Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Anh Quân
Xem chi tiết
【 V I O 】 《 G A C H A...
Xem chi tiết

-Khái quát quá trình chiến tranh xâm lược của Pháp..
+1/9/1858 Pháp tấn công Đà Nẵng theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, đến tháng 2/1859 Pháp sa lầy tại Đà Nẵng. ..
+1859 Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ, 1867 chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ …
+1873, 1882 Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần 1, 2 ..
+8/1883 Pháp tấn công biển Thuận An, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng không điều kiện …
Kết luận:Như vậy sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp với việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta.
- Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1884 thất bại.
+Khách quan
.Thực dân pháp hơn ta một phương thức sản xuất, tiềm lực về vũ khí, quân sự …
+Chủ quan:
.Triều Nguyễn thực hiện chính sách bảo thủ, làm suy yếu tiềm lực của đất nước
.Triều Nguyễn không đoàn kết được toàn dân, ngày càng xa rời nhân dân...
.Triều Nguyễn không có phương pháp, nghệ thuật chiến tranh đúng đắn.
. Triều Nguyễn phản bội lợi ích dân tộc, qua các điều ước 1862, 1874, 1883, 1884

Nọc Nòng
21 tháng 4 2021 lúc 19:44

*Tính chất: giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc.

Đặc điểm: 

- Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và khiến chính quyền pk đầu hàng.

- Lan rộng từ Bắc Kì đến Nam Kì theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.

- Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.

Nguyễn nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Minh Châu
Xem chi tiết
Lê Anh Vũ
Xem chi tiết
Lê Hùng Cường
8 tháng 3 2016 lúc 15:36

* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.

- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.

- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...

- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...

* Đặc điểm:

- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.

- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.

- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Nguyễn Anh
Xem chi tiết
Amee
22 tháng 3 2021 lúc 21:40
STTTên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạoHoạt động nổi bậtÝ nghĩa và bài học kinh nghiệm
1

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 – 1887)

Phạm Bành,

Đinh Công Tráng..

- Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 – 1887

Tiêu hao sinh lực địch, làm chặn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

- Nguyễn Thiện Thuật

- Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

- Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

3

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)

- Phan Đình Phùng

- Cao Tháng

* 1885 - 1888 : chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...

* Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức hoạt động, tác chiến.
Lê N T
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Khoa
2 tháng 5 2021 lúc 21:18

 ai giúp mình vớiiiiiii

 

Tâm Trương
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
24 tháng 11 2023 lúc 20:53

Trong thời kỳ từ năm 1858 đến 1884, Hà Tiên - một thành phố cảng ở miền Nam Việt Nam, đã trở thành trung tâm của nhiều phong trào chống Pháp. Dưới đây là một số phong trào tiêu biểu trong thời gian này:

1. Phong trào Kháng chiến Hà Tiên (1858-1862): Sau khi Pháp xâm chiếm Gia Định (nay là TP.HCM), người dân Hà Tiên đã tổ chức kháng chiến chống lại sự xâm lược của Pháp. Phong trào này được lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo địa phương như Trương Định, Trương Quang Đạo và Trương Công Định.

2. Phong trào Cần Vương (1862-1884): Phong trào Cần Vương là một phong trào kháng chiến chống lại thực dân Pháp và nhà Nguyễn. Ở Hà Tiên, phong trào này được lãnh đạo bởi các vị lãnh tụ như Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Thị Định. Họ đã tổ chức các cuộc tấn công và kháng chiến chống lại quân địch.

3. Phong trào Hội Tam Tòa (1875-1884): Được thành lập vào năm 1875, Hội Tam Tòa là một tổ chức chống Pháp tại Hà Tiên. Hội này đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập hợp nguồn lực và hỗ trợ cho các phong trào kháng chiến khác.

Những phong trào này đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện kháng chiến chống lại sự xâm lược của Pháp ở Hà Tiên trong giai đoạn từ năm 1858 đến 1884.