Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Quang
Xem chi tiết
Khang1029
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Lân
Xem chi tiết
Thư Phan
17 tháng 11 2021 lúc 8:23

Tham khảo

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.

Lê Minh Bảo Ngọc
17 tháng 11 2021 lúc 9:13

Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại là một hình ảnh mang tính biểu trưng rất đậm nét về tinh thần lao động của Người; ẩn chứa đằng sau hành động ấy, là cả một hành động yêu nước thiết tha, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người biết, con đường ở phía trước còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Chúng ta càng thấy rõ ý chí quyết tâm của Bác về hướng đi và ý chí căm thù giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê hương đất nước. Câu chuyện trên là một sự khẳng định ý chí ban đầu về lòng yêu nước, đến cả đời hoạt động cách mạng của Bác.

Những ngày ấy, Bác Hồ đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng niềm tin và ý chí, đã đưa Bác vượt qua cái lạnh giá, cắt da của mùa đông ở Châu Âu, chỉ với “Viên gạch hồng” hằng ngày trước lúc đi làm, Bác đã đem viên gạch này bỏ vào lò sưởi để đêm đến Bác dùng làm sưởi ấm, hoặc những ngày bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác viết: “Kiên trì và nhẫn nại, không chịu lùi một phân, vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh thần”, hay “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”. Xuyên suốt câu chuyện, chúng ta càng nhận rõ: Tư tưởng chỉ đạo trong hành động của Bác. Yếu tố tinh thần đã nâng bước đưa Bác Hồ vượt mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, thực hiện lý tưởng đó là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, nhằm đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Từ đó, bản thân mỗi chúng ta rút ra được những bài học cho mình.

Thứ nhất, đối với bản thân:

Ở đây chúng ta càng cảm phục hơn về tấm lòng của Bác Hồ; vì nước, vì dân. Tấm gương đó luôn là bài học quý để cho mỗi người chúng ta học tập suốt đời. Đồng thời, chúng ta càng ý thức rõ hơn về mình, nhất là những hạn chế của bản thân mà cần phải có nhiều cố gắng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Người.

Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn.

Thứ hai, đối với công việc:

Trong công việc, phải kiên trì làm từ những việc nhỏ, đến việc lớn, từ những việc đơn giản đến phức tạp. Sống luôn cầu tiến bộ, vươn lên bằng ý chí, bằng đôi bàn tay hăng say lao động thì mọi việc mới đem lại hiệu quả cao. Để làm tốt công việc, bên cạnh không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, mà còn phải thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Xem chi tiết
Phạm bảo
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 9 2021 lúc 19:13

Tham khảo:

Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, ta có thể thấy: Đức tính giản dị là một đức tính tốt được mọi người noi theo và học tập. Vậy, giản dị là gì?. Sống giản dị là sống không phô trương cầu kì,  phung phí, sống đơn giản, phù hợp với tài sản của mình. Chúng ta sống giản dị để được mọi người yêu mến, quý trọng. Đức tính đó sẽ cho ta sự bình yên, thanh thản trong cuộc sống và cả trong tâm hồn, rèn luyện thêm những tính cách khác tốt hơn. Nhân vật tiêu biểu mà ta có thể học tập tính cách đó không ai khác đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác sống giản dị từ bữa cơm, cách ăn mặc đến lời ăn tiếng nói với mọi người. Bác được mọi người yêu quý cũng nhờ một phần do đức tính tốt. Hiện nay có rất nhiều người đi theo lối sống giản dị để cho tâm hồn được thanh thản, bình yên. Bên cạnh đó còn rất nhiều bạn trẻ đi theo lối sống giàu sang, đua đòi.

Lan Nguyen
Xem chi tiết
Minh Nhân
22 tháng 1 2021 lúc 19:41

Một đoạn trích thôi nhưng đã cho em những bài học sâu sắc:

- Hàng xóm láng giềng của nhau thì nhớ phải “tối lửa tắt đèn có nhau” và không nên “Cháy nhà hàn xóm mà bình chân như vại”.- Không nên khinh thường những người yếu hơn mình. Khi họ cần giúp đỡ hãy vui lòng giúp họ trong khả năng của mình

.- “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.

- Cần suy nghĩ chín chắn trước khi nói và làm bất cứ việc gì.

Phạm khánh Bình
22 tháng 1 2021 lúc 19:42

Qua bài học trên em rút ra bài học: không nên có tính hống hách, kiêu căng.Nên tôn trọng người khác, không coi người khác.

bài học đường đời đầu tiên em rút ra bài học:không nên hống hách,tôn trọng người khác

Vinh Công
Xem chi tiết
Hồ Sỹ Đức Minh
Xem chi tiết
Trịnh Long
27 tháng 1 2021 lúc 12:45

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

 

Đoạn trích trên tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc tác giả đã tạo nên một nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn mang đầy đủ những nét đáng yêu và những tật xấu của tuổi mới lớn. Đọc chuyện trên chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng của chúng ta ở trong đó và càng thấm thía hơn bài học mà nhà văn đã khéo luồng vào trong đó.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 1 2021 lúc 13:13

Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra được bài học cho mình là:

- Bài học về tính kiêu căng, hỡm hĩnh, xốc nổi của Dế Mèn.

- Bài học về lòng bao dung độ lượng, biết cảm thông và tha thứ của Dế Choắt.

- Bài học về cách biết kiềm chế, không nên nóng nảy, tự ái của chị Cốc.

- Bài học về lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ những người yếu hơn mình.

Tgl2011
27 tháng 1 2021 lúc 13:23

“Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích kể về chú Dế Mèn khỏe mạnh nhưng hống hách, coi thường người khác. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Bài học mà Dế Mèn rút ra cũng chính là lời khuyên dành cho mỗi người.

 

Dế Mèn sống tự lập từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, thân hình chú khoẻ khoắn. Dế Mèn rất thích đi phiêu lưu khắp nơi. Chú đi đến đâu cũng đều khiến các con vật nhỏ bé khiếp sợ. Hàng xóm của chú - Dế Choắt lại là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà Dế Mèn đã phải nhận một bài học “đường đời đầu tiên”.

 

Câu chuyện bắt đầu khi Dế Mèn luôn coi khinh Dế Choắt. Nó cho rằng mình luôn là người mạnh nhất, một người có tầm nhìn xa trông rộng. Có thể kể đến việc khi Dế Choắt ngỏ ý muốn đào ngách thông sang nhà Dế Mèn để khi gặp chuyện thì có thể giúp đỡ nhau, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh bỉ rồi không chấp nhận. Thái độ đó của nó thể hiện sự ích kỷ, ngạo mạn.

 

Mọi chuyện chỉ lên đến đỉnh điểm là khi Dế Mèn trêu đùa chị Cốc. Chú ta đã dùng mọi lời lẽ đến nói với Cốc, khiến chị Cốc nổi giận. Sự hung hang đã biến thành sự sợ hãi rồi hèn nhát. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang để Dế Choắt một mình đối mặt với chị Cốc. Chú Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Nhưng Dế Mèn vẫn không ra cứu bạn, nhận lỗi về mình và chịu trách nhiệm về lỗi lầm.

 

Hậu quả là Dế Choắt đã chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Chỉ lúc đó, Dế Mèn bắt đầu cảm thấy ân hận. Chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Nó đã nhận được bài học đầu tiên.

 

Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Nhận ra bài học đó, nó tự hứa từ nay sẽ sống chan hòa với mọi người.

 

Như vậy, sau khi đọc xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc có thể cảm nhận được một bài học ý nghĩa sâu sắc về cách sống. Con người hãy biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

Tuyết Hương
Xem chi tiết
Trường Phan
3 tháng 1 2022 lúc 22:01

Bạn tham khảo nha

Hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cho em nhiều bài học đáng quý. Bài học đầu tiên mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu thiên nhiên say đắm. Dù ở hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn giữ được tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tâm hồn của Người hòa vào với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả trái tim và giác quan của mình. Bài học thứ hai mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu nước, phong thái ung dung cao đẹp của Người. Bác lo cho sự nghiệp giải phóng của đất nước, dành cả đời mình cho nước, cho dân. Ở Người, ta thấy được phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên khó khăn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp trước mắt. 

Lê Phương Mai
3 tháng 1 2022 lúc 22:01

Qua bài Cảnh khuya ta có thể rút ra rất nhiều bài học sâu sắc. Đầu tiên là thiên nhiên rất đẹp và trữ tình, ta nên trân trọng và thưởng thức những món quà tuyệt vời của tự nhiên. Tiếp theo là mỗi người chúng ta hãy mang một tình yêu nước nồn thắm. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện, học tập để phát triển đất nước ngày càng đi lên.

Uyên  Thy
3 tháng 1 2022 lúc 22:02

Tham khảo nhé!
Hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cho em nhiều bài học đáng quý. Bài học đầu tiên mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu thiên nhiên say đắm. Dù ở hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn giữ được tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tâm hồn của Người hòa vào với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả trái tim và giác quan của mình. Bài học thứ hai mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu nước, phong thái ung dung cao đẹp của Người. Bác lo cho sự nghiệp giải phóng của đất nước, dành cả đời mình cho nước, cho dân. Ở Người, ta thấy được phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên khó khăn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp trước mắt.

PHẠM MINH ĐỨC
Xem chi tiết
Trần Đức Anh
26 tháng 3 2022 lúc 20:59

mk ko bts bài thơ đó