Boss nào giỏi Lí zào quẩy chút ik ak :>>
Một ống hình chữ U đứng yên
a/ Mực mặt thoáng ở 2 nhánh như thế nào? vì sao?
b/ Nếu đổ lớp dầu cao 40mm vào nhánh trái thì mực mặt thoáng bên nào cao hơn? vì sao?
c/Tính độ chênh lệch mặt thoáng ở 2 nhánh
Ống thủy tinh hình chữ U có các nhánh hình trụ, dài, thành mỏng, chia vạch đặt thẳng đứng, chứa nước. Người ta đổ dầu có khối lượng riêng D2 vào nhánh B, chiều cao cột dầu là h2 = 10cm và mặt thoáng của dầu so với mặt thoáng của nước có độ cao chênh lệch là \(\dfrac{h_2}{5}\). Đổ tiếp một chất lỏng có khối lượng riêng D3 nhỏ hơn khối lượng riêng của nước và không hòa tan với nước vào nhánh A. Khi cột chất lỏng có chiều cao h3 = 5 cm thì mặt thoáng của nó có độ cao chênh lệch với mặt thoáng của dầu là Δh = 0,5cm. Cho khối lượng riêng của nước D1 = 1000kg/m3. Hãy :
a) Xác định khối lượng riêng D2 của dầu.
b) Xác định khối lượng riêng D3 của chất lỏng.
Đề bài sai, 2 tiết diện bằng nhau ko có chuyện chênh lệch được
một bình thông nhau có 2 nhánh đang chứa thủy ngân . người ta đổ vào nhánh trái 1 lượng nước sao cho mặt thoáng của 2 chất lỏng chênh nhau 1 khoảng là 5cm .a) tính chiều cao cột nước bên nhánh trái . b) để mực thủy ngân của 2 nhánh trở lại bằng nha người ta đổ thêm vào nhánh phải 1 lượng dầu tính độ cao cột dầu bên nhánh phải . cho biết tlr của thủy ngân là 136000N/m3 , nước là 10000N/m3 , dầu là 8000N/m3
Một bình thông nhau có ba nhánh đựng nước ; người ta đổ vào nhánh (1) cột thuỷ
ngân có độ cao h ( có tấm màng rất mỏng ngăn không cho TN chìm vào nước ) và đổ
vào nhánh (2) cột dầu có độ cao bằng 2,5.h .
a/ Mực chất lỏng trong nhánh nào cao nhất ? Thấp nhất ? Giải thích ?
b/ Tính độ chênh lệch ( tính từ mặt thoáng ) của mực chất lỏng ở mỗi nhánh theo h ?
c/ Cho dHg = 136000 N/m2 , dH2O = 10000 N/m2 , ddầu = 8000 N/m2 và h = 8 cm. Hãy
tính độ chênh lệch mực nước ở nhánh (2) và nhánh (3) ?
Bài làm :
a) Ta có :
dHg = 136000 Pa > dH2O = 10000 Pa > ddầu = 8000 Pa =>hHg < hH2O < hdầu
Giải thích : Vì áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao và trọng lượng riêng của chất lỏng mà trong bình thông nhau áp suất chất lỏng gây ra ở các nhánh luôn bằng nhau
b) Ta có hình vẽ :
Xét tại các điểm M , N , E trong hình vẽ, ta có :
PM = h . d1 (1) PN = 2,5h . d2 + h’. d3 (2) PE = h”. d3 (3) .Trong đó d1; d2 ; d3 lần lượt là trọng lượng riêng của thủy ngân , dầu và nước. Độ cao h’ và h” như hình vẽ .
+ Ta có :
=>h2,3 = (2,5h+h')-h"
c) Đọ chênh lệch mực nước là : h"-h'
Cho 1 bình thông nhau 2 nhánh như nhau đang chứa nước. Rót vào nhánh trái 1 lượng dầu thì mức chênh lệch mặt thoáng 2 nhánh là 10cm. Tính chiều cao dầu đã rót vào
cái đề này thiếu nhiều lắm nên mình lấy như sau
trọng lượng riêng của nước là \(dn=10000N/m^3\)
........................... của dầu là \(d=8000N/m^3\)
đổi \(10cm=0,1m\)
\(=>Pc=Pd\) (Pc: áp suất cột dầu , Pd: áp suất cột nước)
\(< =>d.h=dn.\left(h-0,1\right)\)
\(< =>8000.h=10000\left(h-0,1\right)=>h=0,5m\)
\(\)
một bình thông nhau hình chữ u mỗi nhánh 10000N/m^3.người ta đổ vào nhánh trái một lượng dầu có trọng lượng riêng 8000N/m^3 thì thấy mực nước chất lỏng trong 2 nhánh chênh nhau 1 đoạn 8cm.
a tính độ cao cột dầu nhánh trái
b khối lượng đã đổ vào nhánh trái
\(d_n=10000N/m^3\\ d_d=8000N/m^3\\ \Delta h=8cm=0,08m\)
Gọi \(p_A,p_B\) lần lượt là áp suất tại 2 điểm ngang bằng nhau tại nhánh phải và nhánh trái
\(p_A=p_B\\ \Leftrightarrow d_n.h_n=d_d.h_d\\ \Leftrightarrow d_n.\left(h_d-\Delta h\right)=d_d.h_d\\ \Leftrightarrow d_n.h_d-d_n.\Delta h=d_d.h_d\\ \Leftrightarrow h_d\left(d_n-d_n\right)=d_n.\Delta h\\ \Leftrightarrow h_d=\dfrac{d_n.\Delta h}{d_n-d_d}=\dfrac{10000.0,08}{10000-8000}=0,4\left(m\right)\)
b) Gọi \(S\left(m^2\right)\) là tiết diện của bình
Khối lượng dầu đổ vào:
\(m_d=D_d.V_d=D_d.S.h_d=800.S.0,4=320S\left(kg\right)\)
BÌnh thông nhau có 2 nhánh.Nhánh A đổ nước cao 0,4m,nhánh B đổ dầu cao 0,8m.Khi mở khóa chất lỏng chảy từ bình nào sang bình nào?Tìm độ chênh lệch mặt thoáng
Một ống chữ U chứa thủy ngân. Người ta đổ nước vào một nhánh ống, đến độ cao 10 cm a) tính độ chênh lệch mực thủy ngân trong hai nhánh b) sau đó người đổ cột dầu vào nhắn kia cho đến khi mực thủy ngân trong hai nhánh ngang bằng nhau. Tính chiều cao của cột dầu Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là dtn=136000N/m³ , trọng lượng riêng của nước là dn=10000N/m³ và trọng lượng riêng của dầu là do=8000N/m³
Một ống hình chữ U chứa thủy ngân. người ta đổ nước vào 1 nhánh ống đến độ cao 10,9cm so với mực thủy ngân của nhánh kia. Sau đó đổ vào nhánh kia 1 chất lỏng có khối lượng riêng là 800kg/m3. Cho đến lúc mực thủy ngân ở 2 nhánh là ngang nhau. Tính độ cao cột chất lỏng.(vẽ hình)
giúp mình gấp với:(((
Gọi \(h_n\) là mực cao nước; \(h_d\) là mực cao của dầu.
Trọng lượng riêng của thủy ngân là \(d=136000\)N/m3
\(d_n=10000\)N/m3; \(d_d=10D=10\cdot800=8000\)N/m3
Gọi h là độ chênh lệch của hai ống dầu và nước.
Đổ thêm 1 lượng chất lỏng để hai ống bằng nhau.
\(\Rightarrow\)Áp suất tại hai điểm đấy ống sẽ bằng nhau.
\(\Rightarrow P_A=P_B\)
\(\Rightarrow d_d\cdot h_d=d_n\cdot h_n+d\cdot h\)
\(\Rightarrow8000\cdot h_d=10000\cdot10,9\cdot10^{-2}+136000\cdot h\)
\(\Rightarrow8h_d=1090+136h\) (1)
Mà \(h_d=h_n+h=10,9+h\Rightarrow h=h_d-10,9\) (2)
Từ (1) và (2):
\(\Rightarrow8h_d=1090+136\cdot\left(h_d-10,9\right)\cdot10^{-2}\Rightarrow h_d=161,92\)cm