Đ , tâm trạng như đi diễn văn k bằng!
Viết đoạn văn diễn dịch nêu diễn biến tâm trạng nv tôi khi trên đường đến đường
Viết đoạn văn quy nạp nêu diễn biến tâm trạng nv tôi khi vào sân trường
Viết đoạn văn diễn dịch nêu diễn biến tâm trạng nv tôi khi ở trong lớp
Ai giúp mk vs ạ
Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn ( Theo lời của Dế Mèn ) sau khi chôn cất Dế Choắt!
Lưu ý: Không sử dụng dưới hình thức sao chép Văn Mẫu
Mk sẽ duyệt và k nếu như bn nào lm văn có cảm xúc
Sau khi chôn cất cậu ấy, tôi lặng người cảm giác ân hận ngập tràn con người tôi. Tôi im lặng suy nghĩ về những hành động của mình.Nhìn nấm mồ mới đắp còn ướt lớp đất mới và phía sâu trong đó là người bạn xấu số của tôi. Tôi bật khóc vì một phút nông nổi mà tôi đã hại chết Dế Choắt, một người bạn thiệt thòi hơn tôi nhiều. Cậu ấy đã nhờ tôi giúp nhưng tôi không giúp mà còn khinh bỉ cậu ấy. Giờ tôi nghĩ lại và nguyền rủa mình rằng:"To cao, vạm vỡ để làm gì khi không cứu nổi một cậu bạn yếu ớt cần một người để nương tựa chứ!".Càng nghĩ tôi càng thấm thía lời nói cuối cùng của Dế Choắt.Tôi im lặng, nhẹ nhàng đặt tay lên nấm mồ còn mới và khóc.Khóc,khóc thật nhiều để đưa tiễn vong linh bạn tôi về cõi hư vô.Những giọt nước mắt cứ thế trào ra như thể đã chôn cất trong lòng bấy lâu nay.Những nỗi đau,cảm xúc,sự ân hận cứ thế theo giọt nước mắt trào ra.Khóc xong, tôi chào bạn một lần cuối rồi chôn giấu lại nỗi buồn và cất bước ra đi để lại phía sau quá khứ rồi bắt đầu một cuộc sống mới, một hành trình mới như Dế Choắt mong muốn ở tôi...
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!
Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.
Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!
Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.
1. Viết đoạn văn thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản "Tôi đi học"
ko chep mang
Đọc kĩ văn bản và tái hiện lại bức tranh tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi đi học đầu tiên bằng cách hoàn thiện bảng sau:
TÌNH HUỐNG CẢM GIÁC ĐƯỢC DIỄN TẢ
Khi bước đi trên đường làng->
Khi mặc chiếc áo vải dù đen->
Khi được cầm vở mới->
Khi xin mẹ được tự cầm bút, thước->
Khi đứng trước ngôi trường->
Khi nghe ông đốc gọi tên->
Khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp.->
Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên->
Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng trong đoạn văn sau:"Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơn rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!..." Trích "Chí Phèo" (Nam Cao)
1 ) " Bức tranh của em gái tôi " là bức tranh gf ? Văn bản kể về bức tranh anh theo ngôi thứ mấy ? Ai kể ? Đứng rước bức tranh ở phòng rưng trưng bày , người anh đã có những tâm trạng như thế nào - ghi lại câu văn diễn tả tâm trạng của người an hvaf giải thích vì người anh lại có tâm trạng như vậy ?
- Từ câu chuyện về bức tranh , em rút ra bài học gì cho bản thân
tớ trả lờ mấy câu hởi kia trước nha
văn bản kể theo nhôi thứ nhất do người anh kể. người anh có tâm trạng đầu tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
người anh có tâm trạng như vậy vì đầu tien là sự ngỡ ngàng cho thấy anh rất ngạc nhiên vì mình đối xử với em như vậy mà em vẫn vẽ mình. tiếp là hãnh diện vì được thể hiện trong búc tranh của em gái mình. sau cùng là xáu hổ vì trước đây mình đã gắt gỏng với em, đói xử với em ko tốt, người anh cảm thấy mình ko xứng đáng được em vẽ nên xấu hổ.
qua bài học em rút ra được bài học là ko nên ghanh tị với người khác
về bài học rút ra bạn nghĩ ra viết tiếp nha
gf là gì vậy biết thì tớ mới trả lời được
Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 -12 câu phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi trong tác phẩm Tôi đi học(Thanh Tịnh). Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt
các bn giúp mình với
Em tham khảo nhé:
Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh chính là câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của ông đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình trong trẻo mà sinh động về ngày đầu tiên đi học. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” được truyền tải theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; lại cảm thấy ngơ ngác khi nghe ông đốc gọi đến tên mình và cuối cùng là cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Đó là một chút lạ lẫm nhưng cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Thật xúc động! Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người và cũng chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Câu đặc biệt: In đậm nghiêng
Câu hỏi Bài Văn :> Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quang việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào ?
Qua đó cho ta thấy Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, nhân hậu, tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Tham khảo:
Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động: Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nóTình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ: Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”. Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.\(\Rightarrow\)Qua đó có thể thấy con người của Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng; là người cha nhún hậu, thương yêu con sâu sắc.Tìm những chi tiết hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" theo diễn biến của ngày đầu tiên đi học đó trong văn bản “Tôi đi học”.
- Tâm trạng khi trên con đường làng:
* “Mẹ tôi âu yếm ...dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp”.
* “Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.
* “Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”.
→ Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liêng của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời – cảm giác hãnh diện háo hức.
- Cùng mẹ đi trên đường tới trường :
* “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn.'' Sân nó rộng .... vẩn vơ”.
→ Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ.
- Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:
* “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.
* “ Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”.
* “Nhưng người tôi ... một cách lạ”.
* “Quay lưng...nức nở khóc”.
* “Trong thời thơ ấu ... như lần này”.
→ Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :
* “Một mùi hương lạ xông lên,...là lạ và hay hay”.
* “Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.
* “Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.
* “ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”.
→ Nhận xét: thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên