trắc nghiệm
nêu trình tự của hoạt động tiêu hóa thức ăn
MÌNH ĐANG CẦN GẤP
MAI THI RỒI
1.Nêu sự biến động của huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch? giải thích?
2.Ý nghĩa của các đặc điểm bề mặt trao đổi khí với qúa trình hô hấp?
3.Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong TÚI TIÊU HÓA so với trong KHÔNG BÀO TIÊU HÓA.
iêm cần gấp ạ, mai thi rồi ạ
Câu 1:
- Vận tốc máu giảm dần: Động mạch -> tĩnh mạch -> mao mạch.
Nguyên nhân:
+ Trong hệ mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tổng tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
+ Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.
Huyết áp giảm dần từ: Động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch
Nguyên nhân:
+ Máu được chuyển từ tim vào động mạch dưới áp lực lớn nhờ vào sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu tác động đến động mạch chủ là lớn nhất bởi tất cả lượng máu từ tim được dồn vào một động mạch chủ.
+ Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Điều này làm áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần -> huyết áp giảm dần trong hệ mạch
Câu 2:
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí và ý nghĩa:
1. Diện tích bề mặt rộng
2. Bề mặt ẩm ướt: Bề mặt ẩm ướt rất cần thiết đối với việc hoà tan các chất khí, cho phép chúng đi qua một cách dễ dàng.
3. Có sự lưu thông khí: tạo ra một sự chênh lệch cực đại về nồng độ hay khuynh độ khuếch tán ở hai phía của bề mặt trao đổi khí
4. Có nhiều mao mạch máu: Ở nhiều loài động vật máu chảy qua các mao mạch mang đioxit cacbon tới các cơ quan trao đổi khí và nhanh chóng vận chuyển oxy hoà tan đi khắp cơ thể.
5. Các sắc tố hô hấp: Các sắc tố hô hấp kết hợp một cách thuận nghịch với oxy.
Nhờ sự kết hợp này mà oxy tự do còn rất ít ở trong huyết tương, do đó sự chênh lệch về nồng độ oxy trở nên lớn hơn rất thuận lợi cho việc khuếch tán oxy vào trong máu. Sắc tố phổ biến nhất là hemoglobin, thấy ở đa số các loài động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống. Các sắc tố tương tự chứa sắt là hemerytrin và clororuorin thấy ở một vài loài giun đốt, trong khi đó hemocyanin chứa đồng thấy ở một vài loài thân mềm và một số loài chân khớp.
Câu 3:
Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là:
+ Tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn
+ Hiệu suất cao
+ Tiêu tốn ít năng lượng
+ Có cả tiêu hóa nội bào ngoại bào
Các hoạt động của quá trình tiêu hóa theo thứ tự đúng gồm
a. Ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, hấp thụ các chất, tiêu hóa thức ăn, thải phân.
b. Ăn và uống, hấp thụ các chất, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, thải phân.
c. Ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất, thải phân.
d. Ăn và uống, hấp thụ các chất, tiêu hóa thức ăn, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, thải phân.
c. Ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất, thải phân.
1. Tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Chức năng của từng cơ quan trong hoạt động tiêu hóa thức ăn?
2. Vì sao nói cơ quan trong hệ tiêu hóa đã phối hợp và thống nhất vs nhau trong quá trình biến đổi thức ăn?
Em cần gấp ạ! Cảm ơn mn trước
1. Tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Chức năng của từng cơ quan trong hoạt động tiêu hóa thức ăn?
Cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm: - Khoang miệng và miệng
- Cổ họng
- Cuống họng
- Dạ dày
- Túi mật
- Gan
- Tuyến tụy
- Ruột non
- Ruột già
- Trực tràn
- Hậu môn
Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn
2. Vì sao nói cơ quan trong hệ tiêu hóa đã phối hợp và thống nhất với nhau trong quá trình biến đổi thức ăn?
Vì hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài và biến chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp tất cả cho các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn
Mối liên quan giữa thức ăn-atp-cường độ lao động (giúp mình nhé,cần gấp mai thi rồi ạ)
Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
(1) Hình thành không bào tiêu hóa.
(2) Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
(3) Màng tế bào lõm vào để bao lấy thức ăn.
(4) Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa.
(5) Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất.
(6) Chất thải, chất bã được xuất bào.
Các hoạt động trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. 1-2-3-4-5-6.
B. 3-1-4-2-5-6
C. 3-1-2-4-5-6
D. 3-6-4-5-1-2.
Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa diễn ra theo trình tự:
- Thức ăn nhận vào bằng hình thức thực bào, hình thành các không bào tiêu hóa chứa thức ăn.
- Các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hóa nhờ có enzim thủy phân trong lyzoxom vào không bào tiêu hóa thủy phân các dd phức tạp thành chất dd đơn giản.
- Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào → ra tế bào chất, riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
→ Đáp án B
- Các chất nào tronh thức ăn ko bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
- Các chất nào trong thức ăn đc biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
- Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
2/GLuxit, Lipit, Protein
1/ vitamin, muối khoáng, nước
3/ ăn và uống ,vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn ,hấp thu các chất dinh dưỡng, thải phân
Khẳng định nào sau đây là đúng
a) Các cơ quan trong ống tiêu hóa có nhiệm vụ tiết ra dịch tiêu hóa,
b) Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động: ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
c) Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành năng lượng để cơ thể hấp thụ.
d) Nhai cơm lâu trong miệng lại thấy vị ngọt là do tinh bột trong cơm bị enzyme Amilaza có trong nước bọt biến đổi thành đường Saccarozơ