Những câu hỏi liên quan
Pham ngoc han
Xem chi tiết
O=C=O
28 tháng 2 2018 lúc 7:36

Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.

Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp tiêu diệt.

Diễn biến:

Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá. Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành. Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh huyền
Xem chi tiết
Thời Sênh
28 tháng 7 2018 lúc 21:06

a. Đoạn trích trong văn bản : Cây Tre Việt Nam

Tác giả : Thép Mới

b. "Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.

Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in nghiên + đậm

c. Biện pháp tu từ : nhân hoá

Tre - thẳn thắn, bất khuất - đồng chí chiến đấu - cùng ta làm ăn - đánh giặc

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 7 2018 lúc 21:42

a)Được trích từ văn bản''Cây tre VN'' của thép MỚI

b)Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

CN:IN ĐẬM

VN:IN NGHIÊNG

c)- Biện pháp nhân hóa “Tre”
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Mi
Xem chi tiết
Phúc
27 tháng 3 2020 lúc 8:44

Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng chưa được cuẩn bị chu đáo, vũ khí thô sơ

-Thực dân Pháp mạnh về cả binh lực và hỏa lực

-Tôn Thất Thuyết chưa liên kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
dangdinhhan123
Xem chi tiết
nguyen thi bich lien
27 tháng 9 2019 lúc 10:37
cau ca dao nay sang tac ra de khuyen chung ta dung nen nghe theo nhung loi nguoi ta noi ma van lam viec ma minh dang lam .cau ca dao nay la mot van ban co . vi van ban la mot chuoi loi noi mieng hay bai viet co chu de thong nhatcoco . thanh giong, su h ho guom ,so dua , em be thong minh , ...
Bình luận (0)
Lương Dinh Thăng
Xem chi tiết
Bon Luong
22 tháng 10 2021 lúc 19:36

Từ tài khoản nhà bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
princess of the ice barr...
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Minh Quân 4a...
4 tháng 4 2016 lúc 17:48

Mình tán thành ý kiến của bạn

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm
4 tháng 4 2016 lúc 17:52

ke bon tui ba ko k thi dung co xia mom vao .chuyen cua bon tui thi dung co quan tam. bon tui lam vi bon tui vao o nhuc bon tui chu co anh huong gi den ba dau?

bon tui lam vi muon biet ket qua cua bon tui dung hay sai thui. zo zien

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm
4 tháng 4 2016 lúc 17:53

bon tui ko hieu cho ba do thi lam sao. ma co lien quan gi den ba dau ma ba fai ngan chan? dien dan nay la cua chung chu ko phai cua ba ma ba co quyen nha!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Bibi Buon Bibi Buon
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:47

5. _giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Bình luận (0)
Huyền Minh Lam Nguyệt
Xem chi tiết
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:16

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:09

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

Bình luận (0)
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:

Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhất
Bình luận (0)
cao thi anh thuy
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 3 2019 lúc 17:15

a)

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bài...dễ thấy. ==> rút gọn CN

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. ==> rút gọn CN

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến ==> Rút gọn CN.

b)

Các câu có sử dụng phép liệt kê:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. ==> Liệt kê không theo cặp

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. ==> Liệt kê tăng tiến

c)Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)