trong đoạn thơ Lượm từ khổ hai đến năm hãy tim biện pháp nghệ thuật và tác dụng cua biện pháp đó
Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai ở bài Lượm và nêu rỏ tác dụng của biện pháp tu từ ấy
BPTT: so sánh
- Tác dụng nhấn mạnh sử nhanh nhẹn, linh hoạt của chú bé Lượm.
Điệp ngữ: Cái ➩ Tác dụng: Làm nổi bật dáng vẻ hoạt bát, năng động của chú bé Lượm
Biện pháp tu từ: So sánh
-> Tác dụng: Làm nổi bật dáng vẻ hoạt bát, năng động của chú bé Lượm
hãy nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ tiếng gà trưa nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật
Khổ đầu :
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"
Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.
Khổ cuối
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"
Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.
Tham khảo nha^^
*Khổ thơ đầu
Biện pháp tu từ: nhân hóa tác dụng làm cho câu văn hay hơn sinh động hơn
*Khổ thơ cuối
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ tác dụng nhấn mạnh lí do chiến đấu của người chiến sĩ
1 .Hãy chỉ ra những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ ( chuyện cổ tích về loài người )
2 . Nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ .
3 . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong dòng thơ " Những làn gió thơ ngây " ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy .
4 . Hãy ghi lại những dong thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ " Nhưng còn cần cho trẻ " đến " Từ bãi sông cát vắng "
Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 2 và khổ thơ 3 của bài thơ "Lượm".
Em cho biết việc sử dụng các fg láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của 2 khổ thơ trên.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
Sử dụng phép tu từ so sánh và sử dụng từ láy cho bài văn thêm sinh động, hồn nhiên vui tươi, thơ ngây đúng như cái tuổi của Lượm- cái tuổi đượm nhiều kỉ niệm và mơ ước, thể hiện sự nhanh nhẹn của chú bé khi làm công việc liên lạc!
từ chim chích không phải từ láy mà là 2 từ đơn nha bạn
chim là chỉ loài vật còn chích là tên của loài vật
Chép khổ thơ thứ 2 của bài thơ "Tiếng gà trưa" và Nêu nội dung, nêu các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ đó
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Hai dòng thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật
ấy trong văn cảnh. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có nhiều tác giả sử dụng nghệ thuật
này, hãy chép lại câu thơ có nghệ thuật đó và nêu rõ tên tác giả.
đoạn thơ cuối sử dụng nghệ thuật gì ( câu hỏi tu từ " Lượm ơi còn không" biện pháp tác dụng của biện pháp đó
Tham khảo:
- Ra thế
- Lượm ơi
+ Câu thơ được tách ra làm 2 dòng => Tạo ra khoảng lặng giữa những dòng thơ và thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào.
- Thôi rồi, Lượmbơi
=> sự đau xót, tiếc thương như đang chứng kiến Lượm hi sinh
- Lượm ơi, còn không?
=> Câu hỏi tu từ hỏi nhưng mà dể khẳng định Lượm vẫn còn mãi
- Chú bé: Cách gọi của người lớn với một đứa em, thân mật nhưng chưa thật sự gần gũi.
- Cháu: thể hiệnquan hệ gần gũi, thân thiết, trìu mến.
- Chú đồng chí nhỏ: xem Lượm như một người đồng chí, ngang hàng về việc thực hiện nhiêm vụ vừa thể hiện sự trìu mến vừa trang trọng.
- Gọi thẳng tên nhân vật: thể hiện tình cảm yêu mến, đau xót, cảm phục lên tới cao trào.
- Câu hỏi tu từ: "Lượm ơi, còn không?” không tin rằng Lượm hi sinh và cũng để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người, sống mãi với quê hương đất nước.
Chúc em học tốt
Tham khảo
Câu hỏi tu từ: "Lượm ơi, còn không?” không tin rằng Lượm hi sinh và cũng để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người, sống mãi với quê hương đất nước.
Lượm đã hi sinh như lượm vẫn còn trong trái tim mọi người
nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ của bài thơ lượm từ'chú bé loắt choắt đến cháu đi xa dần"
và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng đó
Từ láy:loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghêng nghênh
Biện pháp tu từ:Như con chim chich-Nhảy trên đường vàng
Tác dụng:Phép so sánh này có vai trò quan trọng trong việc tái hiện chân dung nhân vật Lượm.Đó là hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé,hiếu động,nhí nhảnh,hồn nhiên vui tươi và rất đáng yêu.
Hình ảnh đó còn góp phần tái hiện những bước chân tung tăng của Lượm vừa đi vừa nhảy trên con đường vàng
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
trong khổ thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.nêu tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó trong khổ thơ