Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 10 2018 lúc 9:34

-Khai thác nguồn lợi hi sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản

-Khng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục địa của nước ta.

Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 11:10

a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta

- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :

   + Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp  như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....

    + Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.

b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng

- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản

- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 12 2018 lúc 2:57

Đáp án B.

Giải thích: SGK/82, địa lí 11 cơ bản.

Lê Văn Cường
Xem chi tiết
Đặng Văn Mạnh
23 tháng 10 2016 lúc 22:38

- Các nước châu Á có nền kinh tế khá phát triển.

- Nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự đồng đều.

- Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Nhật Bản,

- Nhiều nước đang bắt đầu phát triển công nghiệp.

Nguyễn Trần Thành Đạt
23 tháng 10 2016 lúc 22:38

- Các nước châu Á có nền kinh tế khá phát triển.

- Nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự đồng đều.

- Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Nhật Bản,

- Nhiều nước đang bắt đầu phát triển công nghiệp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:46

Tham khảo:

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:26

Tham khảo:

Năm 1978 Trung Quốc thực hiện cải cách nền kinh tế, những thành tựu này đã giúp vị thế Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:

+ Có nguồn lực tự nhiên đa dạng

+ Cơ sở hạ tầng phát triển

+ Nhà nước có chính sách cải cách, chiến lược

 Chú trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ.

Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
29 tháng 1 2016 lúc 16:39

* Qua phân tích các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội ở TN ta thấy TN có những thế mạnh chính trong phát triển kinh tế xã
hội như sau:

-Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản

-thế mạnh phát triển thuỷ điện.

* Thế mạnh phát triển cây công nghiệp (giống như câu 2)
(bổ sung thêm vào ý cuối cùng.)
Các nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp :
chế biến cà phê hiện nay mới ở trình độ sơ chế chủ yếu ở Buôn ma Thuật và ngoài ra còn chế biến ở đà lạt, Plây cu.
- Chế biến cao su cũng sơ chế chủ yếu ở Plâycu, Buôn ma Thuật.
- Chế biến chè búp ở Bầu cạn, biển Hồ ở Gia lai và ở Bảo Lộc Lâm đồng.
Chế biến tơ tằm ở Bảo lộc, Lâm đồng, đã hình thành liên hợp chế biến tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á.

*Thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản.
- phát triển lâm nghiệp ở TN được coi như là một hướng mũi nhọn trong kinh tế TN. Vì phát triển lâmnghiệp ở TN có lien
quan tới hiệu quả kinh tế của nhiều ngành kinh tế khác trong cơ cấu kinh tế TN.

+ trước hết phát triển lâm nghiệp sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế rừng cao: do rừng của Tây nguyên được coi là có S lớn nhất cả
nước- Khoảng 3,3 tr ha rừng trong tổng số hơn 9 tr ha rừng cả nước.

+Rừng ở TN có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước 60% trong khi đó ở tây bắc chỉ có dưới 10%.

+S rừng ở TN so với các nước chiếm tới 36% trong khi đó Duyên hải miền Trung có nhiều rừng, nhưng chỉ chiếm 30%.

+Trữ lượng gỗ và sản lượng gỗ của TN hiện nay lớn nhất cả nước: trữ lượng gỗ có khoảng 180 tr m3 với sản lượng gỗ,
chiếm 52% sản lượng gỗ cả nước. Những chỉ tiêu đó khẳng định rằng rừng ở TN được coi là có thế mạnh nhất, có ý nghĩa nhất
trong cơ cấu kinh tế của TN và có S quy mô rừng lớn nhất cả nước.

+Rừng ở TN không những có S và trữ lượng lớn mà có nhiều loại gỗ quý đặc sản không vùng nào trong cả nước có cả (đó là
Cẩm lai, Giáng Hương Kiền, Kiền... ) trong đó nổi tiếng nhất là gỗ Cẩm Lai có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Trong rừng còn
có nhiều loại thú quý như Voi, Gấu, Bò tót, Tê Giác... mà các loài thú rừng quí hiếm này đang được bảo tồn ở khu vườn quóc gia
Cát Tiên và OK Đon (Đắc Lác). Như vậy, tài nguyên khoáng sản ở tây nguyên không những có giá trị kinh tế lớn mà còn có giá trị
về sinh thái, môi trường và du lịch.

+phát triển lâm nghiệp ở TN trên cơ sở có trữ lượng gỗ lớn như vậy, nên vùng này đã và đang hình thành nhiều liên hiệp
lâm nghiệp, công nghiệp có quy mô vào loại nhất cả nước, điển hình như liên hiệp EA Súp (Đắc Lắc) Kon Hà Nừng, Buôn Gia vằn
(Gia lai). Những liên hiệp lâm công nghiệp này phải gắn kết chặt chẽ giữa trồng rừng, tu bổ rừng, khoanh nuôi rừng và khai thác gỗ
lâm sản có kế hoạch cùng với các nhà máy chế biến. TN hiện nay vẫn là vùng cho sản lượng khai thác lớn nhất cả nước nhưng
nhiều năm qua sản lượng khai thác gỗ của TN có xu thế giảm dần. Nếu như thời kỳ 90- 95 sản lượng gỗ khai thác TB năm 700.000
m3 gỗ nhưng từ năm 95-99 sản lượng khai thác gỗ trung bình năm chỉ đạt 200- 300000 m3 gỗ, đó là kết quả của việc khai thác rừng
ở TN nhiều năm qua vẫn còn bừa bãi lãng phí.

Việc phát triển lâm nghiệp của TN ngoài ý nghĩa kinh tế to lớn như nêu trên còn có ý nghĩa to lớn là bảo vệ môi trường sinh
thái cho TN và cho DHNTB và ĐNB vì rừng của T N chính là rừng đầu nguồn của các sông Đồng Nai, sông Đà Rằng, sông La
Ngà. Cho nên, việc khai thác và bảo vệ rừng, trồng rừng ở TN có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền
Trung và ĐNB , Sự ảnh hưởng đó biểu hiện có tác dụng giữ cân bằng sinh thái điều tiết mực nước ngầm hạn chế xói mòn đất, hạn
chế lũ lụt ở Duyên hải NTB và TN cho nên phát triển lâm nghiệp ở TN không những có ý nghĩa kinh tế to lớn mà còn có tầm quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho cả NTB và ĐNB. Qua những điều phân tích trên chứng tỏ lâm nghiệp ở TN phải
được coi là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế .

-Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng ở TN cần phải thực hiện những hướng chính sau:

+ Phải ngăn chặn mọi hình thức khai thác rừng bừa bãi. Vận động dịnh canh định cư chống du canh, du cư, chống đốt rừng
làm rẫy. Phải đẩy mạnh trồng rừng kết hợp tu bổ, khoanh nuôi và tập trung đầu tư xây dựng nhiều lâm trường mới nhiều liên hiệp
lâm công nghiệp mới như Easup, Kon Ha Nừng...

+Qui hoạch mở rộng vườn quốc gia là qui hoạch vùng đệm ở các khu bảo tồn quốc gia này (Cát Tiênvà OKđôn)

+đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân, tạo cho đất có chủ.

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khảu gỗ tròn và tận dung các phế liệu của gỗ để sản
xuất hàng tiêu dùng và dồ mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị.

-Thế mạnh phát triển thuỷ điện: do TN có độ cao TB 400- 500 m trở lên mà từ TN, bắt nguồn nhiều sông chảy ra biển Đông
và chảy sang CPC như sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Xêxan, sông Xêrêpok... Do các sông này bắt nguồn từ độ cao lớn, nên
tạo ra trữ năng thuỷ điện lớn. Đây là vùng có trữ năng thuỷ điện lớn thứ 2 cả nước sau Tây bắc, chiếm 19% trữ năng cả nước. Vì
vậy, trên địa bàn TN và những vùng phụ cận cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và cỡ trung bình:
Thuỷ điện Ialy trên sông Xê san với công suất 700.000 kw;thuỷ điện Đrây H’Linh 12.000 kW trên sông Xêrêpok,thuỷ điện
đa nhim trên sông đa Nhim (Lâm đồng)

- Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà mày thuỷ điện là Bonzon và ĐạI Ninh

- Việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện ở TN sẽ đem lại nhiều ý nghĩa lớn : trước hết là cung cấp nguồn năng
lượng điện cho sự nghiệp công nghiệp hoá TN trong đó gắn chặt với triển vọng khai thác và chế biến quặng bô xít ở Lâm Đồng.
Đồng thời cũng là để điều tiết các nguồn nước tưới trên sông ngòi TN và tạo điều kiện giữ cân bằng hệ sinh thái và giảm sự khắc
nghiệt về thiếu nước vào mùa khô của TN.
 

Trần Duy Anh
Xem chi tiết
Mi Mi Lê Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Mạnh
5 tháng 5 2022 lúc 18:50
 

1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Bài làm:

*Những thuận lợi:

-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.

– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.

– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…

– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…

– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.