Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Cường
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
18 tháng 2 2016 lúc 16:58

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn văn thuyết minh; biết cách sắp xếp các tri thức theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc; vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. Đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và những điểm không giống với đoạn văn tự sự. Đoạn văn tự sự thiên về kể các sự việc. đoạn văn thuyết minh thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng.

Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh,... Trước khi viết một đoạn văn thuyết minh cần lập dàn ý cho cả bài văn thuyết minh bởi vì đoạn văn không tồn tại một cách độc lập mà đứng ở vị trí nhất định trong bố cục chung toàn bài.

2. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh để vận dụng viết được những đoạn văn có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập, từ đó có kĩ năng làm các bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI,

I- Luyện tập thực hành tại lớp: Tình huống: Viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.

Bài tập 1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết. 

 Bài tập này chỉ yêu cầu lập một dàn ý đại cương làm cơ sở cho việc viết các đoạn văn cụ thể ở bài tập 2. Trước hết cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).

+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.

             - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

             - Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

             - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).

Bài tập 2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.

Trước khi viết cần xác định:

- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).

- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài. - Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.

- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...

Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,...”. điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”. (Trích bài làm của học sinh).

II- Luyện tập (ở nhà).

 1. Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.

Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp. Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:

- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các Từ điển chuyên ngành.

- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh,...

- Về một tác phẩm văn học trong Từ điển văn học hoặc các báo, tạp chí chuyên ngành,...

2. Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

 Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miện quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá,... Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,... Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao,... Cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,...

- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Bạch Hà An
Xem chi tiết
Trương Quang Đức
18 tháng 2 2016 lúc 16:22

I. Những kiến thức cần nắm vững

Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức về sự vật khách quan. Vì vậy bài viết (bài nói) cần chuẩn xác. Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất đối với văn bản thuyết minh. Muốn chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập tài liệu tham khảo, chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có.

Thuyết minh bao giờ cũng có người đọc (người nghe). Bài viết vì thế cần tạo được hấp dẫn. Muốn làm cho văn bản hấp dẫn cần đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe); làm cho câu văn thuyết minh biến hoá linh hoạt; khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt

II. Trả lời câu hỏi 

I- Bài luyện tập về tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

Trả lời các câu hỏi để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh (Nội dung câu hỏi, xem SGK).

a. Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì:

- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.

- Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.

- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.

b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn". "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.

c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.

II- Bài luyện tập về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:

1. Đọc đoạn văn (SGK) và phân tích luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

"Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.

2. Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

Việc biết sự tích vua Lê trả kiếm cho Rùa thần tạo nên sự thích thú cho mọi người khi đứng trước Hồ Gươm. Chúng ta không chỉ thấy phong cảnh một Hồ Gươm trước mặt mà còn thấy một Hồ Gươm trong quá khứ, từ đó hiểu sâu về lịch sử, văn hoá, về đời sống tâm linh của dân tộc. Chính vì thế mà khi tham quan một thắng cảnh, một di tích nào ta cũng muốn biết những sự tích liên quan đến thắng cảnh, di tích ấy. Bài thuyết minh về Hồ Ba Bể đã trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hộn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.

III- Bài luyện tập chung:

Đọc đoạn trích tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK) và phân tích tính hấp dẫn của nó.

 Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:

- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu",...

- Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được”,... 

Đặng Minh Anh
Xem chi tiết
Minh Thư
6 tháng 12 2016 lúc 12:21
Câu 1: Sự khác nhau và giống nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm. - Giống nhau. + Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…+ Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm. - Khác nhau:-Văn miêu tả Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tảMục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.-Văn biểu cảmPhương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.Câu 2:-Giống nhau: + Tự sự và biểu cảm cùng sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng và tưởng tượng.+ Đều sử dụng các phương pháp biểu đạt: miêu tả, bình luận, tự sự, biểu cảm.-Khác nhau:Văn tự sự Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.Văn biểu cảmPhương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.Câu 3:- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.- Tất cả những bà ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.Câu 4:- Các bước thực hiện khi viết bài văn.+ Tìm hiểu đề và tìm ý.+ Lập dàn bài.+ Viết bài.+ Đọc và sữa chữa bài viết.-Tìm ý và sắp xếp ý. Bạn có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:+ Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.+ Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch.+ Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.Câu 5:- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy…- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả = > tính trữ tình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
 
my yến
28 tháng 3 2018 lúc 8:52
Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Văn miêu tả Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả

Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:

Văn tự Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự

Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.

Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:

a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...

b. Thân bài:

- Biểu cảm về mùa xuân:

+ Thiên nhiên:

++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc

++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng

++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.

++) Hoạt động đặc trưng của con người.

+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5:

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.

Lê Tiến Mạnh
5 tháng 10 2019 lúc 16:44

so sánh văn miêu tả , văn tư sư, văn bieu cảm

đinh tuấn khang
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
5 tháng 1 2021 lúc 21:08

Trong khi những trang chính sử còn ghi chép quá sơ lược về Yết Kiêu thì những truyền ngôn, truyền kỳ từ trong quá khứ được bảo lưu qua hình thức truyền miệng dân gian mà người đời sau nhận ra được những cống hiến của vị danh tướng này. Chúng tôi đã sưu tầm được 8 bản truyền thuyết trong vùng về danh tướng Yết Kiêu.

Truyền thuyết thứ nhất: Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, là con trai ông Phạm Hữu Hiệu, làm nghề đánh cá. Nhà nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ Hữu Thế đã phải lăn lộn trên sông nước kiếm ăn, nuôi mẹ. Một hôm, về Lôi Động, ông đi gánh nước, thấy hai con trâu húc nhau chí mạng. Vốn có sức khỏe, Hữu Thế hạ đôi thùng gánh nước, dùng đòn ống vụt vài miếng thượng hạ. Chỗ đất trâu đứng tìm thấy hai chiếc lông, đó là lông trâu thần. Cầm lên nhìn, tự nhiên Hữu Thế thấy máu bừng lên mặt. Ông chạy ra ao, lao xuống nước, nước rẽ đôi. Hữu Thế vội nuốt vào bụng. Từ đó thân thể cường tráng, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng.

Truyền thuyết thứ hai: Tục truyền Yết Kiêu có sức mạnh đẩy ngã trâu, vác hai vai hai cối đá thủng, cầm thêm hai tay hai cối giò, đi từ trên bờ xuống ao bùn rồi lại từ ao bùn dễ dàng lên bờ, đập hết sân lúa trong một buổi tối. Làng Quát xưa có một cây cổ thụ đã hai trăm năm. Một cơn bão bay cối đá từ bờ rãnh bên này sang bờ rãnh bên kia, làm đổ cây trên một đống lớn. Dân làng hô hào các phe giáp ra phát cành đào gốc đem về chống một gian đình đã siêu vẹo. Yết Kiêu lúc ấy ở trong đám dân sắp đi làm, ra giữa sân đình, giơ hai tay lên trời, nói lớn: “Thưa dân làng, tôi xin một mình nhận công việc của các giáp. Chỉ xin cho một số dao to với ít người thu dọn cành lá, tôi sẽ làm xong trong buổi sáng nay”.

Trong chốc lát, tay ôm dao, Yết Kiêu phát cành lớn như phát củ chuối. Một lát cành lá đã ngổn ngang, các người phụ việc chưa kịp dọn hết thì chàng đã tay mai tay cuốc đào phăng phăng đất ở gốc cây. Hai tay lên gân với những bắp thịt cuồn cuộn, chàng đưa thân cây lên vai chạy một mạch về cửa đình. 

Khi chàng bơi, không ai theo kịp. Bơi ngửa thì cả ngày cả đêm như nằm chơi. Chàng lặn và đi ở lòng sông làm việc như làm ở trên cạn. Người thời bấy giờ thường gọi chàng là con vua Thủy Tề hoặc con thần rái cá. 

Truyền thuyết thứ ba: Tài năng Hữu Thế ngày một nổi tiếng. Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu. Cùng với Dã Tượng, Yết Kiêu lập nhiều công lớn. Trong trận Bãi Tân, Hưng Đạo Vương dùng thuyền, có hai gia nô của ông là Yết Kiêu và Dã Tượng cùng đi. Đến Bãi Tân, Trần Quốc Tuấn giao cho Yết Kiêu ở lại giữ thuyền, còn Dã Tượng thì theo hộ vệ. Quân của Trần Quốc Tuấn không sao cản nổi bước tiến của quân giặc, trở lại đường cũ thì có phần nguy hiểm nên Trần Quốc Tuấn định theo đường núi mà rút lui. Dã Tượng thấy vậy liền thưa: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không chịu rời thuyền”. Trần Quốc Tuấn trở lại Bãi Tân, quả thấy Yết Kiêu đang cắm thuyền đợi, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy đến. Vừa mừng vừa cảm động, Trần Quốc Tuấn nói: “Chim hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ xương cánh, nếu không khác gì chim thường”. 

Truyền thuyết thứ tư: Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánh cướp Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặc chăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông: “Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?”. Ông đáp: “Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay, họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông tha tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt”. Bọn giặc hí hửng, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắt nhìn nhau căm tức.

Truyền thuyết thứ năm: Một lần Yết Kiêu bị giặc bắt. Bất ngờ ông xuống tấn khiến thuyền lật úp. Quân giặc chờ mãi không thấy ông nổi lên, rà đáy sông, buông lưới, không thấy gì. Về sau ông kể lúc đó, có con cá thần lượn qua, ông leo lên mình cá, bơi nhanh khỏi vòng vây.

Truyền thuyết thứ sáu: Lần khác, ngồi trên chiếc thuyền bị bao vây bởi quân giặc, Yết Kiêu nghĩ ra một kế. Ông ngửa mặt nhìn lên trời và bảo: “Các anh về trước nhé”. Tướng giặc vô cùng ngạc nhiên bởi lúc đó trên trời chỉ có đôi hạc hồng. Hắn tra hỏi thì được trả lời Yết Kiêu là em của đôi hạc đó và hai anh em đang nói chuyện với nhau. Bọn giặc yêu cầu Yết Kiêu gọi anh xuống. Yết Kiêu ra điều kiện phải cởi trói thì mới gọi. Tướng giặc đồng ý và nhân cơ hội đó, Yết Kiêu lặn một hơi xuống nước.

Truyền thuyết thứ bảy: Yết Kiêu đi sứ, được vua Nguyên phục tài, qúy đức. Vua Nguyên bỏ cả hiềm khích, cho công chúa và chục nàng hầu đến hầu hạ. Vua lệnh cho công chúa là phải có con với tướng nhà Trần và có thể thì giữ chân Yết Kiêu lại. Công chúa đem lòng yêu thương. Khi Yết Kiêu mãn hạn ra về, nàng công chúa ngày ngày mặt mày ủ ê, sầu thảm rồi ốm nặng. Nhà vua lo lắng đưa công chúa sang Đại Việt, cầu hôn Yết Kiêu. Sang đến nơi thì hay tin Yết Kiêu tạ thế, công chúa liền quyên sinh trên đất Đại Việt. Yết Kiêu hay tin, thương người con gái xứ Tàu nhẹ dạ. Đời sau, ở đền Quát, dân làng cũng lấy đá tạc chín nàng hầu và hai vệ sĩ để thờ vọng hương hồn nàng công chúa đã trao mối chân tình với Yết Kiêu. 

Truyền thuyết thứ tám: Một lần, Yết Kiêu đem một toán quân đến mai phục trong bụi lau sậy ven bờ sông, nơi đoàn thuyền giặc Nguyên đậu. Rồi một mình ông dùng chiếc khoan nhọn, khoan các đáy thuyền của chúng. Cứ khoan xong một lỗ, ông lại lấy giẻ đút nút dùng dây một đầu buộc vào nút giẻ đầu kia giòng lên bờ. Chờ cho giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây, nước ùa vào thuyền, thuyền bị đắm. Bọn giặc tỉnh dậy nhốn nháo. Yết Kiêu cho hiệu nổi quân reo. Còn ông nhảy lên thuyền túm cổ tên Phạm Nhan lôi tuột xuống sông, kéo hắn vào bờ. Trận đánh kết thúc, nghĩa quân toàn thắng, Phạm Nhan bị chém đầu tại bãi bơi Kiếp Bạc. Vua Trần thăng cho Yết Kiêu chức "Đệ nhất bộ đô soái thủy quân".

Khi ban bổng lộc, Vua hỏi: "Tướng Yết Kiêu muốn bổng lộc gì?" Ông thưa: "Điều thứ nhất thần xin là bệ hạ ban phúc cho dân ấp Hạ Bì được tự do hành nghề chài lưới từ đầu sông ở thượng nguồn tới cửa sông giáp biển. Thứ hai, bệ hạ ban ơn cho mỗi hộ khi hành nghề ở đâu cũng được sử dụng 3 thước đất phơi chài lưới đồ nghề và kéo sợi quay tơ, ngoài ra thần không xin gì thêm".

Vua Trần khen Yết Kiêu là người nhân nghĩa và y ban. Từ đó, dân làng Hạ Bì làm nghề chài lưới cứ theo các triền sông trải dài ra sinh sống. Hiện nay, dân các Hà còn sinh cơ lập nghiệp ở khắp nơi tạo ra thành nhiều Hà phụ, thuộc một số xã theo các sông, lạch.

Những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian đã tô đậm tài năng sông nước phi thường của Yết Kiêu. Nhân dân luôn nhớ đến một vị võ tướng oai phong với chiếc dùi cầm chắc trong tay – thứ vũ khí lợi hại được Yết Kiêu dùng để lập công khi đánh trận trên sông nước và một tuổi thơ hiếu động.

Trong đền Quát hiện còn một số hiện vật quí mà chính những cụ già trong làng cho biết chúng gắn bó mật thiết với cuộc đời Yết Kiêu như mõ cáo, mõ cá… Mỗi một đồ thờ cúng đều có một tích đi kèm để giải thích.

Trong những dịp lễ hội, người làng Hạ Bì có dịp ôn lại bài học luyện quân rèn tài của vị thủy tướng quân. Lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cao đẹp thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Nét đặc biệt nhất và hấp dẫn nhất của lễ hội đền Quát là hội bơi chải: Ngày bơi chải, nhân dân thập phương kéo về đông vui, nhộn nhịp, màu cờ sắc áo rực rỡ, trong đình ngoài đền rộn rã tiếng chào hát, nhiều trò vui sôi động cả vùng như: đi cầu thùm, đấu vật, cờ bỏi, chọi gà, tam cúc điếm… thu hút đông đảo nhân dân tham dự.

Với hiện trạng di tích và các truyền thuyết lưu truyền nơi đây cùng các sinh hoạt lễ hội được nhân dân bảo tồn, lễ hội đền Quát được đánh giá là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của Hải Dương.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
4 tháng 10 2023 lúc 16:54

Văn bản nói về ghe, xuồng – hai phương tiện được sử dụng chủ yếu ở vùng sông nước Nam Bộ. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động, ta có thể phân chia chúng thành nhiều loại. Về xuồng, có mấy loại phổ biến sau đây như xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy. Mỗi loại đều có đặc điểm, phương thức hoạt động khác nhau Về ghe, có mấy loại ghe phổ biến sau: ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu. Ngoài ra, mỗi địa phương lại có những loại ghe riêng mang theo đặc điểm phù hợp với từng vùng như ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, Ghe lưới rùng Phước Hải… Ghe, xuồng là những phương tiện hữa ích, gắn bó mật thiết với đời sống và sản xuất của người dân Nam Bộ.

Minh Thư Đặng
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
17 tháng 4 2022 lúc 15:01

bạn cần làm câu mấy

 

⭐Hannie⭐
17 tháng 4 2022 lúc 15:02

Câu 3

Các phép biến đổi câu đã học:

 

Câu 4

Các phép tu từ cú pháp đã học:

 

 

 

Bare Meaning
Xem chi tiết
phambaoanh
22 tháng 4 2016 lúc 16:25

ukm

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 20:31

 Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện qua các động từ mạnh như "phải", "càn", "hãy" và đứa ra các dẫn chứng cụ thể, chi tiết

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 20:31

Khái niệm văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. Đó chính là quy ước mà người tham gia cần tuân thủ, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho trò chơi hay hoạt động.