Hãy phân tích nỗi khát khao và niềm hạnh phúc khi đc trong lòng mẹ
bài thơ khi con tu hú thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày -chỉ rõ lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng thể hiện qua câu thơ nào? Phân tích câu thơ đó
viết đoạn văn khoản 10 đến 12 câu theo phép lập luận Tổng- phân- hợp, phân tích đoạn trích " trong lòng mẹ" ( Nguyên Hồng) để làm rõ nỗi xúc động, niềm khát khao cháy bỏng và cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại người mẹ thân yêu.
P/s: bạn nào đi ngang qua giúp mình với, mình cần gấp. xin cảm ơn trước :)
Sinh ra trên đời ai mà chẳng có mẹ, đc ở bên mẹ, đc hưởng tình yêu thương từ mẹ điều đó thật bình thường nhưng đối với bé Hồng thì điều đó là một sự lớn lao biết dường nào!Sống xa mẹ từ lúc còn thơ, Hồng sống với bà cô, với sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình.Nhưng ko phải khóc vì giận mẹ, mà khóc vì thương mẹ, em đã nghĩ :"đời nào lòng yêu thương mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm". Điều đó cho ta thấy đc em rất yêu thương mẹ, rất muốn giải thoáy cho mẹ khỏi những cổ tục đã đày đọa bà."giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Càng thương yêu mẹ bao nhiêu, em lại khao khát đc gặp mẹ bấy nhiêu. Và mẹ đã về vào thời khắc quan trọng nhất.Khi mẹ thấy mẹ, em đã cố gắng chạy theo đuổi kịp mẹ, nếu đó ko phải là mẹ thì "khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Ta thấy đc bé Hồng khao khát muốn đc gặp mẹ như thế nào.Ông trời của ko phụ lòng người, em đã đc gặp mẹ, đc hưởng tình yêu thương ấm áp của người mẹ. Em cảm thấy mẹ mình ko còn xơ xác như lời người cô mà "Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trong mej đẹp như thưở còn sung túc." Có lẽ bởi chính lòng yêu thương quá mãnh liệt đối với mẹ mà Hồng có những suy nghĩ như vậy.Em muốn mình đc bé lại để lăn vào lòng người mẹ, muốn đc bàn tay mẹ vuốt ve từ trán đến cằm và gãi rôm ở sống lưng cho. Mong muốn đó thật là dung dị nhưng với bé Hồng, điều đó thật lớn lao biết chừng nào! Với lòng yêu thương, kín trọng mẹ mình, Hồng rất yêu mẹ và mong muốn những hổ tục ko còn đày đọa mẹ mình. Đó là tình yêu thương của người con đối với mẹ mình, tình yêu thương đó thật cao cả thiêng liêng biết bao!
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông.Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích " Trong lòng mẹ" là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu để làm rõ nỗi xúc động, tủi hờn, niềm sung sướng, hạnh phúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ và được ở trong lòng mẹ. Trong đoạn có sử dụng một từ tượng hình và một câu bị động. (gạch chân, chỉ rõ)
Bài tập: viết một đoạn văn ( 10 đến 12 câu) phân tích niềm hạnh phúc vô bờ của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ . Cần gấp !!!
tham khảo nhé
Bé Hồng là nhân vật chính trong tác phẩm. Bé không được sống yên ổn trong mái ấm gia đình. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ vì cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực.
Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Tham khảo:
Tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về.
Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực. Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: "Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi!"
Tiếng gọi ấy bấy lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại nhưng đến nay đã bật lên thành tiếng thổn thức vừa mừng rõ sung sướng vừa vộ vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất.
Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cảm thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé ngờ không dám tin vào mắt mình nữa....
tham khảo
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.
Lòng thương mẹ của bé Hồng được thể hiện qua tâm trạng và hành động của bé trong lần gặp mẹ vào ngày giỗ bố. Chiều ấy lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ tình thương nhớ mẹ bao ngày dồn lại, là tiếng thổn thức tủi cực của trái tim con trẻ khao khát thương yêu. Tác giả đã miêu tả những cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì cố chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Lần này, bé Hồng khóc thành tiếng. Tiếng khóc trút bỏ những nỗi uất ức trong bao ngày xa mẹ, là tiếng khóc sung sướng được gặp lại mẹ thương yêu.
Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra những cảm giác ấm áp thiếu vắng bấy lâu nay lại mơn man khắp cả da thịt. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng. Mẹ vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.
Được gặp mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao, là một niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi của mẹ giống như một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là câu gì, chuyện gì. Ngay cả những lời cay độc của bà cô đã từng làm cho bé đau đớn, tủi cực… cũng chìm đi, biến mất. Bao trùm tâm trí bé là niềm hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát mẹ đến mức nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng như vậy khi được gặp lại mẹ mình.
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã mở ra trước mắt chúng ta thế giới tâm hồn phong phú của một cậu bé bất hạnh. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời. Cho dù cảnh ngộ có éo le đến mấy thì cũng không thể chia cắt được tình cảm mẹ con. Chúng ta càng thêm thương, thêm quý bé Hồng và càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
Bài thơ ''Khi con tu hú'' đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao cháy bỏng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ
Tham khảo:
Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm "Khi con tu hú" là một trong những sáng tác được đánh giá cao. Tác phẩm được ông sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Tác phẩm diễn tả nỗi khổ của người cách mạng, càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục.
Nhan đề "Khi con tu hú" của bài thơ không chỉ nói đến thời gian mà còn ẩn ý là một thời điểm bừng lên của thiên nhiên tạo vật bên cạnh đó chỉ khát khao hoạt động cách mạng của con người. Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ đến nhà thơ bởi lẽ nó báo hiệu một mùa hè đến và là biểu tượng cho sự bay nhảy được tự do, do đó có ảnh hưởng lớn đến nhà thơ khi đang bị giam cầm.
Tiếng chim tu hú vọng qua thanh sắt len lỏi vào trong tâm hồn tâm trạng buồn bã của nhà thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chim đương chín trái cây ngọt dần
Con chim tu hú đánh thức tâm hồn nhà thơ khi "lúa chiêm đang chín"còn trái cây thì "ngọt dần". Ta thấy tác giả nói "đương chín"chứ không phải là đang chín trái cây ngọt dần chứ không phải là đãngọt. Dường như mùa hè đang đến dần, nhà thơ muốn nó đừng trôi qua nhanh mà hãy chậm rãi nhà thơ muốn níu giữ từng chút một thời gian. Nhưng đâu chỉ có thế tiếng chim gọi lên một bầu trời tràn ngập màu sắc và âm thanh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng vàng
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trong bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày, màu của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống, khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động cụ thể gợi cảm các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt phép liệt kê được vận dụng để tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú và khát khao của tuổi trẻ. Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cảnh lao tù ấy đã thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất phong phú rung động mãnh liệt đối với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó tha thiết với quê hương ruộng đồng.
Giọng thơ từ nhung nhớ tha thiết chuyển sang uất ức trong những câu thơ tiếp theo:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu
Mùa hè đã đến trong thiên nhiên cảnh vật và đất trời quê hương Việt Nam. Mùa hè đến dậy trong lòng bao thôi thúc giục giã. Mùa hè đất trời lại tiếp tục len lỏi vào tâm hồn nhà thơ thúc giục tinh thần thoát khỏi nhà lao ra hòa nhập với thiên nhiên đất trời bay nhảy cùng chim muông cảnh vật. Bao âm thanh giục giã khiến nhà thơ muốn "đập tan phòng" đập tan song sắt, xà lim chật chội để ra ngoài giải phóng mình. Lòng uất hận đang dâng trào khiến nhà thơ chỉ muốn thoát khỏi sự chật chội ấy để ra ngoài thiên nhiên rộng lớn. Tiếng chim tu hú tạo một nghịch trạng trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản. Mùa hè tràn đầy sức sống đang đến vậy mà nhà thơ lại bị giam cầm tù đầy. Ngoại cảnh tác động vào con người khiến con người bức bối ngột ngạt muốn vùng vẫy tung phá. Nhưng thực tế không thể làm được nên phải thốt lên thành lời than, đó chính là biểu hiện của niềm khao khát tự do khao khát hoạt động cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Tiếng chim tu hú kia dường như là tiếng đời tiếng cách mạng đang gọi nhà thơ giục giã lên đường kháng chiến phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tiếng chim tu hú gọi bầy tha thiết gợi ra một không gian thế giới bao la vô cùng sinh động. Nhưng thế giới ấy càng rộng lớn bao la rực rỡ bao nhiêu càng khiến cho người tù cảm thấy chật chội khó chịu bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của thiên nhiên mời gọi nhà thơ nhưng tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú mỗi lần cất lên lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như lúc đầu tiếng chim tu hú mở ra một khung trời thiên nhiên rộng lớn bao la với đủ màu sắc âm thanh hình ảnh của cuộc sống thường nhật khi mùa hè đến trên khắp quê hương Việt Nam nhưng tiếng chim tu hú sau đó lại khiến cho tâm trạng nhà thơ cảm thấy ngột ngạt khó chịu chỉ muốn thoát ra khỏi thế giới ngục tù ấy một cách nhanh chóng. Nhưng hiện thực lại không thể thoát khỏi chốn lao tù đã khiến tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực dọc khó chịu.
Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài thơ là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đông quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.
hãy chứng minh rằng : bài thơ khi con tu hú của tố hữu đã thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát đc tự do cháy bỏng của ng chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù đày
Tham khảo:
Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền.
+ Niềm vui sướng và hạnh phúc của cậu bé hồng sau khi gặp mẹ : cậu cảm giác như thế nào? Cậu ngắm nhìn mẹ ra sao? Cậu suy nghĩ như thế nào? (Chú ý phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn văn)
- Trong VB " Trong lòng mẹ " của tác giả Nguyên Hồng nha
giúp mình với , mình cần gấp ạ ! cẻm ơn trc nhen :3
'' ngày xưa có 2 mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc . Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khao khát đc ăn quả táo thơm ngon . Người con đã ra đi và cuối cùng anh mang đc quả táo về biếu mẹ "
dựa vào lời tóm tắt trên ,em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó
mk đang cần gấp
Ngày xưa , ở một ngôi làng nọ có hai mẹ con sống rất hạnh phúc . Bà mẹ làm lụng chăm chỉ để nuôi con khôn lớn . Ngày tháng thoi đưa , thấm thoắt người con đã trưởng thành . Còn người mẹ thì ngày một già yếu . Một hôm , bà lão bị bệnh rất nặng . Bà nói với con trai rằng : " Ôi ... con ơi , mẹ cảm thấy rất mệt , nhưng mẹ chỉ muốn ăn một trái táo thơm ngon . Nếu con thương mẹ , con hãy đi tìm trái táo về cho mẹ , để mẹ thoả lòng mà nhắm mắt " . Người con vâng lời mẹ . Sáng hôm sau , anh quyết định nhờ bà con lối xóm chăm sóc cho mẹ của mình để mình được yên tâm lên đường . Người con bịn rịn : " Cháu nhờ các bác , các cô chú chăm nom mẹ cháu giùm . Cháu sẽ cố gắng lên đường tìm trái táo thơm ngon nhất về cho mẹ của cháu " . Nói rồi , chàng trai dặn dò mẹ , một lúc sau thì lên đường .
Trên đường đi tìm trái táo , người con vừa lo cho mẹ , vừa cố gắng đi tìm . Anh đi mãi , đi mãi , lâu lắm mà vẫn chưa tìm được một trái táo nào . Bỗng nhiên , anh lạc vào một khu rừng . Anh hốt hoảng , hoang mang , không biết đi về đâu , bỗng nhiên xuất hiện một người con gái cùng với một chú sóc nhỏ . Cô gái ấy là con của Thần Rừng . Cô hỏi han anh ân cần , rồi chỉ tay về hướng Tây và nói : " Anh hãy đi theo đường mà tay tôi chỉ , đến đó sẽ gặp một ngôi làng nhỏ . Trong làng có một bà lão trạc 80 tuổi . Bà ấy sẽ ngồi đợi anh đến để đưa trái táo . Hãy đi nhanh kẻo muộn " . Nói xong , cô gái biến mất . Chàng trai nghe theo lời . Đến một ngôi làng , chàng trai đinh ninh rằng đây chắc chắn là ngôi làng mà cô gái nhắc tới . Chưa kịp bước chân , anh đã thấy một đám thanh niên tay cầm mác , chĩa vào người anh . Một chàng trai trong đám thanh niên cất lời : " Hỡi chàng trai , anh định đi đâu , làm gì ở đây ? " . Chàng trai đáp : " Tôi được một cô gái chỉ đến nơi đây để tìm trái táo , nếu được các anh hãy cho tôi đến nơi có một bà lão trạc 80 tuổi ". Các chàng trai tỏ ý thân thiện , bảo chàng trai đi theo . Đến một căn nhà nhỏ nằm sát bờ suối , chàng trai đi vào và cất tiếng hỏi : " Bà lão ơi , con đến đây tìm táo về cho mẹ ạ " . Bà lão xuất hiện : " Ta đã chờ con lâu lắm rồi . Bây giờ , con hãy đi ra vườn , tìm trái táo to nhất ta đã dành cho con về đưa cho mẹ " . Chàng trai nhanh nhẹn đi ngay . Ra vườn , chàng trai thấy có một trái táo màu đỏ , trông đẹp mắt đến lạ . Chàng vội hái trái táo , chạy vào nhà định cảm ơn bà lão thì chẳng thấy bà đâu . Chàng trai gọi nhưng bà không thưa . Thấy vậy , chàng để lại một ít gạo cho bà và lại trở về nhà .
Về đến nhà , chàng trai reo lên : " Mẹ ơi , con đã tìm được trái táo rồi mẹ ạ " . Bà mẹ nghe thấy , mừng rỡ . Chàng trai vội đưa trái táo cho mẹ . Ăn xong , bà lão khoẻ mạnh trở lại . Từ đó hai mẹ con bà sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi .
Các bạn thấy đấy , chàng trai trong câu chuyện này thật hiếu thảo phải không nào ? . Chỉ vì mẹ muốn ăn trái táo mà chàng đã không ngại khó đi tìm về cho mẹ . Quả là người tốt luôn luôn được những người khác giúp đỡ . Chúng ta nên học theo anh chàng trong câu chuyện này nhé .
Ngày xưa , ở một ngôi làng nọ có hai mẹ con sống rất hạnh phúc . Bà mẹ làm lụng chăm chỉ để nuôi con khôn lớn . Ngày tháng thoi đưa , thấm thoắt người con đã trưởng thành . Còn người mẹ thì ngày một già yếu . Một hôm , bà lão bị bệnh rất nặng . Bà nói với con trai rằng : " Ôi ... con ơi , mẹ cảm thấy rất mệt , nhưng mẹ chỉ muốn ăn một trái táo thơm ngon . Nếu con thương mẹ , con hãy đi tìm trái táo về cho mẹ , để mẹ thoả lòng mà nhắm mắt " . Người con vâng lời mẹ . Sáng hôm sau , anh quyết định nhờ bà con lối xóm chăm sóc cho mẹ của mình để mình được yên tâm lên đường . Người con bịn rịn : " Cháu nhờ các bác , các cô chú chăm nom mẹ cháu giùm . Cháu sẽ cố gắng lên đường tìm trái táo thơm ngon nhất về cho mẹ của cháu " . Nói rồi , chàng trai dặn dò mẹ , một lúc sau thì lên đường .
Trên đường đi tìm trái táo , người con vừa lo cho mẹ , vừa cố gắng đi tìm . Anh đi mãi , đi mãi , lâu lắm mà vẫn chưa tìm được một trái táo nào . Bỗng nhiên , anh lạc vào một khu rừng . Anh hốt hoảng , hoang mang , không biết đi về đâu , bỗng nhiên xuất hiện một người con gái cùng với một chú sóc nhỏ . Cô gái ấy là con của Thần Rừng . Cô hỏi han anh ân cần , rồi chỉ tay về hướng Tây và nói : " Anh hãy đi theo đường mà tay tôi chỉ , đến đó sẽ gặp một ngôi làng nhỏ . Trong làng có một bà lão trạc 80 tuổi . Bà ấy sẽ ngồi đợi anh đến để đưa trái táo . Hãy đi nhanh kẻo muộn " . Nói xong , cô gái biến mất . Chàng trai nghe theo lời . Đến một ngôi làng , chàng trai đinh ninh rằng đây chắc chắn là ngôi làng mà cô gái nhắc tới . Chưa kịp bước chân , anh đã thấy một đám thanh niên tay cầm mác , chĩa vào người anh . Một chàng trai trong đám thanh niên cất lời : " Hỡi chàng trai , anh định đi đâu , làm gì ở đây ? " . Chàng trai đáp : " Tôi được một cô gái chỉ đến nơi đây để tìm trái táo , nếu được các anh hãy cho tôi đến nơi có một bà lão trạc 80 tuổi ". Các chàng trai tỏ ý thân thiện , bảo chàng trai đi theo . Đến một căn nhà nhỏ nằm sát bờ suối , chàng trai đi vào và cất tiếng hỏi : " Bà lão ơi , con đến đây tìm táo về cho mẹ ạ " . Bà lão xuất hiện : " Ta đã chờ con lâu lắm rồi . Bây giờ , con hãy đi ra vườn , tìm trái táo to nhất ta đã dành cho con về đưa cho mẹ " . Chàng trai nhanh nhẹn đi ngay . Ra vườn , chàng trai thấy có một trái táo màu đỏ , trông đẹp mắt đến lạ . Chàng vội hái trái táo , chạy vào nhà định cảm ơn bà lão thì chẳng thấy bà đâu . Chàng trai gọi nhưng bà không thưa . Thấy vậy , chàng để lại một ít gạo cho bà và lại trở về nhà .
Về đến nhà , chàng trai reo lên : " Mẹ ơi , con đã tìm được trái táo rồi mẹ ạ " . Bà mẹ nghe thấy , mừng rỡ . Chàng trai vội đưa trái táo cho mẹ . Ăn xong , bà lão khoẻ mạnh trở lại . Từ đó hai mẹ con bà sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi .
Các bạn thấy đấy , chàng trai trong câu chuyện này thật hiếu thảo phải không nào ? . Chỉ vì mẹ muốn ăn trái táo mà chàng đã không ngại khó đi tìm về cho mẹ . Quả là người tốt luôn luôn được những người khác giúp đỡ . Chúng ta nên học theo anh chàng trong câu chuyện này nhé .
phân tích phần cuối của đoạn trích "Trong lòng mẹ" để lm nổi bật tâm trạng hạnh phúc và sung sướng đến tột đỉnh của chú bé Hồng khi đc sống trg vòng tay ng mẹ
(mik là ng mới giúp mik nha! Cần gấp)