Em hãy nêu ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm qua đó thể hiện ước mơ gì của những người nghèo
Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.
Mỗi lần em bé quẹt diêm là mỗi lần ngọn lửa lấp lánh những ánh sáng diệu kì. Theo em, ngọn lửa diêm trong văn bản Cô bé bán diêm có những ý nghĩa gì?
(1) Là hình ảnh lấp lánh nhất đem đến những ước mơ diệu kỳ.
(2) Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
(3) Là hình ảnh sáng ngời vẻ đẹp nhân văn, thể hiện lòng nhân ái, nhân đạo của tác giả.
(4) là ánh sáng thắp lên để cầu mong sự giúp đỡ giúp cô bé bớt cô đơn
(2) Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
chọn 2 Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
Viết đoạn văn về ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm dựa vào gợi ý
-Cái chết là sự giải thoát cho cô bé khỏi cảnh nghèo đói
-Cái chết tố cáo sự nhẫn tâm của người cha
-Cái chết lên án sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng của người đời trước cái chết của cô bé đáng thương, khốn khổ
Em có nhận xét gì về nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm?
nguyên nhân: chết vì giá rét trong đêm giao thừa
ý nghĩa: truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh
theo em, tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm gì? và ý nghĩa của "cô bé bán diêm trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé
Cần gấp ạ!
-Tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm : số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp , có ước mơ về một mái ấm .
-Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé : phê phán sự vô tâm lạnh nhạt của người qua đường và sự bốc lột hành hạ của người cha
Nêu nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm
Em bé chết vì đói rét vì sự vô tâm của mọi người, đôi má hồng, đôi môi mỉm cười cách miêu tả của tác giá đã thể hiện sự cảm thông, thương yêu của tác giả dành cho nhân vật cô bé bán diêm. ...
Viết đoạn văn 7-9 câu nêu cảm nhận của em về ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm
Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Từ khóa tìm kiếm:
cảm nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm, cái chết của cô bé bán diêm có ý nghĩa gì, cái chết của cô bé bán diêm, suy nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, đoạn văn về cái chết của cô bé bán diêm
Bài làm
Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.
# Học tốt #
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
1.tóm tắt văn bản cô bé bán diêm
2.tìm những chi tiết nói về cái chết của cô bé bán diêm ? hình ảnhr đó gợi lên suy nghĩ gì ?
3. viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm.
các bnaj giúp mik nhé ! cảm ơn
Tham khảo
1. Truyện kể về cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, sống qua ngày nhờ công việc bán diêm. Trong đêm giao thừa rét buốt, em đầu trần chân đất lang thang trên phố chưa về. Vì em chưa bán được bao diêm nào, về sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Khi em quẹt que diêm thứ nhất, hiện ra trước mắt em một cái lò sưởi ấm áp. Que diêm thứ hai là một bàn ăn thịnh soạn. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp người bà nội mà em hết mực yêu quý. Trong em ngập tràn niềm hạnh phúc. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Rồi em thiếp đi. Sáng hôm sau, người ta thấy xác của em ở trên đường phố giá rét.
2.
3. Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Nêu nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm
Cô bé bán diêm mất là do: _ Bị bỏ đói, phải chịu cái rét thấy người
_Do những người xung quanh vô cảm, vô tâm đối với em
đó là 2 nguyên nhân chính. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Ý nghĩa:
Nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen say mê văn chương và có nhiều những tác phẩm nổi tiếng. “Cô bé bán diêm” là tác phẩm xuất sắc trên toàn thế giới. Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối. Truyện kể về cô bé mồ côi trong đêm giao thừa lạnh buốt bị bố bắt đi bán diêm. Cô sợ hãi không dám về vì chưa bán được bao nào về bố sẽ đánh. Cô ngồi nép ở góc tường quẹt hết bao diêm để được thấy bà. Sáng hôm sau cô đã chết vì bị cóng.
Qua cái chết thương tâm của cô bé nhà văn muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tính nhân đạo. Phê phán lên án cả một xã hội vô tâm ích kỉ trước cái chết của cô. Nhắc nhở mọi người cần yêu thương chăm sóc và quan tâm đến con trẻ. Trong cuộc sống này còn nhiều em nhỏ đáng thương bị bỏ rơi. Cô bé chết vì sự vô tâm của mọi người. Đôi má hồng đôi môi mỉm cười thể hiện sự cảm thông yêu thương của tác giả dành cho cô.
TL:
- Nguyên nhân dẫn đến sự ra đi đáng thương của cô bé bán diêm: Do thời tiết quá buốt giá, tuyết phủ dày đặc khiến cô bé đã chết vì giá rét.
- Ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm: Cô bé được thoát khỏi hoàn cảnh sống khó khăn, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa cô bé nữa...
_HT_
1.Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng
2.Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm
3.Qua những lần mộng tưởng, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của co bé bán diêm
4.Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa diêm trong việc xây dựng nhan vật và thể hiện chủ dề của truyện
1. Ý nghĩa: - là 1 kiệt tác
- cứu sống dk 1 co người
- được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt ( gió bão to, đêm lạnh buốt)
- dồn tình cảm yêu thương của cụ Bơ-men dành cho G
2.
sự có mặt của yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống. Với thủ pháp nghệ thuật này, O.Henry đã để lại cho đời Chiếc lá xanh - chiếc lá gieo mầm cho sự sống được vẽ bằng trái tim và tình yêu thương của con người. Có lẽ cũng vì vậy mà “Chiếc lá cuối cùng” đã trở thành một trong những câu chuyện hay nhất về vẻ đẹp của tình thương yêu giữa con người với con người mà O.Henry muốn gửi gắm tới độc giả.
Tìm hiểu các tác phẩm khác của O.Henry, ta thấy tác giả rất tài hoa trong việc sử dụng các yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên cho dù truyện có thể đề cập đến bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội. Chính yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống đã làm cho những câu chuyện của nhà văn trở nên hấp dẫn, lý thú.
3. Qua bài " cô bé bán diêm" cho e thấy vẻ đẹp bên trong tâm hồn ngây thơ trong sáng của cô bé. Cô mong ước dk sống vui vẻ và hạnh phúc bên gđ của mk, ( mk mới pk z hoy nha bạn )
4. ( k piết đúng k nha bạn )
ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa cho thấy khát vọng dk sống hạh phúc bên bà mẹ và tổ ấm gđ. 1 cuộc sông hạnh phúc vĩnh hằng bên bà và mẹ
CHÚC BẠN HỌC TỐT. CÓ LẼ 1 SỐ PHẦN KHÔNG ĐÚNG ĐÂU Ạ
1)
Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.