Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 8 2017 lúc 17:58

a) Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Đường biểu diễn chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm 1990, 1995, 2000, 2002

b) Nhận xét và giải thích

- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh, và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay ca chăn nuôi heo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.

- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong công nghiệp đã giảm xuống (nhờ cơ giới hóa công nghiệp).

 

Luyen Luyen
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 11 2023 lúc 16:26

- Nhận xét:

+ Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2020 tăng liên tục qua các năm.

+ Giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu, Trung Quốc là quốc gia xuất siêu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:21

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

loading...

Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:21

Nhận xét: 

Ca-na-da là một đất nước phát triển nên cơ cấu GDP nghiêng hẳn về nhóm ngành dịch vụ: ngành Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất với 66.9%, ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm 24.6%, ngành Nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (1.7%).
Ê-ti-ô-pi-a là một nước đang phát triển: ngành Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất với 36.8%, tiếp đến là ngành Nông, lâm, thủy sản với 35.5%. Ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất với 23.1%.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 10 2019 lúc 15:53

Vẽ biểu đồ:

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995, 2005.

Để học tốt Địa Lý 12 | Giải bài tập Địa Lý 12

Nhận xét

– Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch: cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp theo la khu vực Nhà nước và thấp nhất là khu vực ngoài Nhà nước.

– So với năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2005 tăng gấp 3,95 lần (từ 50.508 tỉ đồng năm 1995 lên 199.622 tỉ đồng năm 2005).

   + Khu vực Nhà nước tăng gấp 2,45 lần (từ 19.607 tỉ đồng năm 1995 lên 48.58 tỉ đồng năm 2005), thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

   + Khu vực ngoài Nhà nước tăng gấp 4,7 lần (từ 9.942 tỉ đồng năm 1995 lên 46.738 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95 lần).

   + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất gấp 5,0 lần (từ 20.959 tỉ đồng năm 1995 lên 104.826 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Trần Anh Thắng
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
28 tháng 1 2022 lúc 22:24

Lời giải chi tiết

* Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng của LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.

⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.

+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên và liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).

⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách và biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

lạc lạc
29 tháng 1 2022 lúc 20:09

refer

* Nhận xét:

– Tốc độ tăng trưởng c̠ủa̠ LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.

⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.

+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên ѵà liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).

⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách ѵà biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định ѵà đi lên.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 6 2017 lúc 3:07

- Vẽ biểu đồ cột:

Để học tốt Địa Lý 10 | Giải bài tập Địa Lý 10

- Nhận xét:

    Sản lượng lương thực thế giới biến động qua các thời kì:

      - Sản lượng tăng mạnh và giai đoạn 1950-1970, từ 676 triệu tấn lên tới 1213 triệu tấn, gấp 1,8 lần so với năm 1950.

      - Sản lượng lương thực tăng đều trong giai đoạn từ 1970-1990, tăng chậm vào giai đoạn 1990-2000.

      - Sản lượng lương thực giảm vào giai đoạn 2000-2003, từ 2060 triệu tấn còn 2021 triệu tấn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 6 2018 lúc 16:54

Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 12 | Giải bài tập Địa Lý 12

- Nhận xét:

 

   + Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2005, đứng đầu là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, sau cùng là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.

   + Từ 1995 đến 2005: giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, nhưng trong giai đoạn 2000 - 2005, lại giảm nhẹ; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 23:38

Tham khảo
loading...
 

- Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:

- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.

+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).

+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.

+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.

+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.

+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.