đồng với thành quả.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.

- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.

c. Mặt trời đi qua trên lăng

Ẩn dụ: Mặt trời => Chi phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.

Bình luận (0)
Thiên Yết
14 tháng 3 2018 lúc 20:13
- Các hình ảnh ẩn dụ:+ ăn quả, kẻ trồng cây;+ mực - đen , đèn - sáng;+ thuyền, bến;+ Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).- Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất);mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất);thuyền - bến tương đồng với người ra đi - người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất);Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Bình luận (0)
My Phan Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
20 tháng 3 2018 lúc 7:35

a) ẩn dụ là ăn quả chỉ người làm hưởng thụ thành quả, trồng cây chỉ người làm ra thành quả

b) ẩn dụ là đen chỉ cái xấu , sáng chỉ cái tốt 

c) ẩn dụ là thuyền chỉ người ra đi, bến chỉ người ở lại

d)mặt trời chỉ BÁC HỒ

Bình luận (0)
My Phan Hà Nguyễn
19 tháng 3 2018 lúc 21:24

Help me

Bình luận (0)
ho09123
Xem chi tiết
Thị Thu Hà 9C Trần
Xem chi tiết
TRẦN PHAN ĐỨC THUẬN_nh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 2 2021 lúc 13:37

a)  Ẩn dụ : mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một câu ẩn dụ.Tác giả đã dùng từ Mặt trời để chỉ Bác Hồ-vị lãnh tụ của dân tộc.Người soi sáng dẫn đường chỉ đổi cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nè lệ tối tăm đi tới tương lai độc lập ,tự do,hạnh phúc.với nghệ thuật ẩn dụ trên đã thể hiện được lòng kính yêu,sự biết ơn,niềm tự hào của nhà thờ.

b)  So sánh "dòng sông lặng ngắt" với (lặng) "như tờ"

Phép so sánh : "lặng ngắt như tờ " làm nổi bật được không gian êm đềm tĩnh lặng, im ắng của một vùng sông nước vào khuya (Bác Hồ sáng tác bài thơ này khi đang "Đi thuyền trên sông Đáy") đầy trữ tình, lãng mạn và sinh động với cảnh "sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo"

c) Nhân hóa : nghiên sầu

Sử dụng phép nhân hóa "nghiên sầu" dùng để diễn tả cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả những vật vô tri vô giác

d) 

So sánh: Sương trắng so sánh với giọt sữa. Hiệu quả:

+ Tạo sự sinh động cho hình ảnh.

+ Nhấn mạnh dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.

- Nhân hóa: : Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên, làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết. 

- Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh”: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.

=> Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 3 2018 lúc 15:45

d, Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.

Bình luận (0)
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
nhật minh
4 tháng 5 2018 lúc 12:02

 Câu trả lời hay nhất:  tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

tk mik nha

Bình luận (0)
Trần Thùy Dương
4 tháng 5 2018 lúc 12:12

Biện pháp ẩn dụ trong 2 câu thơ trên là " mặt trời"

- Tác dụng của biện pháp ẩn dụ đó là :

Tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước để nâng cao giá trị hình tượng so sánh . Mặt trời biểu tượng cho chân lí , cho sự ánh sáng vĩnh cữu tất yếu của cuộc sống . Tác giả ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cữu ấy . Qua đó thể hiểu được đối tượng mà nhà thơ so sánh . Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của tác giả đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ.

Học tốt!

Bình luận (0)
tại sao anh phải như vậy
4 tháng 5 2018 lúc 12:25

huhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhu @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

huhu

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2017 lúc 15:19
Dàn ý

- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.

- Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.

- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:

   Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.

   Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

      (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Bình luận (0)
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
nguyenhoaianh
16 tháng 3 2018 lúc 17:53

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

k nha

Bình luận (0)
hoang quynh anh
Xem chi tiết
Hạ Băng
27 tháng 2 2018 lúc 20:20

 câu thơ trên thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất

Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.

hok tốt

Bình luận (1)
Minh Chương
27 tháng 2 2018 lúc 20:13

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

Bình luận (0)
hoang quynh anh
27 tháng 2 2018 lúc 20:28

là kiểu ẩn dụ phẩm chất nhé 

Nét tương đồng là về phẩm chất 

Người ta ví Mặt Trời như là Bác Hồ , cũng thể hiện sự gần gũi của Bác với mọi người ấm như Mặt Trời

Bình luận (0)