Bài 8. Liên bang Nga - Kinh tế (Tiết 2)

Diệp Tử Đằng
12 tháng 2 2017 lúc 19:35

a) Vẽ biểu đồHỏi đáp Địa lý

b)Nhận xét : Từ năm 1995 đến năm 2005, sản lượng lương thực nhìn chung tăng, nhưng không ổn định, tăng liên tục ở giai đoạn 1998 – 2002.

Bình luận (0)
My Heaven
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 1 2018 lúc 21:53

Dựa vào bảng 8.3 ta thấy:

Cây công nghiệp hằng năm được trồng hầu hết trên các vùng kinh tế, tập trung ở đồng bằng.

Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở các vùng chuyên canh, vùng núi và cao nguyên ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Cụ thể:

Cây công nghiệp hàng năm:

Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Dâu tằm: Tây Nguyên. Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

Cây công nghiệp lâu năm:

Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.

Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
10 tháng 3 2018 lúc 20:14

- Cơ cấu ngành đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại.
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác.
- Công nghiệp truyền thống:
+ Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…
+ Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông.
- Công nghiệp hiện đại:
+ Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.
+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….

Bình luận (1)
Bảo Vi Thái
Xem chi tiết
Vân Anh
Xem chi tiết
Trang Dương
Xem chi tiết
︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 13:39

Ngay sau lễ nhậm chức, trong sắc lệnh Tổng thống đầu tiên, ngày 7/5, ông Putin đã vạch ra phương hướng chung để phát triển đất nước và hoạt động của chính quyền với những nội dung cụ thể như sau:

 

Về kinh tế: Ông Putin cam kết sẽ tập trung đa dạng hóa nền kinh tế vốn đang phụ thuộc vào nhiên liệu thô; cam kết sẽ nâng cao mảng giáo dục, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, ông Putin cũng đề xuất giảm sự can thiệp của nhà nước và điều chỉnh các chính sách kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài.

 

Về đối ngoại: Ông Putin ủng hộ việc hình thành một thế giới đa cực với việc nâng cao tiếng nói của Liên hợp quốc. Ông thẳng thừng bác bỏ tư tưởng can thiệp quân sự vào một quốc gia chủ quyền từ các nước phương Tây. Tổng thống Nga cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách xây dựng và tích cực, hướng tới việc tăng cường an ninh toàn cầu, thúc đẩy hội nhập trong không gian hậu Xô viết.

 

Về chính sách quân sự: Ông Putin khẳng định, Nga sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân để đối phó với các thách thức toàn cầu và đảm bảo sự ổn định chiến lược của quốc gia.

 

Về cải cách chính trị: Ông Putin cho biết, Nga sẽ thực hiện dần dần lộ trình cải cách chính trị, gồm việc đưa ra một số điều chỉnh về bầu cử Quốc hội và thống đốc bang cũng như tối giản thủ tục đăng ký cho các đảng nhỏ. Ông Putin cũng nhấn mạnh, bất kỳ một sự cải cách nào về mặt chính trị cần được thực hiện dựa trên cơ sở của sự ổn định.

 

Chính sách xã hội: Ông Putin cam kết tăng cường phúc lợi xã hội, tạo thêm 25 triệu việc làm cho tầng lớp trí thức và tạo nơi ăn ở cho khoảng 60% hộ gia đình Nga vào năm 2020. Ngoài ra, ông Putin còn đưa ra đề xuất tăng độ tuổi nghỉ hưu, đồng thời yêu cầu chính phủ cần lưu tâm hơn nữa tới hệ thống chăm sóc y tế. Về kế hoạch phát triển nhân khẩu học dài hạn, ông Putin cho rằng, Nga cần tăng dân số lên mức 154 triệu người trong vòng 40 năm tới.

 

Về chính sách dân tộc: Ông Putin ủng hộ một xã hội đa tầng lớp và cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho khu vực Bắc Capcaz. Bên cạnh đó, ông Putin cũng kêu gọi tinh thần đoàn kết, thống nhất từ phía người dân Nga và mạnh mẽ bác bỏ tất cả các hình thức chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố.

Bình luận (0)
Trần Uyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
21 tháng 3 2021 lúc 18:50

biện pháp quan trọng nhất giúp liên bang nga vượt qua khủng hoảng dần ổn định và đi lên sau năm 2000 là?

A. Nâng cao đời sống cho nhân dân

B. Phát triển các ngành công nghệ cao

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường 

D. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 

 
Bình luận (0)
Cherry
21 tháng 3 2021 lúc 18:27

A. Nâng cao đời sống cho nhân dân

Bình luận (0)
Lan Hoang
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 1 2022 lúc 7:04

vì :

- Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga.
- Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại.
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác.
- Công nghiệp truyền thống
       + Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…
      
- Công nghiệp hiện đại
       + Các ngành: điện tử - hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.
       + Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….

- Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.

Bình luận (7)
Trần Anh Thắng
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
28 tháng 1 2022 lúc 22:24

Lời giải chi tiết

* Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng của LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.

⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.

+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên và liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).

⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách và biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Bình luận (1)
lạc lạc
29 tháng 1 2022 lúc 20:09

refer

* Nhận xét:

– Tốc độ tăng trưởng c̠ủa̠ LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.

⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.

+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên ѵà liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).

⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách ѵà biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định ѵà đi lên.

 

Bình luận (1)
Ductozaki
Xem chi tiết
Dark_Hole
3 tháng 3 2022 lúc 16:13

Vì biển nga lớn =)?

Bình luận (0)