Bài 5: Tôn trọng kỷ luật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Hoàng Lân

qua bài học hai bàn tay trắng"em dã rút ra bài học gì

Thư Phan
17 tháng 11 2021 lúc 8:23

Tham khảo

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.

Lê Minh Bảo Ngọc
17 tháng 11 2021 lúc 9:13

Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại là một hình ảnh mang tính biểu trưng rất đậm nét về tinh thần lao động của Người; ẩn chứa đằng sau hành động ấy, là cả một hành động yêu nước thiết tha, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người biết, con đường ở phía trước còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Chúng ta càng thấy rõ ý chí quyết tâm của Bác về hướng đi và ý chí căm thù giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê hương đất nước. Câu chuyện trên là một sự khẳng định ý chí ban đầu về lòng yêu nước, đến cả đời hoạt động cách mạng của Bác.

Những ngày ấy, Bác Hồ đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng niềm tin và ý chí, đã đưa Bác vượt qua cái lạnh giá, cắt da của mùa đông ở Châu Âu, chỉ với “Viên gạch hồng” hằng ngày trước lúc đi làm, Bác đã đem viên gạch này bỏ vào lò sưởi để đêm đến Bác dùng làm sưởi ấm, hoặc những ngày bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác viết: “Kiên trì và nhẫn nại, không chịu lùi một phân, vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh thần”, hay “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”. Xuyên suốt câu chuyện, chúng ta càng nhận rõ: Tư tưởng chỉ đạo trong hành động của Bác. Yếu tố tinh thần đã nâng bước đưa Bác Hồ vượt mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, thực hiện lý tưởng đó là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, nhằm đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Từ đó, bản thân mỗi chúng ta rút ra được những bài học cho mình.

Thứ nhất, đối với bản thân:

Ở đây chúng ta càng cảm phục hơn về tấm lòng của Bác Hồ; vì nước, vì dân. Tấm gương đó luôn là bài học quý để cho mỗi người chúng ta học tập suốt đời. Đồng thời, chúng ta càng ý thức rõ hơn về mình, nhất là những hạn chế của bản thân mà cần phải có nhiều cố gắng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Người.

Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn.

Thứ hai, đối với công việc:

Trong công việc, phải kiên trì làm từ những việc nhỏ, đến việc lớn, từ những việc đơn giản đến phức tạp. Sống luôn cầu tiến bộ, vươn lên bằng ý chí, bằng đôi bàn tay hăng say lao động thì mọi việc mới đem lại hiệu quả cao. Để làm tốt công việc, bên cạnh không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, mà còn phải thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 

Các câu hỏi tương tự
Lu Lu
Xem chi tiết
Lu Lu
Xem chi tiết
Phan Thị Minh Thái
Xem chi tiết
huỳnh hải dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Đặng Đình Trường Tam
Xem chi tiết
duc minh quan pham
Xem chi tiết
KHINH LINH TỬ MỘC TRÀ
Xem chi tiết
Kenneth Nguyễn
Xem chi tiết