Có ý kiến cho rằng: ''Ký ức tuổi thơ đẹp lắm trong veo như làn nước mùa thu nhưng đó là một ký ức một đi không trở lại, chỉ có thể nhớ về tuổi thơ chứ không thể sống lại tuổi thơ''
Chứng minh qua bài thơ ''Bếp lửa''
từ "ký ức" trong câu Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ có nghĩa là gì ?
Ký ức: những kỉ niệm xưa
1.em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả qua văn bản trên sau khi đọc xong câu chuyện 2.Nếu được viết về ký ức tuổi thơ của mình em sẽ viết như thế nào Văn bản Bà tôi khi còn sống rất thích ăn trầu. Có hôm , mẹ không đi chợ, bà thiếu trầu để ăn. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tối ấm ứ cằn nhằn...Bà lom khom chống gậy đi. Khi về, ba vấp ngã gãy chân và không bao giờ lành lại được. Mẹ nấu cháo cho bà ăn, khói se sắt, chặc lưỡi:"Bà già rồi mà còn khổ"! Bà mất! Lớn lên, tôi xa nhà trọ học, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng, miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói sao đôi mắt cay xòe! Tôi không nuốt được! Kỷ niệm buồn tuổi thơ lại trở về môn một!
1. Tôi cảm thấy người con của hiện tại đã trưởng thành và hiểu ra được nhiều điều hơn là người con của năm xưa. Người con của năm xưa còn bồng bột, bướng bỉnh và chưa biết thương yêu người khác giờ cảm thấy hối hận và thương tiếc người bà của mình đã phải chống gậy đi xin trầu. Tác giả hối hận tới mức không thể nuốt được cơm và mắt cay xè mặc dù không có khói hay bụi.
2.
viết về vầng trăng ký ức tuổi thơ.
Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.
Quê tôi nằm bên dòng sông Cái, hai bên bờ là những nà bắp, những vườn cây, bờ tre xanh thẳm. Vào những đêm trăng, cả khúc sông dài bỗng đổi màu, trông giống như một dải lụa mềm uốn lượn về xuôi. Rồi thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt nước bất ngờ xao động, tạo nên những mảng sóng như những chiếc vảy cá khổng lồ lấp lánh ánh bạc. Bến sông vào những đêm trăng cũng luôn chộn rộn hơn ngày thường, vì có trăng sáng nên người trong làng thường đi làm về muộn hơn và ra sông tắm giặt cũng muộn hơn. Thỉnh thoảng, có một chuyến đò dọc đi lên miền thượng nguồn, hoặc ngược lại, để tránh nắng, giờ đây mới chạy dọc theo sông với ngọn đèn dầu trong khoang thuyền lúc mờ, lúc tỏ trông rất nên thơ.
Những con đường làng, vào những đêm như thế, dưới ánh trăng chỗ nào trông cũng huyền ảo. Từng bụi cây, bờ cỏ, tất cả như được tắm ánh vàng. Những chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò dường như cũng đợi vào dịp này, bước giữa màu trăng, tìm cách gặp nhau ở đâu đó để bày tỏ lòng mình. Còn đối với bọn trẻ con chúng tôi, ngày xưa, những đêm trăng lên được coi như những đêm hội. Chúng tôi tụm năm, tụm ba ở những mảnh đất trống để hát ca và sau đó cùng chơi đủ trò, nào rồng rắn, trốn tìm. Cũng có những hôm, chúng tôi theo bà lên chùa dâng hương và rồi ra về trong cảnh tiếng chuông đang ngân dài, lan ra dưới ánh trăng.
Làm sao quên được hình ảnh vào những đêm trăng, để lúa cấy kịp mùa, cha mẹ tôi đã cong mình bên hai đầu dây của chiếc gàu giai, múc từng gàu nước sóng sánh từ thửa ruộng thấp, đổ lên thửa ruộng cao. Làm sao có thể kể hết về những đêm trăng ở quê khi cánh đồng vừa gặt, khi lúa thóc đầy bồ và tiếng chày giã gạo trên sân nhà ai sau những bờ tre từng hồi thùm thụp, đều đều, xen lẫn những tiếng cười trong veo…
Trăng quê, tôi nhớ, có một đêm ngày xưa nào đó, cô bạn nhỏ trong xóm đang cùng vui đùa, bỗng dưng nũng nịu, nhờ tôi bắt giùm con dế đang gáy ri ri trong đám cỏ non. Con dế khôn ngoan, có tiếng động liền lặng im và lại gáy từng tràng khi tôi bước ra xa. Cứ thế, con dế đã làm tôi bối rối. Để rồi tôi chỉ đưa cho em hai bàn tay không, đêm về lại nằm mơ thấy mình đang quờ tay trên vạt cỏ…
Lên làm việc ở thành phố với bao bận bịu, mấy ai còn nghĩ đến trăng. Tôi cũng vậy. Nhưng hôm qua cùng mấy anh chị trong cơ quan đi công tác về, khi ngang qua cánh đồng rộng, giữa cảnh trăng bàng bạc, bỗng dưng chạnh lòng, liên tưởng đến những hình ảnh ở quê nhà. Khúc sông Cái chảy ngang qua làng tôi chắc bây giờ đang lấp lánh ánh vàng. Miên man, tôi nhớ chuyện con dế gáy trong bụi cỏ non, dù rằng cô bé cùng xóm ngày xưa vừa báo tin mình lần đầu tiên được làm bà ngoại. Miên man, tôi nhớ… Rồi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài “Trăng quê” của nhà thơ Từ Kế Tường mà tôi đã thuộc lòng: Có một vầng trăng vàng thẳm tuổi thơ tôi/Những đêm trốn tìm cùng bạn bè thời tuổi nhỏ/Vầng trăng trên cao không với tới được bằng thương nhớ/Nên năm tháng qua mau, trăng cứ khuyết dần…
Chúc bạn học tốt !!!
Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.
Quê tôi nằm bên dòng sông Cái, hai bên bờ là những nà bắp, những vườn cây, bờ tre xanh thẳm. Vào những đêm trăng, cả khúc sông dài bỗng đổi màu, trông giống như một dải lụa mềm uốn lượn về xuôi. Rồi thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt nước bất ngờ xao động, tạo nên những mảng sóng như những chiếc vảy cá khổng lồ lấp lánh ánh bạc. Bến sông vào những đêm trăng cũng luôn chộn rộn hơn ngày thường, vì có trăng sáng nên người trong làng thường đi làm về muộn hơn và ra sông tắm giặt cũng muộn hơn. Thỉnh thoảng, có một chuyến đò dọc đi lên miền thượng nguồn, hoặc ngược lại, để tránh nắng, giờ đây mới chạy dọc theo sông với ngọn đèn dầu trong khoang thuyền lúc mờ, lúc tỏ trông rất nên thơ.
Những con đường làng, vào những đêm như thế, dưới ánh trăng chỗ nào trông cũng huyền ảo. Từng bụi cây, bờ cỏ, tất cả như được tắm ánh vàng. Những chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò dường như cũng đợi vào dịp này, bước giữa màu trăng, tìm cách gặp nhau ở đâu đó để bày tỏ lòng mình. Còn đối với bọn trẻ con chúng tôi, ngày xưa, những đêm trăng lên được coi như những đêm hội. Chúng tôi tụm năm, tụm ba ở những mảnh đất trống để hát ca và sau đó cùng chơi đủ trò, nào rồng rắn, trốn tìm. Cũng có những hôm, chúng tôi theo bà lên chùa dâng hương và rồi ra về trong cảnh tiếng chuông đang ngân dài, lan ra dưới ánh trăng.
Làm sao quên được hình ảnh vào những đêm trăng, để lúa cấy kịp mùa, cha mẹ tôi đã cong mình bên hai đầu dây của chiếc gàu giai, múc từng gàu nước sóng sánh từ thửa ruộng thấp, đổ lên thửa ruộng cao. Làm sao có thể kể hết về những đêm trăng ở quê khi cánh đồng vừa gặt, khi lúa thóc đầy bồ và tiếng chày giã gạo trên sân nhà ai sau những bờ tre từng hồi thùm thụp, đều đều, xen lẫn những tiếng cười trong veo…
Trăng quê, tôi nhớ, có một đêm ngày xưa nào đó, cô bạn nhỏ trong xóm đang cùng vui đùa, bỗng dưng nũng nịu, nhờ tôi bắt giùm con dế đang gáy ri ri trong đám cỏ non. Con dế khôn ngoan, có tiếng động liền lặng im và lại gáy từng tràng khi tôi bước ra xa. Cứ thế, con dế đã làm tôi bối rối. Để rồi tôi chỉ đưa cho em hai bàn tay không, đêm về lại nằm mơ thấy mình đang quờ tay trên vạt cỏ…
Lên làm việc ở thành phố với bao bận bịu, mấy ai còn nghĩ đến trăng. Tôi cũng vậy. Nhưng hôm qua cùng mấy anh chị trong cơ quan đi công tác về, khi ngang qua cánh đồng rộng, giữa cảnh trăng bàng bạc, bỗng dưng chạnh lòng, liên tưởng đến những hình ảnh ở quê nhà. Khúc sông Cái chảy ngang qua làng tôi chắc bây giờ đang lấp lánh ánh vàng. Miên man, tôi nhớ chuyện con dế gáy trong bụi cỏ non, dù rằng cô bé cùng xóm ngày xưa vừa báo tin mình lần đầu tiên được làm bà ngoại. Miên man, tôi nhớ… Rồi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài “Trăng quê” của nhà thơ Từ Kế Tường mà tôi đã thuộc lòng: Có một vầng trăng vàng thẳm tuổi thơ tôi/Những đêm trốn tìm cùng bạn bè thời tuổi nhỏ/Vầng trăng trên cao không với tới được bằng thương nhớ/Nên năm tháng qua mau, trăng cứ khuyết dần…
Văn hay em trai(Mr.Tết)
Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, ai cũng có một thời cắp sách tới trường, ai cũng có những ký ức thân thương của tuổi phượng hồng với bạn bè, Thầy Cô dưới mái trường thân yêu, để khi đã xa sẽ luôn nhớ và mang theo mình trong mỗi trang lưu bút, trong mỗi bước chân trên đường đời. Thời gian dần trôi đi, và dường như cuốn nó theo cái dòng chảy của thời gian, để rồi khi bất chợt nó ngồi nơi đây, nơi chỉ còn một mình nó, thì những kí ức của những người bạn , những hồi ức về tình cảm tuổi học trò lại ùa về với nó ... lung linh và thật đẹp. Trong những thời khắc ấy, có biết bao nhiêu những cảm xúc được thăng hoa thành những bài thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Những bài thơ ấy như một sự gửi gắm những tình cảm và nỗi niềm của một thời học sinh.
Theo em, trong thời đại công nghệ hiện nay, cần làm gì để trẻ em có được những ký ức tuổi thơ đẹp và có sự phát triển lành mạnh, toàn diện ?(có thể lựa chọn nói rõ hơn về giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải pháp khác trả lời trong khoảng ba đến năm dòng)
nhân vật em nhỏ trong bài thơ "nơi tuổi thơ em"cho rằng: tuổi thơ đẹp là tuổi thơ gắn liền với đất trời quê hương.Em có đồng ý với suy nghĩ đó không?Vì sao?
Tham khảo
Em đồng ý! Vì quê hương là nơi mình được sinh ra và đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi người chúng ta
Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập của em, em tìm thấy cuốn nhật ký từ hồi còn nhỏ, khi em mở trang viết ra, có rất nhiều chuyện kỉ niệm của tuổi thơ, kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào lúc em 5 tuổi. Khi nhà trường tổ chức cuộc thi "Bé khéo tay",em đã rất cố gắng để vẽ một bức tranh thật đẹp và ý nghĩa về mái trường nhưng không được nhiều người khen ngợi. Nhưng trong cuộc thi thứ 2, em đã đặt tâm huyết và nỗ lực của mình vào bức tranh và em đã đạt giải ba trong cuộc thi. Khi nhớ lại kỉ niệm đó thì em đã hiểu bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim" của cuốn sách và em sẽ áp dụng bài học này vào những lần sau.
Các bạn thấy bài văn có hay không??
khá hay đấy nhưng cho mình hỏi ông Sepúlveda là ai vậy?
Ông Luis Sepúlveda Là một nhà văn nổi tiếng Đã đạt giải ở ngay tác phẩm đầu tiên nha bạn!!
Ngôi trường kí ức
Để mái trường xưa vào trong tĩnh lặng
Nơi ngập tràn bao kí ức tuổi thơ
Nơi niềm mong ngóng cứ mã đợi chờ
Nơi ươm mầm sống của những ước mơ.
Đây chùm hoa phượng kia góc sân trường
Nở đỏ rực cả một bầu trời kí ức
Đây sân thể dục chỗ đùa vui nô nức
Như rực cháy lên một nỗi niềm thân thương.
Đây cổng trường còn kia là lớp học
Nơi ta cầu nguyện trước buổi kiểm tra
Đây là nơi mà ta vẫn vào ra
Uống nước chè và nghe thầy khó nhọc.
Đây một nỗi nhớ kia niềm vui
Đây là mong ước kia bùi ngùi
Đây bao tiếng cười trong trí nhớ
Đây là kí ức của tuổi thơ.
( Nghỉ nhiều có ai nhớ trường không vậy!!)
~Điền~
Nhớ trường vliz ra lun
Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. […] Hẳn nhiều người đã từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ lên những bức tranh kí ức về thời thơ ấu tươi đẹp.
Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.
(Trích “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” - Kim Hạnh Bảo, Trần Nghị Du )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2:Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3:Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu ra để làm sáng tỏ cho nội dung chính.
Câu 4:Em hãy chia sẻ một kỉ
1, phương thức biểu đạt chính : nghị luận
2, ND : nói lên sự gần gũi của động vật gắn liền với những kí ức tuổi thơ tươi đẹp.
3, Lí lẽ và bằng chứng :
`-` Hẳn nhiều người đã từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi.
`-` Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc.
Câu 4: Chưa đủ đề, bổ sung thêm đề bài.