tại sao vùng bắc trung bộ chỉ phát triển khai thác khoáng sản và chế biến vật liệu xây dựng
Tại sao ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại phát triển các hoạt động sản xuất như: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản?
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình dốc, gây khó khăn cho việc canh tác, nhất là trồng lúa nước. Người dân nơi đây đã khắc phục bằng cách làm ruộng bậc thang.
+ Nhờ đặc điểm sông dốc, nhiều nước,… vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện.
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều loại khoáng sản nhất Việt Nam, nên hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này rất phát triển.
Ở đây có địa hình dốc, nên sẽ gây khó khăn cho việc canh tác, nhất là trồng lúa nước, và cộng với ở đây có đặc điểm sông dốc, nhiều nước nên nơi đây thích hợp làm ruộng bậc thang và thực hiện các công trình thủy điện
Câu 10: Thế mạnh chủ yếu trong phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sản xuất hàng tiêu dùng.
B. chế biến lương thực – thực phẩm.
C. sản xuất vật liệu xây dựng.
D. khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển thủy điện.
Câu 11: Tài nguyên quan trọng nhất trong việc sản xuất lương thực – thực phẩm của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. đất phù sa. B. than nâu.
C. sét cao lanh. D. khí tự nhiên.
Câu 12: Trên vùng đất cát pha ở Bắc Trung Bộ người dân thường trồng nhiều
A. cây ăn trái. B. cây lương thực theo hướng thâm canh.
C. cây công nghiệp lâu năm. D. cây công nghiệp hàng năm.
Câu 13. Nơi có nghề làm muối nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Nha Trang, Phan Thiết. B. Cà Ná, Sa Huỳnh.
C. Quy Nhơn, Nha Trang. D. Tuy Hòa, Tam Kỳ.
Câu 14: Trong những khó khăn sau đây, khó khăn nào không đúng với sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên ?
A. Thiếu nước vào mùa khô. B. Biến động của giá nông sản.
C. Diện tích đất nông nghiệp ít. D. Thiếu vốn đầu tư sản xuất.
Câu 15: Đồng bằng sông Hồng không có điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng
A. phát triển vụ đông.
B. thâm canh lúa nước.
C. đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
D. áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất.
Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
A. phát triển du lịch biển đảo.
B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.
C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.
D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai B. Cao Bằng C. Hà Giang D. Lạng Sơn
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta:
A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 4: Khoáng sản là loại tài nguyên
A. vô tận B. phục hồi được C. không phục hồi được D. bị hao kiệt
Câu 5: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam
A. vàng, kim cương, dầu mỏ B. dầu khí, than, sắt, uranium
C. than, dầu khí, apatit, đá vôi D. đất hiếm, sắt, than, đồngCâu 6: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:
A. Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tảiC. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm
D. Phát triển du lịch biển – đảo
Câu 7: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Campuchia, Lào
C. Lào, Campuchia, Trung Quốc D. Lào, Trung Quốc, Campuchia
Câu 8: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:
A. Hoàng Liên Sơn B. Trường Sơn Bắc C. Bạch Mã D. Trường Sơn Nam.
Câu 9: Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm:
A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.
C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.
Câu 10: Nhân tố không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
A. Vị trí địa lí B. Địa hình C. Hoàn lưu gió mùa D. Sông ngòi
Câu 11: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:
A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.
C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.
D. Xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.
Câu 12: Nhiệt độ trung bình năm của không khí nước ta tăng dần từ
A. vĩ độ thấp lên vĩ độ cao B. thấp lên cao
C. tây sang đông D. bắc vào nam
Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoàng sản là do vùng
A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. có số dân đông, lao động dồi dào.
C. có trình độ khoa học và công nghệ cao.
D. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/146, địa lí 12 cơ bản.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
2. Cung cấp nguồn điện dồi dào và rẻ cho khai thác và chế biến khoáng sản
3. Làm cho môi trường có những thay đổi không nhỏ.
4. Các nhà máy thuỷ điện lớn tập trung chủ yếu ở Đông Bắc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yểu từ
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
B. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống
C. Chính sách phát triển miền núi của Nhà nước.
D. Sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
2. Hạn chế được nạn du canh, du cư trong vùng.
3. Tạo ra động lực mới cho việc khai thác và chế biến khoáng sản.
4. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
1) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
2) Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
3) Dựa vào bảng 18.1, hãy vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1. Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (tỉ đồng)
hk có copy bảng dc :<
Tham khảo
Câu 1:
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Câu 2:
Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Câu 3
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
a) Khai thác, chế biến khoáng sản
* Thuận lợi :
- Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
- Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) : Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu
- Khoáng sản kim loại :
+ Sắt (Yên Bái)
+ Đồng - niken ( Sơn La)
+ Đất hiếm (Lai Châu)
+ Kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kan)
+ Đồng - vàng ( Lào Cai)
+ Thiếc và booxxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc
- Khoáng sản phi kim loại : apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân
* Khó khăn :
Đa số mỏ quặng ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại
b) Thủy điện
* Thuận lợi
- Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu KW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Dadf chiếm gần 6 triệu KW
- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Thác Bà trên sông Chảy ( 110KW), Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342MW)
- Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông
* Khó khăn :
Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh