nhận xét về lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995-2014
MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA BẮC TRUNG BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC,
GIAI ĐOẠN 1995- 2014
Năm | 1995 | 2000 | 2010 | 2014 |
Sản lượng đàn bò cả nước (nghìn con) | 3638,9 | 4127,9 | 5808,3 | 5234,3 |
Bắc Trung Bộ | 831,7 | 890,6 | 1004,0 | 934,0 |
Sản lượng thủy sản cả nước (nghìn tấn) | 1584,3 | 2250,5 | 5142,7 | 6333,2 |
Bắc Trung Bộ | 108,7 | 164,9 | 338,0 | 466,0 |
a) Tính tỉ trọng đàn bò và sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 1995-2014.
b) Những khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ
MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA BẮC TRUNG BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC,
GIAI ĐOẠN 1995- 2014
Năm | 1995 | 2000 | 2010 | 2014 |
Sản lượng đàn bò cả nước (nghìn con) | 3638,9 | 4127,9 | 5808,3 | 5234,3 |
Bắc Trung Bộ | 831,7 | 890,6 | 1004,0 | 934,0 |
Sản lượng thủy sản cả nước (nghìn tấn) | 1584,3 | 2250,5 | 5142,7 | 6333,2 |
Bắc Trung Bộ | 108,7 | 164,9 | 338,0 | 466,0 |
a) Tính tỉ trọng đàn bò và sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 1995-2014.
b) Những khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG BÒ CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị: nghìn con)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số lượng bò giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, giai đoạn 2005 - 2014?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh hơn Tây Nguyên.
B. Tây Nguyên lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên tăng ít hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên.
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Số lượng đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ đều lớn hơn Tây Nguyên.
- Số lượng đàn bò Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng ( 26,9 nghìn con) nhưng không ổn định.
- Số lượng đàn bò Tây Nguyên tăng (56,8 nghìn con) nhưng không ổn định.
=> Chỉ có nhận xét D. Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên là đúng.
Chọn: D
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 - 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính năng suất lúa của Đông Nam Á qua các năm (tạ/ha).
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á trong giai đoạn trên.
a) Năng suất lúa của Đông Nam Á
b) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990 - 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Diện tích lúa tăng 35,4%.
+ Năng suất lúa tăng 35,5%.
+ Sản lượng lúa tăng 83,4%.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á không đều nhau. Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là diện tích lúa.
- Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 - 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính năng suất lúa của châu Á qua các năm (tạ/ha).
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của châu Á trong giai đoạn trên.
a) Năng suất lúa của châu Á
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của châu Á
giai đoạn 1990 - 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990-2010:
- Diện tích lúa có tốc độ tăng trưởng tăng (tăng 7,8%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (tăng 22,7%), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (tăng 32,3%), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa không đều nhau. Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là năng suất lúa và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là diện tích.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính năng suất lúa của Nhật Bản qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản trong giai đoạn trên. Giải thích tại sao diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản lại giảm?
a) Năng suất lúa của Nhật Bản
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 21,5%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng giảm (giảm 17,7%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 35,4%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh nhất, giảm chậm nhất là năng suất lúa.
* Giải thích
Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản giảm là do:
- Một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
- Chuyển một số diện tích trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, bởi vì quá trình đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển nhanh.
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN, SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ VÀ NĂNG SUẤT LÚA VÙNG BTB GIAI ĐOẠN 1995-2014
Năm | 1955 | 2000 | 2010 | 2014 |
Sản lượng thủy sản (nghìn tấn) | 108,7 | 164,9 | 338,0 | 466,0 |
Số lượng đàn bò ( nghìn con) | 831,7 | 890,6 | 1004,0 | 934,0 |
Năng suất lúa (Tạ/ha) | 31,4 | 40,6 | 48,8 | 55,2 |
Tính tốc độ tăng trưởng sản lượn thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ gđ 1995-2014 (lấy năm 1995=100%)
Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ gđ 1995-2014.
Sản lượng thuỷ sản:
+ N2000: 151.70%
+N 2010: 310.95%
+ N2014: 428.70%
Số lượng bò và năng suất lúa tình tương tự như sau: cho năm đầu tiên bằng 100%, SL năm tiếp theo chia cho năm đầu tiên và nhân 100
Cho bảng số liệu:
NĂNG SUẤT LÚA CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỔNG VÀ VÙNG ĐỔNG BẰNG SÔNG cửu LONG, GIAI ĐOẠN 1995 - 2016
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về năng suất lúa của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 - 2016?
A. Vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hon của cả nước và thấp hon vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Năng suất lúa của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng bằng nhau
C. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng
D. Năng suất lúa của cả nước và hai vùng tăng là do khai hoang, mở rộng diện tích
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính năng suất lúa của Ấn Độ qua các năm (tạ/ha).
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011.
c) Nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng đó.
Tính năng suất lúa của Ấn Độ
Năng suất lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 – 2011:
- Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định.
+ Trong giai đoạn trên, diện tích lúa Ấn Độ tăng 3% (tăng gấp 1,03 lần).
+ Sự tăng trưởng không ổn định thể hiện ở chỗ: giai đoạn 1990 – 2000 tăng, giai đoạn 2000 – 2005 giảm, giai đoạn 2005 – 2008 tăng, giai đoạn 2008 - 2011 giảm (dẫn chứng).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng liên tục, tăng 41,6% (tăng gấp 1,38 lần).
- Sản lượng lúa cũng có tốc độ tăng liên tục, tăng 37,5% (tăng gấp 1,42 lần).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là sản lượng và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là diện tích.
* Giải thích
- Diện tích lúa tăng là do mở rộng diện tích, đẩy mạnh thâm canh. Tuy nhiên, diện tích chưa có sự tăng trưởng ổn định là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi và các tai biến của thiên nhiên như: hạn hán, bão lụt, ..
- Năng suất lúa tăng nhanh nhất là do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất lúa như: ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản, tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, ...), ứng dụng công nghệ gen vào sản xuất nông nghiệp, ...
- Sản lượng lúa tăng là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là do tăng năng suất.