Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
BosTiecom Long
Xem chi tiết
BosTiecom Long
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2018 lúc 8:16

a,

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí

- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)

b, Thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh

- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội

- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li

- Lục bát: Côn Sơn ca

- Thơ Nôm: Bánh trôi nước

c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên

d, Văn nghị luận

- Chiếu: chiếu dời đô

- Hịch: Hịch tướng sĩ

- Cáo: Bình Ngô đại cáo

- Tấu: bàn luận về phép học

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

* Truyện Kiều – Nguyễn Du

- Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc đời mười lăm năm đoạn trường của Thúy Kiều với ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ.

- Một số câu thơ:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca câm.

* Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

- Tóm tắt: Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bất hạnh của chàng Lục Vân Tiên và nổi bật trên đó là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga – người con gái xinh đẹp với tấm lòng thủy chung son sắt.

- Một số câu thơ:

    Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

    Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

    Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,

    “Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.

[…]

ngoc rong thử chơi nhan
Xem chi tiết
Thời Sênh
21 tháng 12 2018 lúc 19:59

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.



Ngan Dang Bao
21 tháng 12 2018 lúc 20:26

Thuyết minh về thể thơ lục bát

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám.Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu…

Do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyền tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu…

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Nguyen Thi Mai
22 tháng 12 2018 lúc 20:14

Câu hỏi của Thỏ Thỏ - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến c tham khảo nhé

lephuonghaanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 12:11

c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.

Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:

- Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.

- Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.

- Hoạn Thư và Kiều chung chồng => đều là nạn nhân chế độ đa thê

- Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.

=> Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.

* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.

LINH MEO MEO
Xem chi tiết
-ZOZZ-
2 tháng 1 2019 lúc 18:32

Một đống như thế mà bảo người ta làm có bị hâm ko vậy

LINH MEO MEO
2 tháng 1 2019 lúc 19:08

làm bài mô cũng đc bn ko bt làm thì đừng nói người khác ko phải vô chửi ngừi ta

-ZOZZ-
16 tháng 1 2019 lúc 8:19

thế mà còn viết sai chính tả

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...