Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Ánh
Xem chi tiết
animepham
12 tháng 3 2023 lúc 11:00

Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, Hiến pháp được coi là

A. đạo luật cơ bản nhất.  B. luật cụ thể nhất.    C. luật dễ thay đổi nhất.  D. luật thiếu tính ổn định.

 

Hùng Phạm
Xem chi tiết
Men Nguyen
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
4 tháng 3 2022 lúc 15:23

D

phung tuan anh phung tua...
4 tháng 3 2022 lúc 15:23

C

Nguyễn Đạo Huy
4 tháng 3 2022 lúc 15:23

vô lazi đi hoc24 sắp phá sản rồi

nguyenminhduc
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 3 2022 lúc 8:57

Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến

H
13 tháng 3 2022 lúc 8:57

C - Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt

Chuu
13 tháng 3 2022 lúc 8:57

Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt

Lân Hoàng
Xem chi tiết
Hệ thống văn bản pháp lí của Việt Nam bao gồm: Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành, là văn bản pháp lí cao nhất. Chính phủ: Nghị định. Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.  
Phạm Duy Lộc
Xem chi tiết
Toru
6 tháng 8 2023 lúc 10:47

Việt Nam có tất cả 10 triều đại:

1. Triều đại Ngô (939-965)

2. Triều Đinh (968-980)

3.Triều đại Tiền Lê (980-1010)

4. Triều Lý (1010-1225)

5.Triều đại nhà Trần (1226-1400)

6. Triều đại nhà Hồ (1400-1407)

7. Triều đại Lê sơ - Hậu Lê (1428-1527)

8. Triều đại nhà Mạc (1527-1593)

9. Triều đại Tây Sơn (1789-1802)

10. Triều Nguyễn (1802-1945)

#Tham_khảo

Hoa Nguyen
10 tháng 8 2023 lúc 9:39

Việt Nam có tất cả 10 triều đại:

1. Triều đại Ngô (939-965)

2. Triều Đinh (968-980)

3.Triều đại Tiền Lê (980-1010)

4. Triều Lý (1010-1225)

5.Triều đại nhà Trần (1226-1400)

6. Triều đại nhà Hồ (1400-1407)

7. Triều đại Lê sơ - Hậu Lê (1428-1527)

8. Triều đại nhà Mạc (1527-1593)

9. Triều đại Tây Sơn (1789-1802)

10. Triều Nguyễn (1802-1945)

Ngu học
18 tháng 9 2023 lúc 20:57
Lịch sử 10 Triều đại phong kiến Việt NamTriều đại Ngô: (939 - 965)Triều Đinh: (968 - 980)Triều đại Tiền Lê: (980 - 1010)Triều Lý (1010 - 1225)Triều đại nhà Trần: (1226 – 1400)Triều đại nhà Hồ (1400 - 1407)Triều đại Lê sơ — Hậu Lê (1428-1527)Triều đại nhà Mạc (1527 – 1593)
Nguyễn Phương Ánh
Xem chi tiết
animepham
12 tháng 3 2023 lúc 10:52

Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý

A. cao nhất.                     

B. thấp nhất.                    

C. vĩnh cửu.                     

D. vĩnh viễn

A

Nguyễn Ngọc Ánh
28 tháng 3 2023 lúc 8:10

Câu A cao nhất

Nguyễn Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
30 tháng 10 2021 lúc 10:43

Câu 1 : - Các triều đại phong kiến mà em đã được học là: 

    + Ngô ( 939 - 944 )

    + Đinh (968 - 979)

    + Tiền Lê ( 980 - 1009 )

    + Lý ( 1009 - 1226 )

    + Trần ( 1226 - 1400 )

    + Hồ ( 1400 - 1407 )

Câu 2 : 

Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

- Ban hành luật Hình thư, củng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

- Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.

- Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.

   Mik nghĩ là vậy =)))
 

Khôi Trần
Xem chi tiết
Phong Thần
5 tháng 2 2021 lúc 20:25
Bắc thuộc lần 1 (179 TCN–40)Nhà Triệu cai trị (179 – 111 TCN)Bắc thuộc là một vấn đề còn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến nay của lịch sử Việt Nam, phần lớn các quan điểm sử học thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 TCN khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam vì Triệu Đà vốn là người Hoa ở phương Bắc, là tướng theo lệnh Tần Thủy Hoàng mà đánh xuống phương Nam. Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 179 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương. 
Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu thời Chiến Quốc, nay là tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc) được nhà Tần bổ nhiệm là Huyện lệnh huyện Long Xuyên, sau được Nhâm Ngao tự ý bổ nhiệm làm Quận úy quận Nam Hải (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay).

Nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), Triệu Đà đã tách ra cát cứ quận Nam Hải, sau đó đem quân thôn tính sáp nhập vương quốc Âu Lạc và quận Quế Lâm lân cận rồi thành lập một nước riêng, quốc hiệu Nam Việt với kinh đô đặt tại Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) vào năm 207 TCN.

Nước Nam Việt trong thời nhà Triệu bao gồm khu vực hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nam Việt được chia thành 4 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Giao Chỉ và Cửu Chân. Biên giới phía bắc là hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh, biên giới phía nam là dãy Hoành Sơn.

Sau khi nhà Hán được thành lập và thống nhất toàn Trung Quốc, Triệu Đà xưng là Hoàng đế của nước Nam Việt để tỏ ý ngang hàng với nhà Tây Hán. Trong khoảng thời gian 68 năm (179 TCN – 111 TCN), miền Bắc Việt Nam hiện nay là một phần của nước Nam Việt, nước này có vua là người Trung Hoa và vị vua này không công nhận sự cai trị của nhà Hán.

Năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á[11]. Trong thế kỷ 1, các tướng Lạc Việt vẫn còn được giữ chức, nhưng Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn.

Hai Bà Trưng (40–43)

Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó, nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau 3 năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên Hai Bà Trưng không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.

Bắc thuộc lần 2 (43–544)

Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu giành độc lập.

Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.

Nhà Tiền Lý (544–602)

Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 20 năm nữa cho đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.

Bắc thuộc lần 3 (602–923 hoặc 930)

Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.

Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ IX.

Từ sau loạn An Sử (756–763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân.

Cuối thế kỷ IX, nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt.

Thời kỳ tự chủ (905–938)

Họ Khúc (905–923 hoặc 930)

Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho nền độc lập của Việt Nam.