Hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 46,35 g H20 thu được đ HCl có nồng độ bao nhiêu
Hòa tan 6,4g hỗn hợp gồm Mg và MgO vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
Hoà tan hoàn toàn 21,6 g hỗn hợp Fe và Fe203 vào dd HCL 1M,thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc).
a) Tính thể tích dd HCL
b) Tìm nồng độ mol dd thu được.
\(a)n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1mol\\
Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
0,1 0,2 0,1 0,1
\(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{21,6-56.0,1}{160}=0,1mol\\
Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+3H_2\)
0,1 0,6 0,2 0,3
\(V_{ddHCl}=\dfrac{0,2+0,6}{1}=0,8l\\
b.C_{M_{FeCl_2}}=\dfrac{0,1}{0,8}=0,125M\\
C_{M_{FeCl_3}}=\dfrac{0,2}{0,8}=0,25M\)
Hòa tan Mg vào ống đựng 7,3g dd HCl sau pứ thu được 2,24 lít H2 đktc a) tính KL Mg đã pứ b) HCl có dư không? Dự bao nhiêu?
Mik không tính ra được cậu có ghi đề sai không
a, \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
Theo PT: \(n_{Mg}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{Mg}=0,1.24=2,4\left(g\right)\)
b, \(n_{HCl\left(pư\right)}=2n_{H_2}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{HCl\left(pư\right)}=0,2.36,5=7,3\left(g\right)\)
Vậy: HCl không dư.
ⁿHCl=7,3/36,5=0,2(mol)
Mg + 2HCl => MgCl₂ + H₂
1 2 1 1
0,1 < 0,2> 0,1 0,1
mMg=24.0,1=2,4(g)
lặp tỉ lệ
0,1/1 = 0,2/2
nên HCl không dư
Hòa tan 1,5 g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dd HCl thu được 5,6 lít khí ở đktc và phần không tan. Cho phần không tan vào H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
2Al+6HCl->2AlCL3+3H2(1)
Mg+2HCL->MgCL2+H2(2)
Cu+2H2SO4(đặc)->CuSO4+SO2+2H2O(3)
(3)=>nCu=nSO2=2,24/22,4=0,1mol
=>mCu=0,1.64=6,4g ???? lớn hơn m hỗn hợp đề chắc sai
hòa tan hết 17.2 g hh X gồm Fe và 1 oxit sắt vào 200 gam dd HCl 14.6% thu đc ddA và 2.24 lít H2 đktc. thêm 33 g nước vào dd A được dd B .Nồng độ % của HCl trong HCl trong dd B là 2.92% .Mặt khác, cũng hòa tan hết 17.2 g hhX vào dd H2SO4 đặc nóng thì thu được V lít khí SO2 duy nhất đktc
1. x đ CTHH của oxit sắt
2. Tính khoảng giá trị của V
Hòa tan hết 17,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt vào 200 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33,0 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch B là 2,92%. Mặt khác, cũng hòa tan hết 17,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí SO2 duy nhất (đktc). a) Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp X.
Chỉ mình tại sao tính khối lượng Fe trong oxit lại tính như thế kia ạ( chỗ khoanh tròn màu đỏ )
Lấy khối lượng hỗn hợp trừ khối lượng oxit sắt nhé
Đề chưa giải ra đc nên chưa viết CTHH đc đâu nhé
Có khối lượng hỗn hợp là 17,2(g)
mO = 0,2 . 16
mFe = 0,1 . 56
Bạn lấy tổng trừ cho 0,2 . 16 và 0,1 . 56 là:
17,2 - 0,1.56 - 0,2.16 = 8,4(g)
Hòa tan hoàn toàn 13,7 gam kim loại Ba vào dung dịch HCl dư thu được V lít khí X (đktc). X là chất nào và giá trị của V là bao nhiêu?
A. H2; 1,12 lít
B. CO2; 1,12 lít.
C. H2; 2,24 lít.
D. CO2; 2,24 lít.
\(Ba+2HCl \to BaCl_2+H_2\\ n_{Ba}=\frac{13,7}{137}=0,1(mol)\\ n_{H_2}=n_{Ba}=0,1(mol)\\ V_{H_2}=0,1.22,4=2,24(l)\\ \text{Vậy chon đáp án C }\)
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi:
a) Hòa tan 17,1 gam muối ăn vào 500g nước
b) Sục 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 1 lít nước (D=1)
c) Trộn 100g dung dịch NaOH 20% với 200g dung dịch NaOH 15%
d) 4,6g Na vào 100g nước (PTHH: Na + H2O NaOH + H2)
e) 5g đá vôi (CaCO3) vào 200g dung dịch HCl 18,25%
f) 100g dung dịch HCl 3,65% với 50g dung dịch NaOH 4%
g) 100g dung dịch Na2SO4 14,2% với 50g dung dịch BaCl2 10,4%
hòa tan hoàn toàn 14 6 gam hỗn hợp zn và zno trong dung dịch hcl ,sau phản ứng ta thu được thấy thoát ra 2,24 lít khí(đktc).
tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng biết khối lượng hcl đã dùng là 175,6g
\(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1=n_{Zn}\\ n_{ZnO}=\dfrac{14,6-6,5}{81}=0,1mol\\ C\%=\dfrac{0,2\cdot136}{175,6+14,6-0,2}=14,32\%\)