Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2019 lúc 11:06

Đáp án: B

Nhật Minh Lê
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
20 tháng 10 2016 lúc 9:47

a) rọi: chiếu, soi

nhìn: trông, ngó, xem,...

b) - ngó, ngóng,...

- (ko biết)

 

Triệu Tử Dương
26 tháng 10 2016 lúc 22:25

a). Rọi: chiếu,....

Nhìn: ngó, xem, ngắm,...

b). Để mắt, quan tâm tới: trông, dòm, ngó, quan sát,...

Xem để tháy và biết được: coi, xem, liếc,...

Loan Dang
9 tháng 10 2017 lúc 21:29

Tui cũng đang thắc mắc câu

đó ákhihi

Nhật Minh Lê
Xem chi tiết
Hàn Nhược Băng
Xem chi tiết
hiep luong
9 tháng 11 2018 lúc 9:35

a, Khi đi trẻ ,lúc về già

b,

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

c,Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố nhớ cố hương

những chữ in nghiêng là những từ trái nghĩa

Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 13:19

Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong những câu sau:

a. Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

b. Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

c. Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

Anh Qua
18 tháng 12 2018 lúc 16:44

a, Cặp từ trái nghĩa: Nổi-chìm.

Cặp từ trái nghĩa: Rắn-nát.

b, Tác dụng: làm nổi bật thân phận chìm nổi bấp bênh, không biết nương tựa vào ai trong xã hội xưa.

Tác dụng: Thể hiện người phụ nữ xa xưa lúc thì mạnh, lúc thì yếu

MINH PHUONG
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
28 tháng 11 2021 lúc 19:49

cử><đê

td: nói về tâm trạng nhớ quê hương của tác giả khi nhìn thấy trăng

Huyền Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
19 tháng 7 2021 lúc 23:39

Tham khảo:

Bài 1:

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Bài 2:

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó - Cao Bằng và cho ra bài thơ " Tức cảnh Pắc Pó". Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác ."Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng"Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!( Nghi vấn) Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói" Cuộc đời CM thật là sang" Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước

Đinh Tấn Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn diệp Linh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
6 tháng 11 2018 lúc 9:24

1.

a. Tuy không phải bài thơ Đường song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối rất tài tình.

+ Đối trong hành động: Cử đầu - Đê đầu (Ngẩng đầu - Cúi đầu)

+ Đối trong diễn biến tâm trạng: vọng minh nguyệt - tư cố hương ("nhìn trăng sáng" là hiện diện của bên ngoài, "nhớ cố hương" là hiện diện của sự vận động mạch tâm trạng ở bên trong)

b. Tác dụng của phép đối: Tác giả ngắm trăng trong hoàn cảnh xa quê và khôn nguôi nhớ về quê hương. Trăng là vật trung gian, trăng là cầu nối gắn kết không gian ở quê hương và không gian nơi tác giả đang ở. Ngẩng đầu - Cúi đầu cho thấy sự thao thức, trằn trọc của Lý Bạch trong đêm. Vì vậy dù không phải bài thơ Đường nhưng bài thơ vẫn tạo dựng được nghệ thuật đối tài tình, tiêu biểu cho chùm thơ viết về đề tài "Vọng nguyệt hoài hương" (trông trăng nhớ quê hương). Phép đối làm sâu sắc thêm nỗi nhớ, tình cảm của tác giả đối với quê hương.

2. Bài thơ có sự thống nhất liền mạch trong suy nghĩ và hành động của nhân vật trữ tình bởi với 4 từ: "nghi", "cử", "đê", "tư" cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật. Trăng là điểm tựa. Ánh trăng sáng chiếu rọi như soi tỏ lòng Lý Bạch mà ông ngỡ là sương. Vì băn khoăn không biết đó là ánh trăng hay là sương nên tác giả ngẩng đầu để xác minh. Và khi đã tường tỏ và cảm nhận được ánh trăng, tác giả lại thấy bùi ngùi nhớ thương quê hương và vợ con gia đình ở quê cũ. Bởi vậy, hành động và diễn biến tâm trạng như phản ứng dây truyền, có sự thống nhất liền mạch giữa bên ngoài và bên trong.

Bài thơ của Lý Bạch vì thế mà trở nên tiêu biểu và có sức bám rễ lâu bền trong lòng bao thế hệ độc giả.

Nguyễn diệp Linh
6 tháng 11 2018 lúc 22:40

mk cảm ơn nhé