Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Chu Nam
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 3 2021 lúc 20:55

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

chicothelaminh
Xem chi tiết
nguyễn thị yến nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Nam
2 tháng 5 2018 lúc 21:16

1 . Đông Đô, Đông quan, Đông Kinh, Bắc Thành.

2.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

-Cách đánh độc đáo của Quang Trung:

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước. Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.

- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Nhớ like và theo dõi tui nha <3 iu lắm nà :3

Phuong Thao Nguyen Thi
Xem chi tiết
Anh Qua
8 tháng 11 2018 lúc 12:46

Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản.Giai cấp tư sản tiến hành cách mạng là để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chịu ảnh hưởng từ chế độ phong kiến (nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).

Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
12 tháng 11 2016 lúc 22:34

Nhận xét: Năm 1950, có 2 siêu đô thị là Niu I-oóc và Luân Đôn

Từ năm 1975, bắt đầu có thêm nhiều siêu đô thị, dân số từ đó tăng nhanh hơn.

Từ năm 1975 đến năm 2000, châu Á có dân số tăng cao, chủ yếu các siêu đô thị đều ở châu Á thời kì này.

Từ năm 1975 đến 2000, các siêu đô thị tập trung chủ yếu ở châu Á, châu Mĩ và châu Âu.

Nhật Hạ
Xem chi tiết
Hoàng Đạt
3 tháng 10 2018 lúc 19:44

1. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc, quyết tâm giành độc lập dân tộc và hoài bảo kiến thiết quê hương >>>... khắc phục khó khăn để học tập 
2. Chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, ko nên quá tin tưởng ngoại bang. Chủ nghĩa thực dân ko phải riêng 1 nước hay 1 khu vực mà là có sự cấu kết lẫn nhau trên khắp thế giới. Thái độ vị kỷ, hám lợi của 1 số nước đã trở thành 1 trong những nguyên nhân đẩy nhiều nước thuộc địa rơi vào cảnh bế tắc. Sự thất bại của phong trào Đông du đã cho thấy Phan Bội Châu tìm đúng đường nhưng sai hướng, Nhật Bản ko phải là nơi giúp ta tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (nhờ rút kinh nghiệm từ phong trào Đông du nên sau này Nguyễn Ái Quốc đã đi sang phương tây) 
4. Nhật Bản cũng là 1 nước châu Á nhưng nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị mà đã thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược và vươn lên trở thành cường quốc, Phan Bội Châu muốn học hỏi kinh nghiệm từ ng láng giềng này. 
Sâu xa hơn, có lẽ PBC còn muốn tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật - ng bạn cùng chung giống nòi Á Đông với Việt Nam trong cuộc chiến chống thực dân phương Tây.

Nguyễn Thị Mai Hương
3 tháng 10 2018 lúc 19:44

mình rút ra bài học rằng không nên tin đồng bọn của đối thủ ok nha bn.

Nhật Hạ
3 tháng 10 2018 lúc 19:53

viet mot doan van noi ve cong lao cua cu Phan Boi Chau

Dora Doraemon
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
19 tháng 9 2016 lúc 20:32

vi giai cap tu san giau co nhung ko co dia vi xa hoi

Đỗ Gia Ngọc
9 tháng 10 2016 lúc 18:42

Vì giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại không có địa vị xã hội phù hợp.

Chúc bạn học tốt.

Ngân Ngọc
29 tháng 12 2019 lúc 16:05

Giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp Quý tộc phong kiến vì: do chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

Nội dung:

- Lên án giáo Kitô

- Phê phán xã hội phong kiến

- Đề cao giá trị con người

Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi thu hoai
Xem chi tiết
nguyen thi vang
25 tháng 10 2018 lúc 22:36

cho biet su thanh lap dang cong san co tac dong nhu the nao den phong trao doc lap dan toc o cac nuoc dong nam a

- các Đảng Cộng Sản cùng các nước Đông Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

nguyenngocthuanh
26 tháng 10 2018 lúc 20:29

- Các Đảng Cộng Sản cùng các nước Đông Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

Nghiêm Việt Quang
Xem chi tiết