Dựa vào khổ thơ thứ 2 bài ''Nhớ rừng'' hãy viết 1 đoạn văn Tổng-Phân-Hợp khoảng 12 câu để làm rõ cảnh rừng già và tư thế hiên ngang của hổ trong giang sơn của nó trong đoạn sử dụng 1 câu ghép (gạch chân -chú thích)
dựa vào đoạn thơ 2 bài quê hương hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luật diễn dịch làm rõ nhận định:"khổ thơ thứ hai của bài thơ đã tái hiện một cách sinh động cảnh dân làng chài ra khơi đánh cá".Trong đoạn có sử dụng hợp lí 1 câu ghép và một từ cảm thán (gạch dưới, chỉ rõ câu ghép và thán từ)
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 8-10 câu phân tích "Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó" qua đoạn trích trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép. Gạch chân chú thích Mọi người ơi giúp mik vs mik sắp ktra rồi:(((
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và khổ 3 của bài thơ ''Nhớ rừng''
Thân bài:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.''
Khái quát khung cảnh của đêm trăng vàng lung linh:
+ ''Đêm vàng bên bờ suối'': Đêm trăng vàng yên bình, lung linh, ánh trăng chiếu vàng rọi bóng cây, xuống sông suối, phản chiếu hình ảnh hùng dũng của ''chúa Sơn Lâm''
+ Đại từ ''ta'' thể hiện sự oai linh của hổ
+ ''say mồi'': Hổ say mê với men chiến thắng khi mà nó còn tự do, là chúa của muôn loài.
+ Bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ''uống ánh trăng tan'' khiến cho anh trăng càng thêm lộng lẫy, mênh mông, rộng lớn
''Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.''
Những ngày mưa ở rừng già:
+ ''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'': Những ngày mưa rừng già rộng lớn đã khiến cho muôn loài sợ hãi, lẩn tránh nhưng với hổ thì vẫn rất bình thản, thư thái.
+ ''lặng ngắm'': sự trầm lặng và thư thái ngắm nhìn khu rừng của hổ, như một nốt trầm mặc trong bản hùng ca rừng già.
+ ''giang sơn đổi mới'': hổ ngắm khu rừng nơi nó là loài đứng đầu đổi mới từng chút một. Một thời uy nghiêm của hổ nay đã không còn mà chỉ còn chuỗi ngày cô độc trong cũi sắt.
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Sau cơn mưa, trời lại sáng:
+ Sau những ngày mưa rừng u tối, rừng lại về những ngày trong trẻo, yên bình ''nắng gội'' để muôn loài lại trở lại cuộc sống.
+ ''bình minh cây xanh'': Khung cảnh bình yên, thơ mộng sau cơn mưa, khi mặt trời vừa lên trên rừng già, khởi đầu của một cuộc sống yên bình với muôn loài.
+ ''tiếng chim ca'', ''tưng bừng'': không khí vui tươi, náo nhiệt của các loài chim đã khiến cho hổ cảm thấy khoan khoái và chìm vào giấc ngủ mà nó thấy thoải mái nhất.
Cảm nhận của em về toàn bộ đoạn thơ?
Kết bài:
Tình cảm của hổ đối với rừng là gì?
Qua đó, có thể hiện sự đối lập với cuộc sống hiện tại của hổ không?
_mingnguyet.hoc24_
Câu 1.Dựa vào hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, hãy viết đoạn văn khoảng 8 –10 câu để làm rõ bức tranh núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya. Trong đoạn văn có sử dụng một từ Hán Việt, một từ láy (gạch chân và chú thích).
Help me pls me phải làm rồi huhu cứu với mọi người ơi
Có ý kiến cho rằng khổ thơ thứ ba của bài thơ là một bức tranh tứ bình đặc sắc miêu tả các tư thế của con hổ. Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10-12 câu) phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ. Trong đó có sử dụng hợp lý 1 câu nghi vấn (gạch chân, chú thích rõ).
(Nhớ rừng)
Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp
Gợi ý: - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả - tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ. - Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra. . Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng. . Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp. => Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp + Bức tranh thứ 2: . "bốn phương ngàn" : mở ra một không gian rộng lớn . Con hổ hiện lên như một nhà hiền triết đang lặng ngắm giang sơn của mình đổi mới. . " chữ "đâu" : nuối tiếc ngẩn ngơ
Dựa vào 2 khổ thơ đầu hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu cách lập luận diễn dịch phân tích làm rõ tư thế và cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu phủ định với 1 lời nói trực tiếp(gạch chân và chỉ rõ).
Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng. Trong đoạn sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân, chỉ rõ)
câu 1 ;dựa vào bài thơ cảnh rừng việt bắc em hãy viết 1 đoạn văn khoản 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ,trong đó có sd 1 câu ghép va 1 câu cảm thán
câu 2;có thể hiểu ba chữ cuối ở câu thơ thứ 2 trong bài thơ cảnh rừng việt bắc em vừa chép như thế nào?
viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng. Trong đoạn có sử dụng 1 phép thế và 1 câu chủ động (gạch chân chú thích rõ)
Tham khảo
Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Trong đó, khổ thơ cuối cùng mang nhiều ý nghĩa đưa tới chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng không trách móc, hờn giận “người vô tình”vì đó là vầng trăng độ lượng, khoan dung, là truyền thống nhân hậu của dân tộc. Hình ảnh “Ánh trăng im phăng phắc” cũng là hình ảnh của lương tâm nghiêm khắc nhắc nhở từ chính sự im lặng của mình về sự thủy chung, gắn bó với quê hương, với thiên nhiên và con người. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Mạch cảm xúc của bài thơ lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Đây là sự ăn năn tự trách để nhắc nhở mình phải sống có nghĩa tình đừng quên ân tình của quá khứ dù bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó, ta thấy được bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời. Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.
viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp để làm rõ lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng. Trong đoạn có sử dụng 1 phép thế và 1 câu chủ động (gạch chân chú thích rõ)