Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hoa thi
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
22 tháng 3 2023 lúc 22:38

Nguyễn Ái Quốc, được biết đến với tên gọi Ho Chi Minh, là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và chủ quyền cho Việt Nam. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đặc biệt trong việc thổi một làn gió mới vào phong trào đấu tranh cho tự do và độc lập của Việt Nam.

Với tư cách là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã lãnh đạo phong trào cách mạng tổng quát và phát triển nó thành một chủ nghĩa cách mạng tiên tiến. Ông đã xây dựng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định chính sách chiến lược, trực tiếp lãnh đạo những hoạt động cách mạng và tự mình kiên trì đấu tranh.

Đối với dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một biểu tượng của sự hy sinh để giành độc lập và tự do cho đất nước. Thông qua bài phát biểu nổi tiếng tại Hội nghị Thành chương, ông đã truyền tải thông điệp về sự đoàn kết và đấu tranh chống công nôn, đóng góp quan trọng vào việc đánh thức tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cũng là một nhà lãnh đạo tài ba, có khả năng liên kết các mạng lưới cách mạng trong và ngoài Việt Nam, giúp gia tăng sức mạnh cho cuộc đấu tranh độc lập chống thực dân Pháp.

Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn đóng một vai trò quan trọng đối với cả thế giới. Ông đã đưa ra những lời kêu gọi chống lại chủ nghĩa đế quốc và bảo vệ quyền tự determination, tạo ra ảnh hưởng to lớn tới các phong trào cách mạng ở các nước châu Á và châu Phi. Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đã giúp Việt Nam trở thành một phong trào cách mạng lớn và trở thành một địa điểm đáng chú ý trên sân khấu cách mạng thế giới.

Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945, với đóng góp của ông, Việt Nam đã đứng lên, khởi đầu cho hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Những nỗ lực của ông cũng giúp đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các nước châu Á và châu Phi.

Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
TRƯƠNG ĐỨC PHONG
27 tháng 5 2016 lúc 9:00

Ra đời Đạng Cộng Sản Việt Nam

Bảo Duy Cute
1 tháng 7 2016 lúc 11:45

A. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn

Nguyễn Hồng Nhung
1 tháng 7 2016 lúc 11:54

theo mik là d

hihi chúc pạn học tốt nhoa

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 7 2017 lúc 14:01

- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lenin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

- Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

- Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Năm 1929, ở Việt Nam ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì thống nhất ba tổ chức thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 1 2017 lúc 7:22

Đáp án D

Giai đoạn 1919 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngoài. Ở đây, Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc. Người đã viết những tờ báo như "Người cùng khổ", "Bản án chế độ thực dân Pháp" là những tiền đề quan trọng cho công tác chuẩn bị về chính trị, tư tưởng. Song để cho đường lối, tư tưởng đó được đông đảo quần chúng nhân dân tiếp nhận, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đó là những bước tiến quan trọng cho công tác thành lập Đảng sau này.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 1 2019 lúc 15:30

Đáp án D

Giai đoạn 1919 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngoài. Ở đây, Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc. Người đã viết những tờ báo như "Người cùng khổ", "Bản án chế độ thực dân Pháp" là những tiền đề quan trọng cho công tác chuẩn bị về chính trị, tư tưởng. Song để cho đường lối, tư tưởng đó được đông đảo quần chúng nhân dân tiếp nhận, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đó là những bước tiến quan trọng cho công tác thành lập Đảng sau này.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 4 2019 lúc 16:14

Chọn đáp án D

Giai đoạn 1919 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngoài. Ở đây, Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc. Người đã viết những tờ báo như "Người cùng khổ", "Bản án chế độ thực dân Pháp" là những tiền đề quan trọng cho công tác chuẩn bị về chính trị, tư tưởng. Song để cho đường lối, tư tưởng đó được đông đảo quần chúng nhân dân tiếp nhận, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đó là những bước tiến quan trọng cho công tác thành lập Đảng sau này.

Đinh trần tâm như
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 21:13

Trong quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đóng nhiều vai trò quan trọng:

 

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

 

- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:

 

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

 

+ Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.

 

+ Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

 

+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

 

+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

 

- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

 

+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng.

 

+ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 10 2017 lúc 3:27

Đáp án D

Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã:

Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá vào nhân dân, đã có những bài giảng cho thanh niên, trí thức yêu nước về lí luận giải phóng dân tộc để về nước truyền bá lại trong nhân dân -> thay đổi nhận thức của các giai cấp => phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Chuẩn bị về tổ chức: tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, từ tổ chức này sau đó đã phát triển va phân hóa thành ba tổ chức cộng sản khác nhau, đặt ra yêu cầu cần thống nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 5 2017 lúc 2:45

Đáp án D

Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã:

Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá vào nhân dân, đã có những bài giảng cho thanh niên, trí thức yêu nước về lí luận giải phóng dân tộc để về nước truyền bá lại trong nhân dân -> thay đổi nhận thức của các giai cấp => phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Chuẩn bị về tổ chức: tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, từ tổ chức này sau đó đã phát triển va phân hóa thành ba tổ chức cộng sản khác nhau, đặt ra yêu cầu cần thống nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất. 

Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 15:18

Tham khảo: 

Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này lại thất bại, song nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bằng lòng yêu nước mãnh liệt và tầm nhìn sáng suốt của mình, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục. Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927, những bài giảng của người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách mệnh.

Cùng với đó, Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí.

Trong những năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào “vô sản hoá” đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Với sự nhất trí cao, Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 15:19

Tham khảo

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Thư Phan
18 tháng 2 2022 lúc 15:19

Tham khảo

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.