Sử dụng kết luận giả thiết trong trường hợp gì
em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả hoặc giả thiết -kết luận.
Nguyên nhân - kết quả:Vì trời mưa nên đường rất trơn
Giả thiết-kết quả:Nếu em được học sinh giỏi thì bố mẹ em sẽ cho em đi dã ngoại
Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:
a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.
b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội.
c) Sưu tầm những đoạn (bài) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.
Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường
MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học
TB:
* Khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn
- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục
* Biểu hiện
- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè
- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè
- Thầy cô xúc phạm tới học sinh
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm của gia đình
- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả
* Nguyên nhân
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực
* Hậu quả
Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Khiến gia đình đau thương, bất ổn
Bới người gây ra bạo lực
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người xa lánh, chê trách
* Biện pháp
- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò
- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con
- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân
Kết bài
Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học
Vẽ hình , ghi lại giả thiết , kết luận trường hợp 1 , 2 của tam giác .
Trường hợp 1:
- Giả thiết: nếu 2 tam giác có 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia
- Kết luận: thì 2 tam giác ấy bằng nhau theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh
Trường hợp 2:
- Giả thiết: nếu cạnh 2 và góc xen giữa của tam giác này bằng 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác kia
- Kết luận: thì 2 tam giác ấy bằng nhau theo trường hợp cạnh - góc - cạnh
Hình vẽ minh họa:
Trường hợp 1:
Trường hợp 2:
Giả thiết là gì? Kết luận là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, giả thiết là điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. Giả thiết còn một nghĩa nữa là điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận. Từ đồng nghĩa với giả thiết là giả định
Kết luận là Ý kiến tổng quát nhất được rút ra sau khi trình bày, lập luận về một vấn đề.
Giả thiết là : Những điều coi là cho trước trong một định lý để căn cứ vào đó mà suy ra những điều cần phải chứng minh.
Kết luận là:Ý kiến tổng quát nhất được rút ra sau khi trình bày, lập luận về một vấn đề
Trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng mạng không dây Wifi là hợp lý:
A. Kết nối các thiết bị này đến quận khác trong thành phố.
B. Kết nối các thiết bị ở trái đất đến các thiết bị trên tàu vũ trụ, trạm không gian.
C. Kết nối các thiết bị từ thành phố này đến thành phố khác.
D. Kết nói các thiết bị trong phạm vi gia đình.
B. Kết nối các thiết bị ở trái đất đến các thiết bị trên tàu vũ trụ, trạm không gian.
Viết đoạn văn có sử dụng cặp quan hệ từ giả thiết - kết quả để nói về tình trạng môi trường hiện nay
ĐOẠN VĂN NGẮN CÓ SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
Xuất bản ngày 13/01/2020 - Tác giả: Huyền Chu
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ để luyện tập cách viết và sự dụng các cặp quan hệ từ trong đoạn văn như thế nào.
Để làm được đoạn văn có sử dụng quan hệ từ thì trước hết các em cần ghi nhớ các kiến thức sau:
QUAN HỆ TỪ LÀ GÌ?Khái niệm: Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn.
Có các quan hệ từ nổi bật như: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về…
Ví dụ:
Tôi và bạn cùng bàn đã giúp đỡ nhau trong kỳ thi vừa rồi
AdvertisementsCách sử dụng quan hệ từ: Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ nhưng có những trường hợp không bắt buộc. Có một số quan hệ từ được dùng theo cặp.
Các cặp quan hệ từ thường được sử dụng:
- Nguyên nhân - kết quả: vì…nên..; do…nên…; nhờ…mà…
- Giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả: hễ… thì…; nếu… thì…
- Tương phản: tuy…nhưng…; mặc dù…. nhưng…
Xem thêm tại: Soạn bài Quan hệ từ
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGẮN CÓ SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ HAY LỚP 7Đoạn văn 1
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một niềm đam mê cho riêng cho mình và với em đó là đọc sách. Đọc sách là một cách thiết thực mang lại tri thức cho con người. Đọc sách còn là cách giúp em thư giãn sau những giờ học, lịch học kéo dài. Em có rất nhiều loại sách thuộc nhiều chủ đề khác nhau như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí - lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì em luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Em sẽ luôn trân trọng và giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó.
Đoạn văn 2
Mùa hè bắt đầu từ tháng Tư hàng năm, đúng vào thời gian chúng em đang nỗ lực hoàn thành chương trình cuối cùng của một năm học. Ánh mặt trời chói chang, làm cho không khí chuyển dần từ dịu mát của mùa xuân sang oi nồng với hanh khô của mùa hè. Nổi bật giữa sân trường là hàng phượng vĩ đã đâm bông đỏ rực một góc trời. Những trái vú sữa trong vườn căng mọng, lủng lẳng đung đưa theo chiều gió. Và chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, một kì nghỉ hè nữa lại đến. Chúng em lại đắn đo suy nghĩ là nên đi Vũng Tàu hay Nha Trang để nghỉ mát. Để cùng đón chờ đón kỳ nghỉ hè vui vẻ của tuổi học trò.
Đoạn văn 3
Lớp tôi mặc dù không phải là lớp học tập giỏi nhất khối nhưng ai cũng chăm chỉ học cả. Trong mỗi tiết học, chúng tôi đều hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến đều đặn. Không những vậy, chúng tôi còn rất đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập rất nhiều. Vào mỗi kì thi, những bạn học khá giỏi sẽ kèm và hỗ trợ các bạn học yếu hơn. Nhờ vậy mà chúng tôi đạt điểm cao trong các bài thi và cả thi học kì nữa. Chúng tôi rất vui vì được học tập cùng nhau.
Đoạn văn 4
Lớp 12A của chúng tôi là một trong những lớp học sôi nổi nhất khối, không chỉ bởi thành tích học tập luôn đứng đầu mà còn bởi vì sự năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động của trường. Chúng tôi là một tập thể bao gồm 30 bạn học sinh ưu tú, ai cũng có cho mình những đặc điểm, thế mạnh riêng. Có thể chúng tôi không có những cá nhân thật sự xuất sắc về một mặt nào đó, thế nhưng, cứ vào mỗi dịp thi cử, cả lớp lại cùng giúp đỡ nhau ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất. Ngoài thành tích học tập đáng kể, theo tinh thần vừa học vừa chơi, các thành viên đều tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường đề ra như: văn nghệ, lao động, kế hoạch nhỏ, đôi bạn cùng tiến.... Bên cạnh đó, các cá nhân đều bảo ban nhau để tránh vi phạm những khuyết điểm về nề nếp của trường, của lớp. Vào mỗi tiết chào cờ hàng tuần, lớp 12A đều nằm trong danh sách những lớp thi đua đứng đầu và được thưởng cờ luân lưu khiến ai cũng tự hào, và luôn hứa sẽ thực hiện tốt để xứng đáng với sự tin tưởng của thầy cô, nhà trường. Tôi rất yêu quý tập thể lớp 12A, một tập thể luôn có cho mình bản sắc riêng, chúng tôi luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mà không ghen tị, phân biệt lẫn nhau, mỗi người đều không ngừng cố gắng vì mục tiêu chung của cả lớp.
Trong hai câu thơ luận tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Biện pháp đó có tác dụng gì?
Em tham khảo:
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Phát biểu , vẽ hình , ghi giả thiết , kết luận 3 hệ quả về trường hợp bằng nhau của tam giác đã học .
Nhóm 1: Đọc Ngữ liệu 1 sgk trang 120 và trả lời câu hỏi nêu bên dưới
- Đoạn trích sử dụng tao tác lập luận nào?
- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích
- Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một (đoạn) bài văn nghị luận?
TỔ 2
Bài tập 1 SGK/120
Đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương.
Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như "trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ". Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối: lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giài bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát cùa muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.
Câu hỏi:
- Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn:
+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.
+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.
- Những luận cứ diễn giải cho luận điểm? Cần dùng những thao tác lập luận nào chính ( phân tích / so sánh ), vì sao?
* Những luận cứ diễn giải cho luận điểm:
- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.
- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:
+ Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..
+ Hệ thống từ láy được sử dụng rất "đắt": văng vẳng, nước non, con con.
+ Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình - san sẻ - tí - con con, khuyết chưa tròn.
+ Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).
* Cần dùng thao tác lập luận chính là phân tích. Vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.
- Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu?
- Thông thường các thao tác hỗ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người viết thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý để làm rõ vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ hơn
- Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.